Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ chắc hẳn là thông tin mà những người bị trĩ, đặc biệt là dân văn phòng đứng ngồi không yên đi tìm kiếm. Dạo gần đây, tỷ lệ mắc phải bệnh trĩ ngày tăng cao, một phần bởi tính chất công việc khiến họ phải ngồi dài cả một ngày tại văn phòng. Vậy làm sao để phòng tránh bệnh trĩ đây? Tư thế nào sẽ tốt cho người bị trĩ đây?
Tại sao ngồi nhiều lại bị trĩ ?
Trước khi đi tìm thông tin về tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ thì bạn đọc cần nên biết được rằng tại sao ngồi nhiều có thể bị trĩ. Đầu tiên, trĩ là một căn bệnh phiền toái mà không ai muốn mắc phải, tuy nhiên lại là căn bệnh phổ biến rất dễ xảy ra với những người ngồi nhiều. Việc ngồi yên, lâu dài khoảng 7-8 tiếng, gây ra áp lực trực tiếp lên các dây tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Lâu dần, sức ép này làm căng và giãn tĩnh mạch, vậy nên búi trĩ được hình thành từ đây.
Ngoài ra, quá trình ngồi lâu, ít vận động làm máu khó lưu thông hơn bình thường. Và khi máu lưu thông kém, các búi trĩ có thể bị tích tụ máu, dẫn đến tình trạng phát triển nhanh hơn. Xảy ra tình trạng sa búi trĩ cũng như các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn. Có thể thấy là nhân viên văn phòng phải ngồi rất nhiều và ít khi hoạt động mạnh nên nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng cao hơn.

Ngồi sai tư thế có làm bệnh trĩ nặng hơn không ?
Nhiều người chưa biết sự quan trọng về tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ. Tư thế ngồi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và điều trị bệnh trĩ. Việc duy trì một tư thế ngồi không đúng hoặc ngồi quá lâu có thể tạo áp lực lớn lên khu vực hậu môn – trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cản trở tiêu hoá: Việc ngồi quá lâu ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hoá, gây ra các biểu hiện như ợ hơi, chướng bụng,..Sự áp lực lên khoang bụng khiến chức năm co bóp tiêu hoá không được hoạt động suôn sẻ.
- Cản trở lưu thông máu: Khi ngồi lâu và ngồi sai tư thế không được kiểm soát, toàn bộ trọng lượng cơ thể tập trung lên vùng thắt lưng và hông. Đồng thời, việc giữ nguyên tư thế khiến hai chân ít vận động, làm áp suất trong các tĩnh mạch chân không thay đổi. Điều này gây cản trở lưu thông máu trong các tĩnh mạch và khiến máu khó quay trở về tim. Kết quả là máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch, gia tăng áp lực, làm các tĩnh mạch yếu.
- Áp lực tăng: Vẫn phải dành một khoảng thời gian dài của một ngày để ngồi nên người bệnh có xu hướng căng thẳng. Quá trình điều trị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày khiến họ cảm thấy bức bối, thậm chí là trầm cảm
- Tăng nguy cơ biến chứng: Các búi trĩ vẫn phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể trong thời gian dài nên vẫn có xu hướng phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vấn đề khác: Ngoài những vấn đề trên, còn có một số căn bệnh liên quan như rối loạn chức năng hậu môn, đại tiện mất kiểm soát,….

Các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ
Biết rằng ngồi lâu mà không vận động không hề tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên một phần vì tính chất công việc nên mọi người sẵn sàng chấp nhận. Nhưng, điều gì cũng có những biện pháp nhất định, nếu mọi người biết những tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ hay ghế ngồi cho người bệnh trĩ thì hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát tình hình sức khoẻ của chính bản thân. Dưới đây là một số lưu ý về tư thế ngồi mà người bệnh nên học hỏi theo:
1. Cách ngồi khi đi vệ sinh
Thông thường, mọi người đi vệ sinh chỉ đơn giản là ngồi bệt xuống bồn cầu. Nhưng đối với bệnh nhân trĩ, tư thế ngồi sẽ hơi khác biệt. Với họ, ngồi xổm là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi ngồi xổm sẽ dễ dàng khiến phân ra khỏi đường tiêu hoá, giảm bớt sự áp lực lên các búi trĩ. Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các búi trĩ.
Vậy ngồi xổm khi đi vệ sinh như thế nào? Hiện nay, đa số các phòng vệ sinh đều sử dụng bồn cầu bệt nên việc phải ngồi xổm khi đi vệ sinh là thắc mắc lớn. Để có thể ngồi đúng tư thế này, người bệnh hãy chuẩn bị cho mình một cái bệt thấp hoặc một cái ghế thấp mỗi khi đi vệ sinh. Tư thế ngồi cho người bệnh trĩ cụ thể như sau:
- Kê ở dưới chân khi đi đại tiện
- Người hơi đổ về phía trước
- Để ngực chạm vào đầu gối, tưởng tượng cơ thể đang tạo thành chữ V
Tư thế ngồi này giúp góc hậu môn được mở rộng hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho phân đi ra và giảm sức ép lên hậu môn. Ngoài những lưu ý về tư thế ngồi, còn có những thói quen xấu nhiều người mắc phải khi đi vệ sinh mà khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Sử dụng thiết bị điện tử: Có thể nói rằng các loại thiết bị điện tử là vật bất ly thân của nhiều người. Nhưng đối với những trường hợp bệnh trĩ, hạn chế việc ngồi quá lâu để đi vệ sinh. Ngồi lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, như vậy chỉ khiến bệnh trĩ thêm nặng
- Nhịn khi có cơn đi vệ sinh: Một thói quen khác cũng khá phổ biến. Đừng cố gắng kiểm soát cơn buồn đi vệ sinh của của bản thân. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón.
- Vệ sinh hậu môn: Lưu ý dùng lực vòi xịt thật nhẹ nhàng mỗi khi vệ sinh sau khi đi đại tiện. Tránh làm tổn thương búi trĩ

2. Cách ngồi khi làm việc khi bị trĩ
Tư thế ngồi rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh trĩ, một tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ ngoài hạn chế ảnh hưởng tiêu cực mà còn giúp hạn chế những bệnh lý khác như bệnh xương khớp,…
- Ngồi thẳng lưng:Giữ lưng thẳng và vai thả lỏng trong quá trình ngồi. Đưa mông sát vào lưng ghế để hạn chế lực lên vùng hông. Hạn chế cúi gập người hoặc ngửa ra phía sau quá nhiều
- Thay đổi tư thế thường xuyên:Tránh ngồi quá lâu, nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 đến 60 phút để tăng cường chức năng tuần hoàn máu. Đơn giản là đi bộ loanh quanh hoặc có thể giãn cơ một chút
- Đặt chân thoải mái: Hai chân đặt song song, vuông góc với mặt đất. Lưu ý không ngồi bắt chéo chân hay ngồi co chân lên ghế vì điều này sẽ làm cản quá trình lưu thông máu.

3. Ghế cho người bệnh trĩ
Đối với những người phải ngồi từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày, hãy đầu tư một chiếc gối ngồi cho người bệnh trĩ để kê ở mông. Loại gối này có hình dạng như một chiếc bánh donut, thiết kế tròn có lỗ rỗng ở giữa. Loại thiết kế này giới hạn sự tiếp xúc của búi trĩ lên bề mặt cứng, tránh chèn ép gây ra sự đau đớn, thậm chí còn giúp cho tình trạng bệnh không bị nặng hơn.
Hãy chọn loại gối ngồi có chất lượng cao, mềm mại, đàn hồi tốt, không dễ bị xẹp. Để chắc chắn hơn về sự lựa chọn, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn
Điều trị dứt điểm bệnh trĩ bằng phương pháp khoa học
Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ là kiến thức cần phải biết để hạn chế những hệ quả tiêu cực và cũng như là để hỗ trợ quá trình chữa bệnh trĩ xảy ra trơn tru nhất. Bệnh trĩ cần phải được thăm khám để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất
Hiện nay, có nhiều phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh trĩ, trong đó có phương pháp HCPT II. Ứng dụng công nghệ sóng điện cao tần để định vị chính xác búi trĩ, giúp loại bỏ chúng một cách an toàn và nhẹ nhàng. Đây là phương pháp hiện trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều bác sĩ chuyên khoa
Phương pháp HCPT II là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như giảm đau đáng kể trong quá trình thực hiện, hạn chế tối đa biến chứng và không yêu cầu bệnh nhân phải nằm viện. Quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, đồng thời thời gian phục hồi sau thủ thuật cũng rất ngắn, giúp người bệnh sớm quay trở lại với các hoạt động sinh hoạt bình thường mà không gặp quá nhiều bất tiện.
Để điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp hiện đại như HCPT II, người bệnh có thể lựa chọn Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại 193C1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện hàng đầu cả nước. Hơn nữa, phòng khám còn sở hữu hệ thống thiết bị y tế tiên tiến, nhập khẩu từ các quốc gia có nền y học phát triển, đảm bảo mang lại chất lượng dịch vụ điều trị tối ưu.

Lưu ý gì cho người bị trĩ giúp phòng và chữa hiệu quả
Ngoài những kiến thức về tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ, người bệnh nên kết hợp cùng những thói quen sinh hoạt khoa học để giúp cải thiện tình hình càng sớm càng tốt. Những thói quen đó giúp làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh và tặng cường hiệu quả trong khi điều trị
- Tăng cường vận động: Ngồi lâu thực sự không tốt, hãy dành một chút thời gian cho vận động. Không cần vận động nặng, chỉ cần vận động nhẹ nhàng như đi bộ. Vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm bớt gánh nặng cho vùng hậu môn
- Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ: Giữ sạch sẽ là điều kiện kiên quyết để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương. Hãy để vùng hậu môn của bản thân luôn được khô ráo. Ngoài ra có thể dùng khăn ẩm không mùi để vệ sinh thay vì giấy cuộn vệ sinh thông thường. Lựa chọn bộ quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại
- Ăn uống khoa học: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh trĩ. Đảm bảo các bữa ăn đều được thiết kế khoa học với đầy đủ chất xơ, chất đạm, ít nhất từ 25 đến 30 gam. Ngoài ra, cần bổ bổ sung chất khoáng và nước cho cơ thể. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế căng thẳng: Giữ cho bản thân một tinh thần tích cực, như vậy quá trình điều trị sẽ diễn ra suôn sẻ hơn cũng như đạt hiệu quả cao nhanh hơn. Bên cạnh đó hãy cân đối thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Tư thế nằm: Chú ý không nằm ngửa để tránh tạo áp lực lên các búi trĩ. Hãy nằm nghiêng qua hai bên trái phải để hạn chế tối đa nhất những tác động lực của cơ thể.
Tóm lại, khi bị trĩ người bệnh cần biết được tư thế ngồi tốt nhất cho người bệnh trĩ để giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ. Và việc ngồi đúng tư thế chỉ giúp hỗ trợ không làm tình trạng bệnh thêm nặng cũng như hỗ trợ trong quá trình phục hồi sau điều trị. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Trả lời