Trĩ được xem là bệnh lý phổ biến ở hậu môn – trực tràng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người mắc. Trong đó, trĩ được chia thành hai loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại, mỗi loại có đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Việc phân biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại không chỉ giúp người bệnh nhận biết sớm tình trạng của mình mà còn có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy liệu căn bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào? Đáp án sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!
Thông tin chung về bệnh lý trĩ
Trước khi đi vào tìm hiểu việc trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào trước hết mọi người cũng cần phải nắm rõ khái niệm về căn bệnh này. Theo thống kê, khoảng 75% dân số thế giới có khả năng mắc bệnh trĩ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng đặc biệt thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 45 đến 65.

Bệnh trĩ hình thành do sự sưng tấy của các mao mạch ở phần cuối của trực tràng, xung quanh hậu môn. Khi áp lực tăng lên, các mao mạch này sẽ bị ứ máu, dẫn đến cảm giác đau và khó chịu, nhất là khi người bệnh ngồi hoặc đi đại tiện.
Tùy theo vị trí phát sinh, bệnh trĩ được chia thành hai loại chính:
- Trĩ ngoại: Là tình trạng các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị sưng phồng, gây cảm giác đau, ngứa và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.
- Trĩ nội: Xảy ra bên trong trực tràng, thường gây chảy máu mà không đau. Khi búi trĩ phát triển lớn đến mức lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Táo bón: Việc phải rặn mạnh khi đi đại tiện do táo bón mãn tính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ. Áp lực gia tăng trong quá trình rặn khi đi cầu làm suy yếu các mô nâng đỡ tĩnh mạch, lâu dần gây giãn ra và hình thành búi trĩ.
- Ngồi lâu: Ngồi trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu tại khu vực hậu môn và trực tràng. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho sự ứ trệ máu và hình thành búi trĩ.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy mãn tính có thể gây kích ứng cũng như gia tăng nguy cơ viêm niêm mạc hậu môn và trực tràng và tổn thương mô và hình thành búi trĩ.
- Mang thai: Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ tạo ra áp lực tăng lên ở vùng bụng, điều này có thể dẫn đến việc gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, từ đó gây ra bệnh trĩ.
Đọc thêm: Khám phá phác đồ điều trị trĩ nội tiên tiến nhất hiện nay
Cụ thể trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?
Dù đều là những bệnh lý điển hình ở hậu môn nhưng rất nhiều người hiện vẫn có chung thắc mắc về việc trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào. Dưới dây được xem là những điểm khác biệt mà bạn không nên bỏ qua:
Vị trí xuất hiện
- Trĩ nội: Xuất hiện bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược, do đó ban đầu người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ.
- Trĩ ngoại: Hình thành bên ngoài hậu môn, phía dưới đường lược nên người bệnh có thể nhìn thấy hoặc sờ phải.

Dấu hiệu bệnh điển hình
Trĩ nội
- Giai đoạn đầu không gây đau, chỉ có dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện.
- Khi bệnh tiến triển, búi trĩ có thể sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên được (giai đoạn 2).
- Ở giai đoạn 3, búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự co lên được mà mọi người phải dùng tay đẩy vào gây ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của mọi người.
- Khi chuyển biến tới giai đoạn 4, những búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và không thể đẩy lại được.
Trĩ ngoại
- Do búi trĩ nằm ngoài hậu môn nên có thể cảm nhận thấy ngay từ đầu.
- Gây đau rát, khó chịu, đặc biệt khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện.
- Búi trĩ có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy hoặc hình thành cục máu đông, gây đau đớn dữ dội.
- Ít gây chảy máu hơn so với trĩ nội.
Mức độ nguy hiểm của bệnh
Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì việc trì hoãn điều trị bệnh cũng được xem là hết sức nguy hiểm. Bởi trĩ vốn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở hậu môn. Việc trì hoãn hoặc điều trị bệnh sai cách sẽ có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
- Thiếu máu là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ, với tình trạng chảy máu khi đại tiện. Ban đầu máu có thể chảy nhỏ giọt nhưng bệnh trĩ càng nặng máu có thể chảy thành tia. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ thiếu máu trầm trọng.
- Hiện tượng nghẹt búi trĩ ngoại cũng có thể xảy ra khi các búi trĩ nằm bên ngoài tiềm ẩn khả năng tắc nghẽn tĩnh mạch, dẫn đến áp lực tăng cao tại các búi trĩ và hình thành cục máu đông, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu cho người bệnh.
- Việc các búi trĩ sa ra ngoài có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn ở khu vực hậu môn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm và tình trạng ngứa rát vùng hậu môn.
- Ngoài ra, những triệu chứng của bệnh trĩ cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục. Cảm giác khó chịu và nặng nề khiến người bệnh tự ti và không thoải mái khi ở bên bạn tình, dần dần có thể làm mất đi khoái cảm trong quan hệ.
- Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nếu để lâu không chỉ gây đau đớn và ngứa ngáy cho người bệnh, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Những cơn đau tại hậu môn có thể tạo ra cảm giác lo lắng, căng thẳng, và khiến tinh thần người bệnh trở nên bất ổn, dễ cáu gắt và khó chịu.
- Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại là nguy cơ phát triển thành ung thư trực tràng, một tình trạng đáng lo ngại mà người bệnh cần đặc biệt chú ý.
Đọc thêm: Chuyên gia khuyên bệnh trĩ nội nên uống thuốc gì hiệu quả nhất
Đi tìm phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn 2025
Sau khi có đáp án về việc trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào việc mà mọi người cần quan tâm tiếp theo chính là phương pháp điều trị bệnh trĩ. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số phương pháp chữa trĩ phổ biến hiện nay:
Loại bỏ bệnh trĩ bằng kỹ thuật laser

Cắt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp hiện đại giúp loại bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng, ít đau và ít biến chứng hơn so với phẫu thuật cắt trĩ truyền thống. Đây là phương pháp sử dụng tia laser để đốt hoặc cắt bỏ búi trĩ, giúp giảm đau, ít chảy máu và rút ngắn thời gian hồi phục.
Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp bị trĩ, đặc biệt là:
- Trĩ nội độ 2, 3 khi búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng chưa quá lớn.
- Trĩ ngoại có kích thước vừa phải, chưa gây biến chứng nặng.
- Người không muốn phẫu thuật truyền thống do sợ đau hoặc biến chứng.
- Bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao, cần phương pháp ít xâm lấn hơn.
Tuy nhiên, với trĩ nội độ 4 hoặc trĩ tắc mạch nặng, thường các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh nên tìm tới những phương pháp tiên tiến hơn để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn. Hơn nữa, chi phí thực hiện cắt trĩ bằng laser cũng có chi phí khá cao nên trước khi thực hiện mọi người cũng nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ.
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp PPH

Phương pháp PPH là một kỹ thuật tiên tiến dùng máy kẹp đặc biệt để loại bỏ phần niêm mạc hậu môn bị sa giãn cùng với nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Sau khi cắt, vết thương sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu, giúp đưa búi trĩ về đúng vị trí ban đầu mà vẫn giữ nguyên cấu trúc và chức năng của hậu môn.
Khác với các phương pháp phẫu thuật truyền thống, phương pháp PPH không yêu cầu sử dụng dao mổ. Bác sĩ sẽ dùng kẹp PPH để cắt búi trĩ ra khỏi đường lược, từ đó tránh tổn thương đến các dây thần kinh cảm giác và cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ, đồng thời loại bỏ phần niêm mạc sa phía dưới. Kết quả là lượng máu cung cấp cho búi trĩ sẽ giảm dần, khiến búi trĩ rụng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp tái phát sau khi thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH.
Cần lưu ý rằng PPH chỉ phù hợp với việc điều trị bệnh nhân mắc trĩ nội, không áp dụng cho các dạng trĩ khác. Cùng với đó, không phải tất cả các cơ sở y tế đều có khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh trĩ với phương pháp PPH do thiếu trang thiết bị hoặc bác sĩ chuyên khoa không đủ năng lực thực hiện. Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp cắt trĩ, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng về cơ sở y tế, chi phí và các yếu tố khác để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Longo

Phương pháp điều trị búi trĩ được phát triển bởi bác sĩ Antonio Longo là một kỹ thuật đáng chú ý nếu bạn muốn điều trị bệnh trĩ. Phẫu thuật này kết hợp giữa việc cắt búi trĩ bằng máy và khâu nối. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kéo búi trĩ cùng với phần niêm mạc bị sa ra để đưa trở lại vị trí bên trong trực tràng, sau đó thực hiện cắt và khâu lại những mạch máu cung cấp cho búi trĩ. Nhờ vậy, búi trĩ sẽ dần teo lại.
Phẫu thuật Longo thường được áp dụng để điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 3 và 4 cũng như tình trạng sa niêm mạc trực tràng. Đối với bệnh trĩ cấp độ 2 có triệu chứng, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để điều trị triệt để.
Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp phẫu thuật Longo là chi phí tương đối cao, do phải sử dụng dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng chỉ được dùng một lần. Điều này khiến phương pháp khó tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng. Hơn nữa, chi phí phẫu thuật Longo có thể tăng tùy thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng và cơ sở y tế điều trị. Ngoài ra, phương pháp này không được chỉ định cho một số trường hợp mắc trĩ ngoại. Vì thế, đây vẫn chưa phải phương pháp chữa trĩ tối ưu mà mọi người nên lựa chọn.
Không lo mắc trĩ với phương pháp HCPT II tiên tiến

Hiện nay, để điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại các chuyên gia vẫn khuyến khích mọi người lựa chọn những kỹ thuật tiên tiến ngay từ đầu. Một trong những phương pháp đang được đánh giá cao về hiệu quả điều trị chính là HCPT II. Kỹ thuật này có thể áp dụng với mọi trường hợp bệnh trĩ kể cả với những giai đoạn nặng.
Đây là một kỹ thuật mới, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu giúp vết cắt rất nhỏ, nhờ đó mang lại kết quả khả quan trong việc điều trị đồng thời hạn chế tối đa cảm giác đau đớn và chảy máu.
- Với vết cắt cực mảnh, phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu khả năng để lại sẹo mà còn hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- HCPT II có khả năng loại bỏ triệt để búi trĩ, ngăn ngừa sự hình thành búi trĩ mới và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
- Thời gian hồi phục vết thương được rút ngắn tối đa, đồng thời chức năng sinh lý khu vực hậu môn cũng được bảo toàn đầy đủ.
- Thủ thuật này không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bệnh nhân sau khi điều trị có thể xuất viện trong ngày, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
- Quá trình thực hiện điều trị bệnh trĩ bằng HCPT II thường chỉ kéo dài từ 20 đến 30 phút, giúp giảm thiểu chi phí cho người bệnh.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy, HCPT II đã dần dần thay thế các phương pháp cắt trĩ truyền thống trong những năm gần đây. Nếu bạn đang gặp phải và chưa biết nên lựa chọn phương pháp nào, thì HCPT II chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
Để thực hiện điều trị bệnh trĩ dứt điểm với HCPT II, mọi người hoàn toàn có thể tìm tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có trụ sở đặt ở tại 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa đi đầu trong việc chữa trĩ bằng công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám cũng đều là những người có kiến thức y khoa sâu rộng và tay nghề chuyên môn vững vàng. Cùng quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp chắc chắn khi tìm đến địa chỉ này người bệnh sẽ không hề cảm thấy thất vọng.
Đọc thêm: Cách nhận biết bệnh trĩ nội: Triệu chứng biểu hiện cụ thể
Liệu có cách nào phòng tránh được bệnh trĩ không?
Khi đã có câu trả lời về việc trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào ngoài việc quan tâm tới địa chỉ chữa bệnh thì rất nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc không biết liệu có phòng tránh được căn bệnh này không. Trên thực tế, vẫn biết trĩ là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu chú ý ngay từ đầu bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh:

- Chú ý tới chế độ ăn: Để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hàng ngày. Đừng quên uống đủ 2–3 lít nước mỗi ngày, giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón. Cùng với đó để phòng tránh mắc trĩ mọi người cũng nên hạn chế những món ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có cồn vì những loại này có tác động xấu tới khu vực hậu môn.
- Ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy: Hãy duy trì thói quen đi vệ sinh đúng giờ và không nhịn đại tiện. Tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh cũng như không rặn mạnh khi đi cầu. Ngoài ra mọi người có thể bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua để giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
- Chú ý tới việc vận động: Mọi người cần chú ý dành thời gian vận động tối thiểu từ 30–60 phút mỗi ngày. Điều sẽ sẽ giúp giảm tải áp lực lên khu vực hậu môn của mọi người. Để vận động mọi người có thể dành thời gian đi bộ, yoga hay bơi lội.
- Chăm sóc hậu môn kỹ càng: Sau mỗi lần đi vệ sinh, hãy vệ sinh khu vực nhạy cảm này thật sạch bằng nước ấm để giữ cho vùng này luôn khô thoáng. Nên tránh sử dụng giấy vệ sinh thô ráp, vì đây là một trong những lý do khiến khu vực hậu môn của mọi người dễ bị kích ứng.
- Kiểm soát cân nặng và tránh căng thẳng: Thừa cân và béo phì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và gia tăng nguy cơ hình thành búi trĩ. Chính bởi thế, để hẹn chế nguy cơ mắc bệnh mọi người cần giữ cho tinh thần thoải mái và tránh stress kéo dài, vì điều này có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Chú trọng việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống là những yếu tố hàng đầu giúp mọi người đẩy lùi được bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở hậu môn bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời!
Đọc thêm: [Gỡ rối băn khoăn] Đâu là địa chỉ điều trị bệnh trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội?
Hy vọng với toàn bộ những thông tin mà bài viết mới cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về việc trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào. Bạn đọc nếu còn thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh trĩ, hãy tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia thông qua đường dây nóng 0243.9656.999.
Trả lời