Trĩ nội bệnh học như thế nào, triệu chứng hay cách điều trị ra sao là vấn đề được đông đảo bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Trĩ nội là một dạng thường gặp của bệnh trĩ, khó phát hiện hơn nên đa số bệnh nhân đi thăm khám khi bệnh đã nặng, xảy ra biến chứng đáng tiếc. Cùng chuyên gia đầu ngành tìm hiểu về bệnh trĩ nội qua những thông tin dưới đây.
Tổng quan bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là sự hình thành búi trĩ ở khoang dưới niêm mạc, phía trên đường lược và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội tương tự nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, xuất phát từ những yếu tố dưới đây:

- Mắc táo bón mãn tính, táo bón kinh niên phải rặn mạnh khi đại tiện lâu ngày làm sa giãn các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.
- Người bị tiêu chảy làm tăng thể tích của búi trĩ.
- Thói quen ăn uống nhiều đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, thiếu hụt chất xơ, lười uống nước gây ra tình trạng táo bón và tăng nguy cơ bệnh trĩ.
- Đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động do đặc thù công việc như lái xe, đứng gác, nhân viên văn phòng…cũng dễ mắc bệnh trĩ.
- Mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, u bướu hậu môn trực tràng, tăng áp lực ổ bụng cũng có nguy cơ mắc trĩ.
- Phụ nữ đang mang thai và sau sinh cũng rất dễ mắc bệnh trĩ do thai nhi phát triển lớn gây chèn ép ruột gan…dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có bệnh trĩ.
- Do thói quen sinh hoạt chưa đúng cách như nhịn đi đại tiện, ăn uống quá no, ngồi xổm quá lâu…
- Do lười, do căng thẳng kéo dài, tập trung công việc..nên lười đi vệ sinh, đây là nguyên nhân khiến bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hoá hiện nay.
Hiện nay, bệnh trĩ đang có khuynh hướng trẻ hoá khi tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng cao. Nguyên nhân xuất phát do chế độ sinh hoạt và ăn uống của người trẻ tuổi thiếu lành mạnh, thiếu khoa học. Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có hướng phòng bệnh chủ động, giảm tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.
Triệu chứng bị bệnh trĩ nội như thế nào?
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ nội có 2 triệu chứng điển hình bao gồm chảy máu đại tiện và sa búi trĩ. Cụ thể mô tả như sau:

- Đại tiện ra máu
Điển hình hơn ở trĩ nội, búi trĩ xuất hiện, sưng và bị xung huyết, cọ xát với phân sẽ gây chảy máu khi đại tiện. Tuy nhiên, hiện tượng này khá kín đáo, có thể phát hiện máu dính trên phân hay giấy vệ sinh, khi bệnh nặng phun thành tia.
- Sa búi trĩ
Hiện tượng sa trĩ xuất hiện sau một thời gian bệnh nhân bị đi ngoài ra máu. Búi trĩ nội phát triển dần về kích thước và sa ra ngoài. Nếu vệ sinh không sạch sẽ có thể dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng búi trĩ nguy hiểm.
- Đau rát hậu môn
Búi trĩ bị tổn thương có thể gây đau rát hậu môn, phân cứng cọ vào khi búi trĩ bị xung huyết cũng gây nóng rát hậu môn.
- Chảy dịch hậu môn
Búi trĩ sa hẳn ra ngoài khiến cơ vòng hậu môn bị hở, tiết dịch liên tục theo phân khiến hậu môn luôn ẩm ướt khó chịu, gây kích ứng ngứa ngáy hậu môn.
Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ nội được phân chia thành 4 cấp độ theo sự phát triển của búi trĩ và tình trạng sa búi trĩ. Cụ thể 4 cấp độ như sau:

1. Trĩ nội độ 1:
Là cấp độ nhẹ nhất của bệnh, búi trĩ nội mới hình thành nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Có thể xuất hiện các triệu chứng trên cơ thể như:
- Đi ngoài ra máu, tuy nhiên số lượng ít và chỉ thấy dính trên phân hay giấy vệ sinh.
- Có hiện tượng bị táo bón kéo dài, đau rát nhẹ khi đại tiện.
Ở cấp độ này bệnh trĩ nội chưa gây quá nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm sẽ tiếp tục phát triển nặng hơn, thời gian tiến triển nhanh hơn và cũng khó chữa trị hơn.
2. Trĩ nội độ 2:
Kích thước búi trĩ đã phát triển và bắt đầu có hiện tượng sa ra ngoài hậu môn.
- Đi ngoài ra máu số lượng nhiều hơn.
- Thấy khối thịt nhỏ lòi ra ngoài khi đại tiện nhưng sau đó tự co vào trong được, đây chính là búi trĩ nội.
- Có tình trạng ngứa ngáy cộm vướng hậu môn khi đại tiện.
Ở cấp độ này, do triệu chứng chưa quá nghiêm trọng và chưa gây biến chứng lại thêm tâm lý xấu hổ nên bệnh nhân thường ngại đi khám, giấu bệnh hoặc chịu đựng bệnh.
3. Trĩ nội độ 3
Các triệu chứng đã rõ ràng hơn bao gồm:
- Đại tiện ra máu số lượng ít hơn
- Búi trĩ nội sa ra ngoài và không tự co vào được, phải dùng tay để lên.
- Búi trĩ nội gây sa nghẹt hậu môn, cảm giác đau rát khi đại tiện, thậm chí cả khi đi lại vận động, không thể ngồi trên ghế vì sẽ đè lên búi trĩ.
Ở cấp độ này, do búi trĩ đã phát triển kích thước lớn che khít lỗ hậu môn, gây ra hiện tượng sa nghẹt nên tình trạng đại tiện ra máu sẽ ít đi. Bệnh nhân sẽ có tâm lý chủ quan cho rằng bệnh đã nhẹ đi và không đi khám.
4. Trĩ nội độ 4
Cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội, triệu chứng nghiêm trọng và xảy ra nhiều biến chứng:
- Búi trĩ nội sa thường trực ra ngoài, dù tác động lực cũng không đẩy vào trong được.
- Biến chứng trĩ tắc mạch gây đau dữ dội dù đi đại tiện, đứng hay ngồi.
- Do trĩ tắc mạch nên ít chảy máu hậu môn.
Ở cấp độ này, hậu môn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng hoại tử, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng…
Trĩ ngoại trĩ nội cái nào nguy hiểm hơn?
Hầu hết bệnh nhân đều cho rằng bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm hơn trĩ ngoại, do búi trĩ nội nằm trong hậu môn nên khó nhận biết hơn, dẫn đến việc điều trị muộn hơn. Cũng có ý kiến trĩ ngoại nằm bên ngoài dễ gây biến chứng viêm nhiễm, sa nghẹt hơn.
Các bác sĩ cho biết, dù là trĩ ngoại hay trĩ nội đều nguy hiểm như nhau nếu chậm trễ phát hiện và điều trị. Trên thực tế, bệnh nhân trĩ thường chỉ đi khám khi bệnh đã tiến triển giai đoạn nặng, một phần vì tâm lý chủ quan một phần vì ngại, vì sợ phải cắt trĩ.
Hiện tượng bị trĩ nội có ảnh hưởng gì không?
Bị trĩ nội không những gây ảnh hưởng về sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nếu không được điều trị sớm. Hơn nữa, diễn biến phức tạp, khó phát hiện ở giai đoạn đầu khiến nhiều bệnh nhân khi thăm khám đã ở cấp độ nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Gây thiếu máu
Trĩ nội đại tiện ra máu số lượng lớn thường khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu. Thậm chí có nhiều người chủ quan máu chảy ồ ạt khiến cơ thể bị sốc mất máu, phải nhập viện cấp cứu.
- Nhiễm khuẩn búi trĩ nội
Khi búi trĩ sa ra ngoài kèm theo dịch nhầy khiến hậu môn bị ẩm ướt. Búi trĩ cọ xát với quần áo hay ma sát với phân khi đi vệ sinh gây tổn thương, xước dẫn đến chảy máu và vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Biểu hiện khi búi trĩ bị nhiễm khuẩn như sưng đỏ, cảm giác đau nóng rát, cơ thể bị sốt…
- Sa nghẹt hậu môn
Xảy ra khi búi trĩ kích thước lớn chèn ép gây tắc hậu môn. Việc đại tiện trở nên khó khăn, đau đớn thậm chí có người không đi cầu được. Biểu hiện bao gồm búi trĩ có màu nhạt, sưng nề, búi trĩ gồ ghề…
- Tắc mạch trĩ nội
Búi trĩ có kích thước lớn chèn ép các mạch máu hậu môn gây tắc mạch hậu môn, hình thành các cục máu đông xảy ra đột ngột, gây đau dữ dội. Lưu thông máu bị ảnh hưởng gây cản trở nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng hoại tử búi trĩ.
- Nhiễm trùng máu
Là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra, tình trạng nhiễm khuẩn búi trĩ không sớm điều trị sẽ tạo điều kiện vi khuẩn tấn công vào máu, dẫn đến nhiễm khuẩn máu. Bệnh nhân có thể cần tiến hành phẫu thuật và lọc máu điều trị ngay để tránh các biến chứng đến tính mạng.
- Ung thư trực tràng
Nhiễm trùng búi trĩ lâu ngày cùng với sự tấn công của vi khuẩn trong môi trường hậu môn rất dễ hình thành các tế bào bất thường, tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể gặp biến chứng ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng với các biểu hiện như đi ngoài ra máu, đau bụng dưới, táo bón kéo dài, phân màu xám đen, sụt cân nhanh…
Bệnh học trĩ nội: chẩn đoán và điều trị
Bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung cần được điều trị sớm để đạt hiệu quả cao và tránh các biến chứng đáng tiếc. Vậy chẩn đoán trĩ nội như thế nào và cách điều trị bệnh ra sao?
Phương pháp chẩn đoán bệnh án trĩ nội
Để chẩn đoán một người có bị trĩ nội hay không, cần thiết phải thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế chuyên khoa. Quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh như sau:

- Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ tiến hành khai thác thông tin bệnh nhân về triệu chứng đang gặp phải, thời gian xuất hiện triệu chứng, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt – đại tiện hàng ngày, có thường xuyên bị táo bón hay không…để đưa ra chẩn đoán ban đầu về bệnh.
- Khám hậu môn trực tràng
Bác sĩ tiến hành khám ngoài hậu môn, kiểm tra sự xuất hiện của búi trĩ nội hay không, tình trạng đại tiện ra máu như thế nào…
- Nội soi hậu môn trực tràng
Giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh trĩ nội, đang ở cấp độ nào. Đồng thời, việc nội soi hậu môn còn giúp phát hiện thêm các vấn đề bất thường ở hậu môn đi kèm (nếu có) như khối polyp, khối apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
- Các xét nghiệm liên quan
Một số hạng mục xét nghiệm tìm máu trong phân, xét nghiệm máu..cũng có thể được chỉ định nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu do bệnh trĩ.
Với các trường hợp được chỉ định phẫu thuật, xét nghiệm máu cần được tiến hành nhằm đánh giá khả năng có thể phẫu thuật của bệnh nhân.
Cách điều trị bệnh trĩ nội hiện nay
Tuỳ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ nội mà bác sĩ sẽ tư vấn đến bệnh nhân phương pháp chữa bệnh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Thứ nhất, trường hợp trĩ nội độ nhẹ, triệu chứng nhẹ chưa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe. Hướng điều trị ưu tiên dùng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt.
- Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước để giúp làm mềm phân, chống táo bón, nhuận tràng, kích thích nhu động ruột giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, không nhịn đại tiện, thường xuyên vận động nhẹ nhàng.
- Nói không với bia rượu, đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ.
Thứ hai, trường hợp trĩ nội đã sa ra ngoài, đã gây ảnh hưởng đến sinh hoạt – sức khoẻ, hướng điều trị nên kết hợp dùng thuốc và can thiệp thủ thuật/ phẫu thuật nhằm kiểm soát/ loại bỏ búi trĩ khỏi hậu môn.
Việc can thiệp thủ thuật/ phẫu thuật chữa bệnh trĩ cần dựa trên nguyên tắc giảm tổn thương đến hậu môn, bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lượng máu nuôi búi trĩ và loại bỏ hoàn toàn được búi trĩ.
1. Chích xơ

Phương pháp dễ thực hiện, tuy nhiên cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn giỏi để mang lại hiệu quả tốt và hạn chế biến chứng. Mục đích của phương pháp này là giảm lượng máu về búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào cơ dưới niêm mạc, nhờ đó khắc phục được chứng chảy máu hậu môn. Chỉ định với trĩ nội độ 1-2.
2. Thắt trĩ vòng cao su
Được chỉ định các trường hợp trĩ nội độ 1, độ 2 có chảy máu. Không chỉ định với trường hợp trĩ ngoại huyết khối, viêm nhiễm hậu môn, trĩ hỗn hợp, rối loạn đông máu…
Mục đích điều trị thắt búi trĩ vào vòng cao su rồi thắt lại, búi trĩ không còn nguồn nuôi dưỡng sẽ hoại tử và rụng xuống.
Biến chứng có thể gặp phải như đau nhiều (vòng thắt quá thấp gây đau đớn, cần tháo vòng sau đó thắt lại ở vị trí cao hơn); tuột vòng gây chảy máu, chảy máu kéo dài, tắc mạch trĩ, nhiễm trùng hậu môn…
3. Phẫu thuật Longo
Tiến hành cắt trĩ điều trị bệnh trĩ nội độ 3-4 theo nguyên lý làm gián đoạn tĩnh mạch trĩ trên và dưới, tiến hành khâu niêm mạc hậu môn trực tràng đã sa lên trên và đưa búi trĩ về vị trí bình thường.
Phương pháp triệt mạch búi trĩ không dùng dao mổ, vết cắt tại vị trí ít cảm giác nên bệnh nhân ít thấy đau đớn, thời gian xuất viện có thể sau 3-4 ngày, tỷ lệ tái phát thấp nhưng chi phí khá cao.
4. Phẫu thuật Milligan Morgan
Phương pháp cắt trĩ kinh điển, mổ hở dưới niêm mạc tiến hành cắt riêng lẻ từng búi trĩ và chỉ giữ lại cầu da niêm mạc, sau đó khâu lại để tránh hậu môn bị teo và hẹp. Do đó, tỷ lệ biến chứng sau mổ khá dễ gặp phải, có thể gây hẹp hậu môn hay đại tiện mất tự chủ.
Phương pháp sử dụng điều trị bệnh trĩ nặng hoặc đã điều trị nhưng thất bại. Vết mổ có thể lành sau 2-3 tháng, thời gian nằm viện khá lâu.
5. Khâu treo triệt mạch THD
Nhờ sự chỉ dẫn của siêu âm Doppler nhằm làm tắc động mạch cung cấp máu đến hậu môn, kiểm soát sự phình to của búi trĩ. Phương pháp không cắt trực tiếp vào búi trĩ nên bảo vệ được cấu trúc bình thường ống hậu môn, không gây đau đớn hay chảy máu, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
6. Cắt trĩ sóng cao tần HCPT II

Dùng sóng cao tần gây đông máu và dùng dao điện để cắt trĩ. Điện cao tần sử dụng nhiệt độ 70-80 độ C, nên không nóng quá và không gây phỏng mô lành giúp hạn chế đau hậu phẫu. Phương pháp ít gây chảy máu, không cần nằm viện, thời gian hồi phục nhanh hơn.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đang áp dụng phương pháp hiện đại HCPT II điều trị bệnh trĩ, mang lại hiệu quả cao và giảm tỷ lệ tái bệnh chỉ còn dưới 1%.
Đặc biệt chỉ có ở Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng: Phòng khám sử dụng thiết bị hỗ trợ tiêu viêm hồi phục hậu môn sau phẫu thuật trĩ. Thiết bị có công dụng giúp hạn chế biến chứng nhiễm trùng, làm khô nhanh vết thương, hỗ trợ tái tạo tế bào mới phục hồi tổn thương, từ đó rút ngắn thời gian lành cho bệnh nhân.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội
Không có biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội riêng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh trĩ chung bằng các biện pháp dưới đây:
- Thêm chất xơ vào thực đơn bữa ăn hàng ngày
- Bổ sung nước, hàng ngày uống tầm 2 – 2,5l
- Không nên ngồi lâu hoặc đứng lâu, nếu làm văn phòng nên đi lại vận động mỗi 30 phút một lần.
- Không cố rặn mạnh khi đại tiện, không nhịn đại tiện, bỏ thói quen ngồi đại tiện quá lâu.
- Hạn chế đồ uống có cồn, hạn chế nước ngọt đóng chai, hạn chế ăn thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng.
- Hạn chế tối đa các hoạt động có thể gây áp lực chèn ép lên hậu môn như khiêng vác vật nặng, nâng tạ.
- Thăm khám định kỳ để đánh giá sức khoẻ, đồng thời phát hiện sớm bệnh (nếu có).
Trên đây là thông tin bệnh học trĩ nội được các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng trực tiếp chia sẻ. Để nhận tư vấn cụ thể hơn về bệnh trĩ nội nói riêng cũng như bệnh trĩ nói chung, liên hệ về hotline 0243.9656.999 ngay hôm ngay hoặc có thể nhấp chuột chọn Tư Vấn Trực Tuyến.
Trả lời