Cách trị trĩ ngoại như thế nào là thắc mắc được đông đảo bệnh nhân mắc trĩ ngoại quan tâm. Bệnh trĩ ngoại là sự hình thành búi trĩ bên ngoài hậu môn dưới đường lược, có thể dễ dàng phát hiện qua quan sát và cảm nhận. Do đó, khi phát hiện búi trĩ ngoại xuất hiện ngoài rìa hậu môn nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được chỉ định cách chữa trĩ ngoại hiệu quả.
Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trước khi tìm hiểu cách trị trĩ ngoại, cùng hiểu rõ hơn về bản chất trĩ ngoại là gì và nhận biết như thế nào. Bệnh trĩ ngoại xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn sưng phồng hình thành búi trĩ dưới da bên ngoài hậu môn. Bệnh nhân hoàn toàn có thể sờ thấy hoặc quan sát thấy búi trĩ ngoại, kèm theo các triệu chứng bao gồm:
- Đau và ngứa: Búi trĩ ngoại gây đau hậu môn điển hình do búi trĩ xuất hiện ở vùng nhiều dây thần kinh cảm giác của hậu môn.
- Xuất hiện búi trĩ ngoại: Phát triển dần về kích thước, sa dần xuống hậu môn gây cộm vướng khó chịu.
- Đại tiện ra máu: Búi trĩ ngoại ma sát với phân khi đại tiện dễ gây tổn thương, chảy máu hậu môn.
- Viêm nhiễm hậu môn: Trĩ ngoại rất dễ gây viêm nhiễm hậu môn, búi trĩ sa xuống hậu môn chảy dịch liên tục rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Xem thêm: Trĩ ngoại hình ảnh thể hiện tình trạng bệnh qua từng giai đoạn
Tổng hợp các cách trị trĩ ngoại hiện nay
Bệnh trĩ ngoại không sớm điều trị có thể gây trĩ tắc mạch, trĩ ngoại huyết khối gây vỡ trĩ ngoại, nhiễm trùng hoại tử thậm chí biến chứng ung thư hậu môn trực tràng. Vậy cách trị trĩ ngoại như thế nào?
Theo bác sĩ hậu môn trực tràng Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, cách điều trị trĩ ngoại sẽ phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh, cụ thể:
- Cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu: Điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống tại nhà.
- Cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng: Tiến hành thủ thuật hoặc can thiệp mổ trĩ ngoại.
1. Bệnh trĩ ngoại điều trị như thế nào? – Dùng thuốc

Phương pháp nội khoa thường được sử dụng điều trị bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ. Do đó, cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 thường được cân nhắc dùng thuốc để loại bỏ triệu chứng.
- Thuốc giảm đau (không theo đơn): Ibuprofen hoặc Acetaminophen, …
- Thuốc giảm ngứa tại chỗ: Kem bôi Hydrocortisone…
- Thuốc bôi trĩ: Titanoreine, Hydrocortisone, Cotripro…
- Thuốc khác: thuốc nhuận tràng, thuốc chống táo bón, thuốc đặt hậu môn…
Các loại thuốc dạng viên được chỉ định có thể giúp tăng khả năng thẩm thấu, tăng sức bền thành mạch, giảm sưng đau phù nề, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.
Không tự ý tham khảo đơn thuốc trên mạng hoặc nghe người quen mách bảo mua thuốc về bôi đắp vào búi trĩ vì đã có rất nhiều trường hợp đã bị hoại tử hậu môn, nhiễm trùng lan tỏa do tự đắp thuốc, lá vào hậu môn.
Một số loại thuốc trị trĩ ngoại thường được sử dụng điều trị như:
- Thuốc trĩ Pandora SJK dạng bôi

Sản phẩm ứng dụng thành công công nghệ nano Curcumin, tác động trực tiếp vào búi trĩ giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát hậu môn, chảy máu búi trĩ. Ngoài ra, thuốc còn giúp chống oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn rất tốt.
- Thuốc tottri
Thành phần nguồn gốc thảo dược như thăng ma, sài hồ, liên nhục, đương quy, hoàng kỳ…giúp làm bền thành mạch, hỗ trợ co búi trĩ, hỗ trợ giảm chảy máu búi trĩ, giảm đau rát hậu môn.
- Thuốc trĩ Titanoreine
Dạng kem bôi có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu kích ứng ngứa ngáy hậu môn, giảm đau hiệu quả.
- Thuốc chữa trĩ ngoại Preparation H

Thuốc bôi trĩ cho khả năng cấp ẩm tốt, giúp cải thiện tình trạng sưng đau và sa búi trĩ khi đại tiện.
- Thuốc Borraginol M
Thuốc dạng kem bôi với 2 loại màu vàng và màu xanh. Loại màu vàng có công dụng gây tê, cầm máu, xoa dịu cảm giác khó chịu ngứa ngáy và sưng viêm tại niêm mạc hậu môn, phù hợp với bệnh nhân cơ địa bình thường. Loại màu xanh hỗ trợ kháng khuẩn, chỉ định với phụ nữ mang thai.
- Thuốc đặc trị trĩ Avenoc
Thuốc có đặc tính bôi trơn, giúp dưỡng ẩm hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu do búi trĩ gây ra.
- Gel bôi trĩ ngoại Cotripro
Công dụng kiểm soát triệu chứng nóng rát, đau rát búi trĩ, giúp cải thiện tình trạng táo bón nên phù hợp với trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh trĩ và các cấp độ trĩ ngoại
2. Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả bằng thủ thuật
Trường hợp bệnh trĩ nặng, trĩ ngoại giai đoạn 2-3 có thể can thiệp thủ thuật để điều trị. Cách trị trĩ ngoại này có ưu điểm chi phí thấp hơn phẫu thuật, không cần phẫu thuật.
- Phương pháp tiêm xơ trĩ ngoại

Là kỹ thuật tiêm thuốc gây xơ tĩnh mạch nhằm gây ra phản ứng viêm do hoá chất tại tĩnh mạch, cùng với đó tạo áp lực để các tĩnh mạch bị dính vào nhau, máu không lưu thông đến búi trĩ được khiến chúng teo đi và rụng dần.
Bác sĩ sử dụng thuốc gây hoại tử búi trĩ hoặc làm xơ hoá, tuy nhiên thuốc gây hoại tử có thể dẫn đến biến chứng chảy máu, hẹp trực tràng hay viêm nhiễm…nên thuốc làm xơ hoá thường được sử dụng nhiều hơn do an toàn hơn.
Ưu điểm của phương pháp tiêm xơ trĩ ngoại như ít gây đau, không cần nằm viện, chi phí thấp, chỉ cần tiêm một lần.
Nhược điểm: Tỷ lệ tái phát cao; khó kiểm soát được lượng thuốc xơ hoá tiêm vào hậu môn. Nếu lượng thuốc tiêm quá mức có thể dẫn đến biến chứng bội nhiễm như hoại tử, chảy máu khó cầm, trĩ xơ kết quá lớn.
- Phương pháp thắt búi trĩ ngoại

Thắt trĩ ngoại bằng vòng cao su là phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách cố định búi trĩ bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó thắt đáy búi trĩ bằng vòng dây cao su. Búi trĩ sau 1 tuần hoặc hơn sẽ tự co lại và rụng xuống.
Chỉ định: Bệnh trĩ nội độ 1,2 có chảy máu.
Chống chỉ định: Trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại có huyết khối, trĩ có viêm nhiễm hậu môn, bệnh nhân rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân mắc bệnh toàn thân nặng.
Tai biến có thể gặp sau thắt trĩ:
+ Đau nhiều: Do vòng thắt ở vị trí thấp khiến bệnh nhân bị đau kéo dài, cần tháo vòng và tiến hành thắt lại ở vị trí cao hơn.
+ Bị tuột vòng cao su sớm gây chảy máu hậu môn.
+ Chảy máu hậu môn sau khi búi trĩ bị thắt rụng xuống.
+ Tắc mạch trĩ.
+ Nhiễm trùng hậu môn, hình thành ổ apxe hậu môn.
Với các trường hợp gặp phải tai biến sau thắt trĩ, cần nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ để sớm khắc phục hiệu quả, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Phương pháp đốt trĩ ngoại
Cách trị trĩ ngoại bằng đốt laser trĩ ngoại là một thủ thuật điều trị với bệnh nhân trĩ nhẹ độ 1, độ 2. Búi trĩ được tiến hành đốt teo hoặc cắt bỏ bằng carbon dioxide hoặc Nd Yag Laser. Nhờ đó, các mô búi trĩ được loại bỏ chính xác, không gây đau và nhanh chóng. Đốt laser búi trĩ có thể sử dụng một mình hoặc có thể kết hợp cùng phương pháp khác.
3. Phẫu thuật trĩ ngoại

Cách điều trị trĩ ngoại tắc mạch như thế nào, điều trị trĩ ngoại độ 3 hay cách trị trĩ ngoại nặng như thế nào. Với các trường hợp trĩ ngoại nặng, búi trĩ kích thước lớn sa nghẹt, tắc mạch thì phương pháp hiệu quả là tiến hành mổ trĩ ngoại.
Tuỳ vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cắt trĩ ngoại phù hợp.
Có nhiều phương pháp cắt trĩ được áp dụng hiện nay, phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế, tình trạng sức khoẻ và mong muốn của bệnh nhân.
- Phương pháp kinh điển Milligan Morgan – Ferguson
- Phương pháp Longo
- Phương pháp khâu treo triệt mạch trĩ
- Phương pháp sóng cao tần HCPT II
Phương pháp mổ trĩ kinh điển Milligan Morgan
Phương pháp mổ hở kinh điển (kỹ thuật cắt trĩ hở và để hở vết thương), can thiệp cắt từng búi trĩ và chỉ giữ lại phần cầu da – niêm mạc giữa các búi trĩ, sau đó khâu lại.
Ưu điểm của phương pháp: Chi phí thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, tỷ lệ tái phát sau mổ thấp.
Nhược điểm của phương pháp: bệnh nhân chịu đau đớn kéo dài hậu phẫu; nguy cơ nhiễm trùng cao do mổ hở; vết mổ dễ nhiễm trùng và lâu lành; một số di chứng sau mổ có thể gặp phải như hẹp hậu môn, chảy máu kéo dài…
Phương pháp mổ trĩ Longo

Cách trị trĩ ngoại bằng phẫu thuật Longo sử dụng kim bấm hình tròn (gọi là súng tự động) cắt bỏ lớp niêm mạc hậu môn theo hình trụ, sau đó hạ thấp màng nhầy trực tràng. Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành khâu treo niêm mạc về vị trí bình thường để cải thiện tình trạng sa búi trĩ. Khi đó, búi trĩ bị cắt đi nguồn dinh dưỡng hàng ngày, teo dần lại và rụng xuống.
Ưu điểm của phương pháp Longo: Ít đau sau mổ do thực hiện tại vùng ít dây thần kinh cảm giác hậu môn; thời gian xuất viện nhanh, nếu sức khoẻ ổn định chỉ cần theo dõi từ 10-24h tại viện sau mổ; thời gian phẫu thuật 20-30 phút; hạn chế biến chứng; hồi phục nhanh và tỷ lệ tái phát sau mổ rất thấp.
Nhược điểm phẫu thuật Longo: Chỉ áp dụng được với trĩ nội, không chỉ định cho trĩ ngoại cũng như trĩ hỗn hợp; chi phí phẫu thuật cao và khó điều trị với trường hợp sa trĩ nặng.
Phương pháp cắt trĩ Ferguson
Phương pháp cải tiến từ phương pháp Milligan Morgan, tiến hành can thiệp và cắt riêng từng búi trĩ. Tuy nhiên, sau khi cắt trĩ sẽ tiến hành khâu 2 mép cắt lại, gọi là cắt trĩ kín.
Ưu nhược điểm của phương pháp này tương tự cắt trĩ Milligan Morgan, được áp dụng tại khá nhiều bệnh viện hiện nay.
Khâu treo triệt mạch trĩ THD
Dưới sự hướng dẫn của siêu âm Doppler, bác sĩ tiến hành xác định trí động mạch (chính là mạch máu chủ nuôi búi trĩ), sau đó tiến hành thắt động mạch trĩ. Khi đó, lượng máu nuôi dưỡng búi trĩ hàng ngày bị cắt đứt, búi trĩ tự co lên ống hậu môn.
Hiện nay, phương pháp khâu treo triệt mạch trĩ đang được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu, dần được thay thế cho các phương pháp Milligan Morgan và Longo.
Ưu điểm của phương pháp: Phẫu thuật không cắt bỏ búi trĩ trực tiếp nên bệnh nhân sẽ thấy ít đau sau mổ; có thể ra viện luôn trong ngày; hạn chế được các biến chứng hậu phẫu như mất tự chủ hậu môn, hẹp hậu môn, chảy máu…
Phương pháp sóng cao tần HCPT II

Phương pháp cắt trĩ hiện đại, hoạt động với nguyên lý sóng cao tần sinh nhiệt, cắt trĩ không sử dụng dao kéo.
HCPT II sử dụng sóng điện cao tần qua dao điện nhằm xác định chuẩn xác vị trí búi trĩ, nguồn nhiệt điện trường tác động theo nguyên lý xâm lấn tối thiểu, tác động trực tiếp đến mạch máu nuôi búi trĩ, quang đông huyết quản và thắt chặt mạch máu, cố định búi trĩ cần cắt.
Ưu điểm khi tiểu phẫu trĩ ngoại bằng sóng cao tần HCPT II: Dao điện cao tần ở nhiệt độ 70-80 độ C nên không gây phỏng tổ chức, từ đó không gây ảnh hưởng đến khu vực lành tính. Không sử dụng dao kéo nên hạn chế được tình trạng chảy máu, đau đớn trong và sau phẫu thuật. Hiệu quả cắt trĩ đạt đến 99%, tỷ lệ tái phát rất thấp, thời gian phẫu thuật khoảng 20-30 phút; bệnh nhân sau mổ có thể ra về luôn trong ngày không cần nằm viện.
4. Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà
Cách trị trĩ ngoại hiệu quả cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh phương pháp điều trị chính, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị trĩ ngoại tại nhà dưới đây:
Trị trĩ ngoại tại nhà bằng mẹo dân gian

- Chườm đá lạnh: Giúp co trĩ ngoại, giảm nhẹ các cơn ngứa ngáy, hạn chế tình trạng phù nề và xung huyết búi trĩ. Không nên chườm liên tục, thỉnh thoảng nên dừng lại để hạn chế bị bỏng lạnh.
- Xông trĩ ngoại bằng nước lá trầu không: Hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không có khả năng làm mềm thành mạch, hỗ trợ giảm xơ cứng búi trĩ. Tiến hành đun nước lá trầu không và thêm ít muối biển để xông hơi hậu môn, nước nguội rồi có thể dùng để vệ sinh hậu môn.
- Đắp lá diếp cá: Công dụng của lá diếp cá phải kể đến giúp kháng viêm, sát trùng, thanh nhiệt giải độc, giảm sưng đau và ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ. Đem giã nát lá diếp cá, sau đó lấy phần bã đắp trực tiếp vào búi trĩ khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.
- Dùng nha đam: Nha đam có khả năng dưỡng ẩm, hỗ trợ làm dịu tổn thương đau rát, giúp đào thải phân nhanh hơn. Bạn chỉ cần tách phần gel nha đam và bôi trực tiếp vào hậu môn, kiên trì thực hiện để sớm nhận thấy hiệu quả.
- Dùng quả sung: Chứa hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Bạn có thể nấu nước quả sung vệ sinh hậu môn, ăn sung như món ăn thông thường, xông trĩ ngoại với nước lá sung…
Bệnh trĩ ngoại và cách chữa tại nhà
Một số cách trị trĩ ngoại tại nhà giúp cải thiện và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trĩ ngoại bạn có thể tham khảo bao gồm:

- Bổ sung chất xơ: Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ để ngăn ngừa và cải thiện táo bón. Chất xơ có trong nhiều ngũ cốc, rau củ quả, các loại đậu,..
- Uống nhiều nước: Đảm bảo lượng nước được bổ sung hàng ngày cho cơ thể từ 1,5-2 lít với người trưởng thành. Nước giúp làm mềm phân, chống táo bón, giúp quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
- Tránh thói quen xấu: Hạn chế uống bia rượu, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng dầu mỡ…để tránh làm triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
- Tăng cường vận động thể thao: Phương thức hiệu quả giúp tăng cường trao đổi chất, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Duy trì thói quen đại tiện khoa học: Người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hay người bị táo bón kinh niên nên duy trì thói quen đại tiện khoa học, đi vệ sinh vào khung giờ cố định trong ngày, không nên đi đại tiện quá lâu, không rặn quá mạnh khi đại tiện, không nhịn đại tiện.
- Thăm khám ngay khi có triệu chứng: Nếu bị táo bón kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trĩ ngoại như có búi trĩ sa ngoài hậu môn, đau rát hậu môn, chảy dịch hậu môn hay đại tiện ra máu…nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân và béo phì là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ. Do đó, để giảm thiểu và phòng ngừa bệnh hiệu quả nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải, vừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân khoa học: Nên sử dụng giấy mềm lau nhẹ nhàng hậu môn sau khi đại tiện giúp hạn chế tổn thương hậu môn. Với người mắc bệnh trĩ nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, ngâm hậu môn với nước ấm 20 phút/ lần, mỗi ngày từ 2-3 lần đặc biệt là sau khi đại tiện.
Xem thêm: Tìm hiểu về hiện tượng trĩ ngoại chảy máu
Trên đây, bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã giải đáp về cách trị trĩ ngoại được áp dụng hiện nay. Bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện nhưng những biến chứng là không thể chủ quan xem nhẹ. Đặt lịch khám ngay hoặc nếu chưa có thời gian đi khám có thể liên hệ tư vấn với bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám bệnh trĩ hiệu quả qua hotline 0243.9656.999 để sớm được giải đáp.
Trả lời