Cùng tìm hiểu xem bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bệnh trĩ ngoại là một trong những dạng bệnh trĩ phổ biến, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bị mắc. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, nhất là khi trĩ ngoại không được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ ngoại qua bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Sơ lược về bệnh trĩ ngoại

Muốn biết bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, trước hết chúng ta cần hiểu về bệnh lý này bao gồm trĩ ngoại là gì, triệu chứng như thế nào, nguyên nhân do đâu.

Bệnh lý trĩ ngoại
Bệnh lý trĩ ngoại

Đầu tiên, bệnh trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn nở quá mức do áp lực tăng, dẫn đến ứ đọng máu và hình thành các búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như chế độ ăn uống không hợp lý, lối sống ít vận động, hay táo bón kéo dài đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn một cách đáng kể:

  • Chế độ ăn uống nghèo chất xơ: Chất xơ có tác dụng làm tăng khối lượng phân, giúp phân dễ di chuyển ra bên ngoài hơn nên mỗi ngày chúng ta cần bổ sung lượng chất xơ cần thiết để kích thích hệ tiêu hoá hoạt động, ngăn ngừa táo bón – yếu tố hình thành bệnh trĩ
  • Tính chất công việc: Những người làm việc liên tục trong một tư thế (ngồi hoặc đứng trong thời gian dài) có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do tĩnh mạch bị chèn ép. 
  • Tình trạng mang thai: Phụ nữ mang thai hoặc trải qua giai đoạn sinh nở bằng đường thường sẽ có sự gia tăng áp lực lên vùng chậu, từ đó dẫn đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh trĩ
  • Thói quen ít vận động: Khi cơ thể ít di chuyển, tuần hoàn máu kém, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn tăng cao, dẫn đến sự hình thành và phát triển của búi trĩ.
  • Vấn đề tuổi tác: Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, đặc biệt ở những người trung niên và cao tuổi. Khi cơ thể già đi, các mô liên kết, cơ hậu môn và tĩnh mạch dần suy yếu, làm tăng khả năng hình thành búi trĩ.

Bên cạnh trĩ ngoại, bệnh trĩ còn bao gồm 2 dạng phổ biến khác được phân biệt thông qua vị trí hình thành búi trĩ là:

  • Trĩ ngoại: búi trĩ hình thành ở khu vực rìa hậu môn nên có thể nhìn, sờ thấy được
  • Trĩ nội: búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, chỉ khi đến giai đoạn nặng mới thò ra ngoài
  • Trĩ hỗn hợp: là tình trạng xuất hiện cùng lúc cả búi trĩ nội và trĩ ngoại

Búi trĩ ngoại nằm tại khu vực có nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình như cộm cứng quanh khu vực hậu môn, đi ngoài ra máu, đau nhức, hậu môn bị ngứa, kích ứng hoặc luôn trong cảm giác ẩm ướt do búi trĩ bị tiết dịch nhầy. Khi thấy các triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nhằm chẩn đoán xem đây là dấu hiệu bệnh trĩ hay các bệnh lý hậu môn khác để có biện pháp điều trị đúng đắn từ sớm.

Đọc thêm: [Gỡ rối thắc mắc] Trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không?

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Yếu tố nào khiến bệnh trĩ ngoại trở lên nguy hiểm?

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết bệnh trĩ ngoại không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, bên cạnh đó mức độ nguy hiểm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố phải kể đến như:

4 giai đoạn trĩ ngoại
4 giai đoạn trĩ ngoại

Giai đoạn bệnh (nhẹ hay nặng)

Mức độ nguy hiểm của trĩ ngoại phụ thuộc nhiều vào giai đoạn tiến triển. Bệnh trĩ ngoại có 4 giai đoạn, càng để lâu, nguy cơ biến chứng càng cao.

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn nhẹ (Ít nguy hiểm) với biểu hiện búi trĩ nhỏ, nằm ngoài rìa hậu môn khiến người bệnh chỉ có cảm giác hơi cộm, ngứa ngáy nhẹ và rất ít khi chảy máu
  • Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển lớn hơn (Bắt đầu nguy hiểm): búi trĩ lúc này sưng to hơn, dễ bị cọ xát khi đi vệ sinh dẫn đến chảy máu khi đại tiện cũng như đau rát hậu môn, nhất là khi phải ngồi lâu
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện biến chứng (Nguy hiểm cao): thời điểm búi trĩ sưng to, lồi hẳn ra ngoài hậu môn gây đau đớn. Vì vậy thời điểm này búi trĩ rất dễ bị viêm nhiễm, chảy máu kéo dài nên được tính là nguy hiểm
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng (Rất nguy hiểm): búi trĩ quá lớn, có thể bị nghẹt, tắc mạch hoặc hoại tử mô. Hậu môn lúc này có thể bị viêm nhiễm nặng, xuất hiện mủ hoặc áp xe hậu môn gây đau đớn liên tục khiến người bệnh khó có thể đi vệ sinh bình thường

Tình trạng chảy máu, viêm nhiễm, sa búi trĩ

Nếu tình trạng trĩ ngoại bị chảy máu kéo dài có thể gây mất máu liên tục khiến người bệnh bị thiếu máu, suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, búi trĩ bị chảy máu thường tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào, do đó nếu vệ sinh không tốt có thể khiến búi trĩ bị mưng mủ, nhiễm trùng và hình thành nên áp xe hậu môn.

Tóm lại, bệnh trĩ ngoại là bệnh có thể nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị bệnh từ sớm khiến trĩ ngoại tiến vào giai đoạn nặng cũng như để các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó, để khiến bệnh trĩ ngoại bớt nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm khám từ sớm để điều trị ngay từ những giai đoạn đầu.

Đọc thêm: [Giải đáp thắc mắc chi tiết] Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Những biến chứng thường gặp do bệnh trĩ ngoại gây ra

Như đã chia sẻ, bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh thể hiện ra. Nếu trĩ ngoại càng để nặng, triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh rất dễ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm kể đến dưới đây:

Búi trĩ bị viêm nhiễm

Nhiễm trùng búi trĩ
Nhiễm trùng búi trĩ

Viêm nhiễm búi trĩ là một trong những biến chứng phổ biến của trĩ ngoại bởi chúng thường, xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với môi trường hoặc bị ma sát với quần áo, dẫn đến chảy máu và tổn thương. Trong khi đó, trĩ ngoại nằm ngay rìa hậu môn nên rất dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, búi trĩ còn tiết ra nhiều dịch nhầy, khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Khi búi trĩ bị viêm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Búi trĩ sưng to, tấy đỏ, có cảm giác nóng rát và đau nhức khi chạm vào.
  • Xuất hiện lở loét ở búi trĩ hoặc vùng da xung quanh hậu môn.
  • Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Búi trĩ bị sa nghẹt hậu môn

Sa nghẹt hậu môn hay sa nghẹt búi trĩ xảy ra khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn, gây chèn ép và làm tắc nghẽn ống hậu môn. Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn trĩ ngoại nặng và được coi là biến chứng nghiêm trọng. Bởi theo các chuyên gia, mặc dù sa nghẹt búi trĩ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra nhiều bất tiện, đặc biệt là khó khăn trong việc đi đại tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng của cơ thể.

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng sa nghẹt búi trĩ thông qua các dấu hiệu sau:

  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn có kích thước lớn, sưng to và có màu xám nhạt.
  • Bên trong ống hậu môn vẫn còn búi trĩ sưng đỏ, phù nề, chặn một phần hoặc toàn bộ ống hậu môn.
  • Búi trĩ có bề mặt gồ ghề, có cảm giác như có nhiều cục bên trong – đây chính là hiện tượng cục máu đông ứ đọng bên trong búi trĩ.

Sa nghẹt búi trĩ gây khó khăn trong việc đi đại tiện, khiến phân bị tích tụ trong ống hậu môn, gây cảm giác khó chịu, đầy tức. Việc phân ứ đọng kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguy cơ tắc mạch búi trĩ

Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ

Tắc mạch búi trĩ xảy ra khi các mạch máu bên trong búi trĩ bị chèn ép quá mức, dẫn đến tắc nghẽn và hình thành cục máu đông. Khi dòng máu không thể lưu thông, búi trĩ dần bị thiếu oxy và dưỡng chất, khiến khu vực bị tắc có nguy cơ viêm nhiễm hoặc hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Triệu chứng nhận biết của biến chứng tắc mạch búi trĩ thường là:

  • Xuất hiện khối sưng to quanh rìa hậu môn, kích thước tương đương hạt đậu.
  • Búi trĩ sưng phồng, căng mọng, cảm giác đau rát rõ rệt, đặc biệt khi ngồi hoặc đi đại tiện.
  • Thành trực tràng có khối cứng nổi lên, khi sờ vào có cảm giác giống như có vật lạ bên trong

Thiếu máu, suy nhược cơ thể

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Đặc biệt là khi bệnh trĩ ngoại kéo dài không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy nhược cơ thể. Đặc biệt, nếu người bệnh bị chảy máu kéo dài khi đi đại tiện, cơ thể sẽ mất đi một lượng hồng cầu đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Người bệnh có thể phát hiện cơ thể đang bị thiếu máu do bệnh trĩ khi thấy một số triệu chứng như sau:

  • Da xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở do thiếu oxy trong máu
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
  • Tay chân lạnh, yếu ớt, dễ đau nhức
  • Suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh

Nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng máu

Nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng máu
Nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng máu

Bệnh trĩ ngoại nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, trong đó hoại tử búi trĩ và nhiễm trùng máu là tình trạng nguy hiểm nhất. Đây là hậu quả của việc búi trĩ sa ra ngoài và bị chèn ép liên tục, lưu thông máu bị gián đoạn, gây thiếu oxy. Lâu dần, mô búi trĩ không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ hoại tử.

Đối với tình trạng nhiễm trùng máu, vi khuẩn từ búi trĩ hoại tử xâm nhập vào mạch máu có thể lây lan khắp cơ thể và dần gây nhiễm trùng huyết đe doạ tính mạng.

Người bệnh có thể nhận biết biến chứng này thông qua các triệu chứng như:

  • Búi trĩ sưng to, có màu tím đen hoặc đen sẫm.
  • Đau nhức dữ dội, chảy dịch hôi, có mủ.
  • Chảy máu nhiều, khó cầm máu.
  • Sốt cao đột ngột, rét run, đổ mồ hôi nhiều.
  • Da xanh xao, nhịp tim nhanh, thở gấp.

Đọc thêm: Tác hại của bệnh trĩ ngoại và những điều mà bạn cần biết

Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa biến chứng?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng kiểm soát biến chứng. Khi trĩ bước vào giai đoạn nặng, búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu nhiều, nguy cơ biến chứng tăng cao. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này từ sớm bằng cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Để xác định hướng điều trị thích hợp, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa, thực hiện nội soi hậu môn trực tràng để đánh giá vị trí và kích thước búi trĩ. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai phương pháp điều trị sau:

Điều trị bằng thuốc chuyên khoa

Điều trị bằng thuốc chuyên khoa
Điều trị bằng thuốc chuyên khoa

Phương pháp này phù hợp với bệnh trĩ nhẹ (độ 1, 2), kích thước búi trĩ nhỏ. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Chủ yếu là NSAIDs như ibuprofen, paracetamol giúp giảm viêm, đau rát hậu môn.
  • Thuốc nhuận tràng: Hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng, làm mềm phân, hạn chế táo bón. Các thuốc thường dùng như polyethylene glycol, bisacodyl, natri picosulfate…
  • Thuốc tăng cường tĩnh mạch: Cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường độ bền thành mạch, giảm tình trạng sưng viêm búi trĩ.

Bên cạnh các loại thuốc kể trên, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thêm những loại thuốc phù hợp. Người bệnh nên thăm khám trực tiếp để được tư vấn chi tiết.

Can thiệp ngoại khoa trong điều trị bệnh trĩ

Can thiệp ngoại khoa trong điều trị bệnh trĩ
Can thiệp ngoại khoa trong điều trị bệnh trĩ

Đối với bệnh trĩ giai đoạn nặng, búi trĩ lớn, có biến chứng hoặc không đáp ứng với thuốc, phương pháp ngoại khoa là lựa chọn tối ưu. Một số thủ thuật can thiệp phổ biến bao gồm:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Giúp chặn nguồn máu nuôi búi trĩ, khiến búi trĩ tự rụng sau 2 – 5 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau đớn cả trước và sau khi thực hiện.
  • Cắt trĩ bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT II:  là công nghệ sử dụng sóng cao tần để làm đông mạch máu, sau đó cắt bỏ búi trĩ bằng dao điện. Đây là phương pháp hiện đại có thể tác động đến chân trĩ và loại bỏ chúng một cách nhanh chóng, ngăn ngừa sót chân trĩ khiến búi trĩ có cơ hội quay trở lại. Đặc biệt thủ thuật sử dụng HCPT II diễn ra nhanh chóng khi chỉ mất khoảng 30 – 45 phút tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của búi trĩ.

Hiện nay, HCPT II đã được cấp phép và ứng dụng tại nhiều cơ sở y tế lớn trong đó có Đa khoa Quốc tế Cộng đồng. Người bệnh có thể tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chi tiết trước khi thực hiện phẫu thuật.

Đọc thêm: [HỎI – ĐÁP NHANH] Bệnh trĩ ngoại có tự hết không? Điều trị ra sao?

Những lưu ý quan trọng dành cho người mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không không chỉ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà còn liên quan đến lối sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Việc duy trì chế độ sinh hoạt khoa học không chỉ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao mà còn hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh trĩ:

Những lưu ý quan trọng dành cho người mắc bệnh trĩ
Những lưu ý quan trọng dành cho người mắc bệnh trĩ
  • Duy trì hoạt động thể chất: Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc đơn giản là đứng dậy vận động khoảng 5 phút sau mỗi 1-2 tiếng ngồi lâu. Việc vận động thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên hậu môn và phòng tránh táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.Uống đủ nước mỗi ngày để làm mềm phân, giúp quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê vì chúng có thể làm kích thích niêm mạc ruột, gây viêm nhiễm hậu môn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, nên dùng khăn ấm mềm để lau hậu môn, sau đó lau khô để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Tránh sử dụng giấy vệ sinh thô ráp hoặc các sản phẩm có hóa chất gây kích ứng vùng hậu môn.
  • Đi vệ sinh đúng cách: Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nhịn quá lâu để tránh làm phân cứng và khó đào thải. Tránh rặn mạnh, chỉ nên đi vệ sinh trong khoảng 5-10 phút, hạn chế ngồi lâu trên bồn cầu vì điều này sẽ tạo áp lực lớn lên vùng hậu môn, làm tăng nguy cơ trĩ.

Đọc thêm: [TÌM HIỂU CHUNG] Những điều bạn cần biết về tắc mạch trĩ ngoại
Trên đây là những chia sẻ dành cho câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài, người bệnh sẽ chủ động thăm khám sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường tại hậu môn để kịp thời điều trị. Nếu chưa có thời gian thăm khám trực tiếp, cũng đừng quên liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn từ xa một cách nhanh chóng nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *