[TÌM HIỂU CHUNG] Những điều bạn cần biết về tắc mạch trĩ ngoại

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Đối với nhiều người thì tắc mạch trĩ ngoại nghe có vẻ xa lạ nhưng đối với những người bị bệnh trĩ ngoại thì đây là một khái niệm tương đối quen thuộc. Bởi đây là một trong những biến chứng cực kỳ phổ biến của bệnh trĩ ngoại khi bị lâu ngày. Vậy có thể điều trị khỏi tắc mạch trĩ ngoại không? Phác đồ chữa trị ra sao? Cùng đọc hết bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé!

Tắc mạch trĩ ngoại là gì?

Tắc mạch trĩ ngoại còn được biết đến với tên gọi trĩ huyết khối, là một biểu hiện tương đối phổ biến ở những người mắc bệnh trĩ ngoại trong thời gian dài. Tình trạng này có thể được hiểu là tình trạng các mạch máu ở xung quanh vùng hậu môn bị chèn ép gây cản trở việc lưu thông máu, dẫn tới hình thành các cục máu đông. Cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn các mạch máu kèm theo các biểu hiện sưng đau, viêm đỏ.

Trĩ ngoại tắc mạch được biểu hiện theo 2 dạng là đơn lẻ hoặc dạng khối tròn và mức độ bệnh sẽ biểu hiện phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh khác nhau. Đặc biệt, tắc mạch trĩ ngoại có thể xuất hiện ở cả bên trong và bên ngoài ống hậu môn. Hơn nữa, phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là mổ trĩ ngoại tắc mạch nhằm mang lại hiệu quả chữa bệnh tối đa.

Tắc mạch trĩ ngoại
Tắc mạch trĩ ngoại

Nhận biết 04 dấu hiệu của tắc mạch trĩ ngoại

Không khó để nhận biết tình trạng tắc mạch trĩ ngoại khi mà những dấu hiệu của bệnh tương đối giống với bệnh trĩ. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. 

Có thể liệt kê 04 dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc mạch trĩ ngoại phổ biến như sau:

  • Đau nhức hậu môn: Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng bệnh lý khi mà người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhức ở vùng hậu môn. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày liền và càng để lâu thì mức độ đau càng dữ dội, âm ỉ. 
  • Đại tiện khó khăn: Khi bị tắc mạch trĩ thì người bệnh sẽ bị bít tắc, chèn ép ống hậu môn nên sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải chất thải ra bên ngoài. Đặc biệt, nếu người bệnh càng cố rặn thì sẽ có cảm giác cực kỳ đau rát ở ống hậu môn.
  • Chảy máu, lở loét hậu môn: Khi bị tắc mạch trĩ ngoại trong thời gian dài thì các cục máu đông có xu hướng sưng đau, lúc này các búi trĩ huyết khối có xu hướng vỡ ra, chảy dịch mủ hôi tanh, nguy cơ gây nhiễm trùng búi trĩ, viêm loét chảy máu cực kỳ nguy hiểm. 
  • Khó khăn khi đi lại: Khi các búi trĩ huyết khối sưng đau, gây chèn ép ống hậu môn sẽ tạo cho người bệnh cảm giác khó chịu, vướng víu mỗi lần đi lại hoặc khi ngồi xuống.

Do đó, ngay khi nhận biết được những triệu chứng, biểu hiện bất thường như trên thì người bệnh nên cân nhắc thăm khám càng sớm càng tốt để kịp chẩn đoán bệnh và nhanh chóng điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc mạch trĩ ngoại

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng tắc mạch trĩ ngoại do rất nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau gây nên. Có thể do nguyên nhân chủ quan nhưng cũng có thể do nguyên nhân khách quan nhưng phải kể đến một số nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại
  • Do táo bón lâu ngày: Việc ăn theo một chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, uống ít nước sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất thải ra bên ngoài, gây ra táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh phải dùng sức rặn đẻ đẩy phân ra ngoài, điều này vô hình chung dồn áp lực lên tĩnh mạch hậu môn gây tắc mạch trĩ.
  • Do ảnh hưởng khi mang thai: Khi mang thai, tử cung co giãn, kích thước thai nhi ngày càng lớn sẽ gây chèn ép lên vùng chậu hậu môn dẫn đến tình trạng giãn nở, gây tổn thương đến các tĩnh mạch máu, dẫn tới hình thành các búi trĩ huyết khối gây tắc mạch trĩ ngoại phổ biến.  
  • Do thừa cân, béo phì: Việc trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ khiến vùng chậu phải chịu áp lực lớn. Khi vùng chậu chịu áp lực lớn thì các tĩnh mạch hậu môn cũng vô hình chung bị chèn ép tổn thương, nguy cơ hình thành nên các cục máu đông vô cùng cao.
  • Do căng thẳng, stress: Ít ai biết rằng việc căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể giải phóng nhiều hormone làm co mạch, từ đó làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.
  • Do bê vác nặng: Việc bê vác nặng sẽ dồn một lượng lớn trọng lượng lên vùng chậu hậu môn, gây chèn ép lên ống hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài thì các tĩnh mạch sẽ bị cản trở việc lưu thông máu dẫn tới hình thành nhiều cục máu đông gây ra tắc mạch trĩ ngoại điển hình.

Có thể không phải ai cũng hiểu biết chính xác về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này bởi đôi khi còn nhầm với nhiều bệnh lý khác. Vì thế việc cần thăm khám và xác định đúng nguyên nhân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nên lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín để thăm khám và nghe tư vấn điều trị mà điển hình là tiến hành mổ trĩ ngoại tắc mạch phổ biến với kỹ thuật tay nghề cao.

Đọc thêm: Tác hại của bệnh trĩ ngoại và những điều mà bạn cần biết

Giải đáp: Bị tắc mạch trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bản thân tình trạng tắc mạch trĩ ngoại đã là một bệnh lý tương đối nguy hiểm nên khi bạn phát hiện ra bệnh thì có thể đã xảy ra một vài biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm của tình trạng bệnh lý này sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh nếu như không kịp can thiệp, điều trị nhanh chóng.

Bị tắc mạch trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bị tắc mạch trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra những ảnh hưởng, biến chứng nặng nề nếu bị tắc mạch trĩ ngoại trong thời gian dài mà không can thiệp điều trị:

  • Vỡ trĩ tĩnh mạch: Thời gian dài bị tắc mạch trĩ ngoại sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi đại tiện cũng như đi lại khó khăn. Sự vướng víu, cọ xát này sẽ khiến cho búi trĩ tĩnh mạch bị tắc có nguy cơ vỡ ra, gây chảy máu, chảy dịch mủ khó chịu, có thể ảnh hưởng đến những chức năng sinh lý của hậu môn nếu không được khắc phục kịp thời. 
  • Nhiễm trùng hậu môn: Nếu trong thời gian dài bị vỡ búi trĩ tắc mạch sẽ khiến cho vùng hậu môn có nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan tới nhiều bộ phận khác nên việc can thiệp điều trị ngay là cực kỳ quan trọng. 
  • Thiếu máu cục bộ: Khi tình trạng tắc mạch trĩ ngoại bị vỡ ra thì sẽ chảy máu nhiều, lâu ngày mức độ chảy máu sẽ ngày càng gia tăng, điều này sẽ khiến cơ thể người bệnh bị thiếu máu trầm trọng, cơ thể ngày càng xanh xao, mệt mỏi, suy nhược. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ phục hồi tổn thương sau này.
  • Ung thư hậu môn: Đây được coi là một trong những biến chứng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm của tình trạng trĩ ngoại tắc mạch lâu ngày. Nếu các búi trĩ khối huyết không nhanh chóng được điều trị, lâu dần sẽ dẫn tới hình thành các khối u ác tính do ổ viêm tích tụ lâu ngày. Điều này là dấu hiệu cơ bản cảnh báo ung thư hậu môn tuy hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

Vì vậy, các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan với tình trạng bệnh lý này bởi càng chần chừ điều trị thì mức độ tổn thương càng nặng, khó khăn trong việc điều trị bệnh sau này.

Đọc thêm: [Giải đáp thắc mắc chi tiết] Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Làm sao có thể chẩn đoán chính xác tình trạng tắc mạch trĩ ngoại?

Hiện nay, phương pháp hiệu quả để chẩn đoán chính xác tình trạng tắc mạch trĩ ngoại là thăm khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp nội soi chẩn đoán. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh lý chính xác hơn.

Chẩn đoán chính xác tình trạng tắc mạch trĩ ngoại
Chẩn đoán chính xác tình trạng tắc mạch trĩ ngoại

Khám lâm sàng tổng quát

  • Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng bên ngoài, các mức độ tổn thương bệnh lý đang gặp phải và nhận định sơ bộ về tình trạng bệnh lý đang gặp phải.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh để có kết luận chính xác hơn về tình trạng bệnh lý của người bệnh. Đồng thời, kiểm tra các mức độ tổn thương sức khỏe nếu có

Tiến hành nội soi

Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh lý được nhận định là có mức độ chính xác cực kỳ cao. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên biệt với ống nội soi để xem xét mức độ tổn thương bên trong của người bệnh.

  • Nội soi hậu môn được tiến hành để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh lý đang gặp phải, đồng thời cho ra hình ảnh bệnh lý sắc nét để từ đó bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng cho bệnh nhân và chỉ định những phương pháp điều trị bệnh lý hiệu quả cao, ít biến chứng.
  • Thực hiện xét nghiệm cần thiết sẽ áp dụng đối với những bệnh nhân có tình trạng tắc mạch trĩ ngoại phức tạp. Việc thực hiện xét nghiệm sẽ giúp nhận định đúng hơn về bệnh lý.

Việc chẩn đoán bệnh lý như thế nào cần phải có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nên cần thăm khám trực tiếp để biết chính xác.

Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Thế nào là bệnh trĩ ngoại nặng?

Tìm hiểu: Phương pháp điều trị tắc mạch trĩ ngoại hiệu quả

Với tình trạng tắc mạch trĩ ngoại có nhiều phương pháp điều trị, phác đồ chữa bệnh khác nhau phù hợp với nhiều mức độ bệnh lý khác nhau. Có thể tìm hiểu 2 phác đồ điều trị bệnh chính được áp dụng hiện nay là:

Tiến hành mổ trĩ ngoại tắc mạch

Phác đồ điều trị này chủ yếu áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân bị tắc mạch trĩ ngoại mức độ nặng cần can thiệp các thủ thuật điều trị ngoại khoa nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Phương pháp mổ này sẽ cho khả năng loại bỏ toàn bộ cục máu đông tích tụ bên trong tĩnh mạch hậu môn, tránh nguy cơ vỡ ra nguy hiểm.

Tiến hành mổ trĩ ngoại tắc mạch
Tiến hành mổ trĩ ngoại tắc mạch

Tuy nhiên, việc thực hiện cần được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt với các bước khử khuẩn theo đúng quy định để ngăn ngừa tối đa nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể xảy ra. Hơn nữa, nếu trước khi tiến hành mổ trĩ ngoại tắc mạch mà bệnh nhân bị viêm nhiễm thì cần điều trị viêm nhiễm trước khi tiến hành rạch mổ chữa bệnh.

Hiện có rất nhiều công nghệ cao được áp dụng trong điều trị tắc mạch trĩ ngoại nhưng nổi bật là công nghệ sóng cao tần HCPT – II được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi mức độ hiệu quả và hồi phục nhanh chóng. Hơn nữa, phương pháp hiện đại này hoạt động theo nguyên lý xâm lấn tối thiểu nên làm giảm mức độ tổn thương khi điều trị bệnh cũng như không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý hậu môn.

Phương pháp hiện đại HCPT – II đang được áp dụng điều trị tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – Phòng khám chuyên khoa Hậu môn Trực tràng uy tín tại Hà Nội. Đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa danh tiếng với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi trong tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng với tỷ lệ thành công cao. Hơn nữa, phòng khám còn trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến hỗ trợ mang lại hiệu quả điều trị vượt trội nên bệnh nhân có thể yên tâm khi tới đây.

Sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị

Sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị
Sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị

Như đã nói ở trên, tắc mạch trĩ ngoại được xem là tình trạng bệnh lý tương đối nguy hiểm khi đã gây ra mức độ tổn thương nghiêm trọng nên ngoài việc thực hiện mổ trĩ ngoại tắc mạch với thủ thuật ngoại khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc chuyên khoa đặc trị để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.

Bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc phù hợp đối với từng bệnh nhân, có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi với chỉ định, liều lượng và cách dùng cụ thể. Bệnh nhân không được tự ý mua các loại thuốc về sử dụng bừa bãi bởi không những không đem lại hiệu quả điều trị mà còn có thể khiến bệnh ngày càng biến chứng nguy hiểm.

Có một số loại thuốc hỗ trợ điều trị tắc mạch trĩ ngoại được chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Cotripro gel: Thuốc bôi này nổi tiếng với công dụng giảm nóng rát, khó chịu và đau nhức ở búi trĩ vùng hậu môn. Nó cũng giúp cải thiện táo bón cho những người bị trĩ mức độ nhẹ.
  • Avenoc: Thuốc giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng hơn nhờ đặc tính bôi trơn và dưỡng ẩm của nó. Ngoài ra, các triệu chứng như đau rát và khó chịu do búi trĩ cũng được cải thiện đáng kể. 
  • Preparation H: Thuốc có khả năng cấp ẩm tốt, giúp giảm sưng đau và sa búi trĩ, nhất là ở những người đi đại tiện.
  • Rectostop: Đây là một loại thuốc có chế hoạt động theo có chế tăng cường phục hồi thương tổn, giảm triệu chứng sưng đau, kháng khuẩn và hỗ trợ cầm máu nên hoàn hoàn có thể được sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ.
  • Thuốc Tottri: Tottri giúp bảo vệ thành mạch và giảm đau hậu môn, co búi trĩ và chảy máu. Thuốc cũng rất hữu ích để giảm nguy cơ trĩ tái phát.

Đọc thêm: 3 phương pháp đốt trĩ ngoại phổ biến nhất hiện nay và những điểm cần lưu ý

Tham khảo: Một số biện pháp ngăn ngừa tắc mạch trĩ ngoại

Mặc dù tắc mạch trĩ ngoại được coi là một tình trạng tương đối nguy hiểm nhưng mọi người có thể chủ động phòng ngừa bằng một lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học như:

Biện pháp ngăn ngừa tắc mạch tr
Biện pháp ngăn ngừa tắc mạch tr
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào bữa ăn của bạn để giảm táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để giữ cho cơ thể ẩm và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng: Để tránh gây kích thích và làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, hãy tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, đặc biệt là những món ăn cay và nóng.
  • Tránh xa các chất kích thích: Hãy tránh hút thuốc lá hoặc uống bia, rượu và các loại đồ uống có cồn khác vì chúng không chỉ làm giảm hoạt động máu mà còn gây áp lực lên tĩnh mạch, làm tình trạng trĩ trở nên tồi tệ hơn.  
  • Tập thể dục: Thực hiện các bài tập phù hợp, chẳng hạn như yoga, để cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng nhu động ruột. Việc này hỗ trợ rất tốt cho việc điều hòa máu lưu thông, giảm thiểu đáng kể tình trạng máu ứ đọng của tĩnh mạch hậu môn. Từ đó, góp phần cải thiện bệnh lý nhanh chóng cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh lâu ngày gây nên
  • Tránh tăng áp lực lên búi trĩ bằng cách không làm việc quá nhiều, không khuân vác nặng hoặc ngồi quá lâu. 
  • Thăm khám định kỳ: Việc khám bệnh định kỳ theo thời gian được chỉ định sẽ giúp xác định mức độ hiệu quả khi điều trị cũng như kịp thời phát hiện nếu bệnh diễn biến nặng và can thiệp điều trị nhanh chóng, giảm thiểu tối đa nguy cơ tắc mạch trĩ ngoại biến chứng nặng.

Đọc thêm: Cắt trĩ ngoại: Khi nào có thể thực hiện? Nên cắt bằng phương pháp gì?

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp, chia sẻ những thông tin tương đối chi tiết, quan trọng liên quan đến bệnh lý tắc mạch trĩ ngoại cũng như chia sử về phương pháp điều trị bệnh đang được khá nhiều người quan tâm. Mong rằng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu thêm về căn bệnh này. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay đến số hotline 0243 9656 999 nếu bạn có thắc mắc cần lời giải đáp nhanh chóng, chính xác, chi tiết.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *