Việc chữa trĩ ngoại bằng các loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại là phương pháp tối ưu được chỉ định điều trị đối với trĩ ngoại mức độ nhẹ (thường là trĩ ngoại độ 1, 2). Nhóm thuốc trị trĩ ngoại thường có hiệu quả làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa bệnh diễn biến phức tạp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại qua bài viết sau đây.
Tổng quan về bệnh trĩ ngoại
Muốn sử dụng thuốc trị bệnh trĩ ngoại thì cần xác định chính xác mức độ bệnh, áp dụng đúng với bệnh nhân sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu bị trĩ ngoại uống thuốc gì thì bạn cần hiểu chính xác bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là một bệnh lý xảy ra ở hậu môn trực tràng khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép quá mức, giãn nở, sưng tấy và phình to dẫn đến hình thành các búi trĩ. Búi trĩ ngoại thường nằm bên ngoài hậu môn, bên dưới đường lược, xung quanh khu vực hậu môn. Người bệnh có thể nhìn thấy và sờ thấy các búi trĩ ngoại này.
Bệnh trĩ ngoại có thể xảy ra ở mọi đối tượng và thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
- Táo bón lâu ngày: Người bệnh bị táo bón lâu ngày trong thời gian dài sẽ gặp khó khăn khi đại tiện như phải rặn mạnh, dẫn đến ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hậu môn, gây giãn nở và hình thành nên các búi trĩ.
- Ngồi lâu một chỗ: Khi bạn ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài sẽ gây chèn ép lên ti tĩnh mạch hậu môn, gây ứ đọng máu ở tĩnh mạch, dẫn đến hình thành các búi trĩ ngoại.
- Do mang thai: Khi phụ nữ mang thai, thai nhi kích thước lớn dễ gây chèn ép khi khu vực vùng chậu và vùng hậu môn trực tràng, tĩnh mạch bị chèn ép và dẫn đến xuất hiện các búi trĩ ngoại.
- Do làm việc nặng: Những người thường xuyên phải làm việc nặng như bốc vác, nâng tạ nặng,… sẽ thường xuyên phải chịu áp lực lên ổ bụng, ảnh hưởng đến tĩnh mạch hậu môn, gây nên các búi trĩ.
- Bị thừa cân, béo phì: Thường do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, vùng chậu và hậu môn phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể nặng nên sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch gây bệnh trĩ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố tác động gây bệnh trĩ ngoại như yếu tố di truyền, tiêu chảy mãn tính,…
Xem thêm: Trĩ ngoại hình ảnh thể hiện tình trạng bệnh qua từng giai đoạn
Khi nào có thể áp dụng sử dụng thuốc trị bệnh trĩ ngoại?
Thuốc trị bệnh trĩ ngoại không phải lúc nào cũng có thể áp dụng điều trị trong mọi trường hợp đối với mọi bệnh nhân. Vậy khi nào nên sử dụng thuốc trị trĩ ngoại để mang lại hiệu quả điều trị cao? Đó là đối với các trường hợp bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, 2 khi búi trĩ chưa phát triển quá lớn, cho gây nhiều ảnh hưởng vì việc điều trị bằng thuốc sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không? Câu trả lời là có nhưng khi áp dụng điều trị trĩ ngoại bằng thuốc thì người bệnh cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc như sau:
- Xác định mức độ bệnh: Việc xác định cấp độ bệnh trĩ và vị trí búi trĩ sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ tin rằng thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại sẽ hiệu quả đối với bệnh nhân bị trĩ ở cấp độ nhẹ, chẳng hạn như cấp độ 1, cấp độ 2, nhưng ở cấp độ nặng 3, 4 thì điều trị nội khoa sẽ cải thiện bệnh nhanh hơn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh: táo bón lâu ngày là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ, ngoài di truyền và sinh nở. Khi bệnh nhân táo bón, họ phải rặn nhiều hơn để đi đại tiện. Điều này khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn và gây ra búi trĩ trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc không điều trị táo bón dứt điểm trước sẽ khiến bệnh trĩ trở nên lâu dài và dễ tái phát. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt, điều trị táo bón và trĩ phải được kết hợp với nhau. Các loại thuốc chữa trĩ ngoại độ 1 làm mềm phân thường được sử dụng cho đến khi tình trạng đại tiện ổn định hơn.
- Lựa chọn các thành phần chính xác: Các thành phần của các loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại được bán trên thị trường ở dạng viên đặt, đường bôi và đường uống. Thuốc đặt tại chỗ, chẳng hạn như đường bôi, thường chứa các chất chống viêm, sát khuẩn và cầm máu tại chỗ, giúp co búi trĩ, liền sẹo và giảm triệu chứng khó chịu nhanh chóng. Các hoạt chất làm tăng độ bền của tĩnh mạch, chẳng hạn như rutin, diosmin, hesperidin và flavonoid, sẽ hỗ trợ co búi trĩ và ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh trĩ và các cấp độ trĩ ngoại
Đâu là thuốc trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả, an toàn hiện nay?
Bệnh trĩ ngoại thường là bệnh lý chưa gây nhiều ảnh hưởng ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, càng để lâu bệnh càng chuyển biến nặng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không tiến hành điều trị nhanh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng với biến chứng ung thư hậu môn đáng lo ngại.
Hiện nay, có rất nhiều các loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại khác nhau được áp dụng vào trong phác đồ điều trị bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu với công dụng là thuốc giảm đau trĩ ngoại, giảm sưng viêm nhanh chóng. Thuốc trị trĩ ngoại gồm có thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt với nhiều loại khác nhau, được chỉ định điều trị với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
1. Nhóm thuốc uống chữa trĩ ngoại

Đây là nhóm thuốc chữa trĩ ngoại phổ biến với dạng viên uống với nhiều công dụng như giảm đau đớn, giảm sưng viêm, phù nề cũng như hạn chế xung huyết quanh khu vực hậu môn. Ngoài ra, thuốc uống chữa trĩ cũng có tác dụng ngăn ngừa chảy máu, hạn chế viêm nhiễm, cho khả năng tăng cường sự đàn hồi tĩnh mạch hậu môn.
Vậy trĩ ngoại độ 1, trĩ ngoại độ 2 uống thuốc gì? Hiện nay, có các loại thuốc uống chữa trĩ ngoại được sử dụng phổ biến là:
- Thuốc uống Daflon 500mg: Đây là loại thuốc trợ tĩnh mạch, hỗ trợ chữa trĩ rất phổ biến. Với thành phần chủ yếu là Diosmin có tác dụng làm bền thành tĩnh mạch, hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, thuốc Daflon 500mg có khả năng hỗ trợ suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch nhanh chóng, góp phần làm giảm tình trạng chảy máu do trĩ gây ra hiệu quả. Hesperidin, một hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, là một thành phần khác trong thuốc có tác dụng bảo vệ tĩnh mạch. Kết hợp Diosmin và Hesperidin làm tăng tác dụng bảo vệ mạch và làm cho noradrenalin tác dụng co mạch trên thành tĩnh mạch lâu hơn. Cần lưu ý, thuốc uống Daflon 500mg chỉ có hiệu quả trong việc làm giảm nhanh các cơn đau trĩ nên không áp dụng điều trị với các bệnh lý hậu môn khác.
- Thuốc uống Tottri – Traphaco: Thuốc trị bệnh trĩ ngoại với dạng viên uống Tottri – Traphaco cũng là một loại thuốc chữa bệnh trĩ phổ biến. Đây là loại thuốc có các thành phần đông y, dược liệu quý như đảng sâm, hoàng kỳ, trần bì, đương quy, liên nhục,… sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh. Sự kết hợp của các thành phần này có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu búi trĩ tổn thương, hỗ trợ giảm đau, làm co búi trĩ cũng như khả năng chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc dài ngày, thường từ 7 – 10 ngày để đạt được hiệu quả và không áp dụng cho phụ nữ mang thai.
- Thuốc uống An Trĩ Vương: Đây cũng là loại thuốc uống chữa trĩ ngoại được nhiều người sử dụng. Với thành phần chiết xuất từ cây diếp cá, cao đương quy, nụ hòe,… giải độc, làm mát, cho khả năng điều trị táo bón hiệu quả; cũng như có tác dụng nhuận tràng, bổ máu trong trường hợp bị mất máu do chảy máu trĩ. Đặc biệt, chất rutin có trong nụ hòe có tác dụng hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch do trĩ tương đối hiệu quả và an toàn. Những tác dụng mà An Trĩ Vương mang lại tương đối chậm nên cần kiên trì, tuân thủ điều trị.
- Thuốc uống Bonivein: Viên uống Bonivein cũng là thuốc trị bệnh trĩ ngoại được sử dụng nhiều hiện nay. Thuốc có chứa nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên như hạt dẻ ngựa, bạch quả, hạt vỏ thông, hạt nho, vitamin C,… hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại, giảm các triệu chứng như đau, ngứa, sa trĩ và chảy máu hậu môn; giúp thu nhỏ búi trĩ, làm cải thiện đáng kể tình trạng bệnh trĩ. Thuốc cũng có tác dụng làm bền tĩnh mạch, giúp ngăn ngừa viêm loét hậu môn, cải thiện bệnh và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Tuy nhiên, việc trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không thì còn phụ thuộc rất nhiều loại thuốc bạn dùng cũng như mức độ bệnh của bạn. Do đó, để đảm bảo hiệu quả hãy thăm khám chuyên khoa và nghe tư vấn của bác sĩ.
2. Nhóm thuốc bôi chữa trĩ ngoại

Bên cạnh thuốc uống thì thuốc bôi trĩ ngoại được xem là loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại đặc biệt phổ biến và dễ dàng sử dụng. Có thể kể đến các loại thuốc trĩ phổ biến như sau:
- Thuốc bôi Titanoreine: Kem bôi trĩ Tinoreine là một loại kem bôi được sản xuất ở Pháp có thành phần là Kẽm oxide, Titanium dioxide, Carraghenates và Lidocaine. Titanoreine là một loại thuốc bôi tại chỗ có tác dụng làm co búi trĩ tạm thời. Nó giúp giảm đau và ngứa hiệu quả và gây tê tại chỗ, giảm đau và ngứa rát do búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn. Nó cũng làm co búi trĩ, giúp chúng co lại. Kẽm oxit là một thành phần có tác dụng kháng viêm, có nghĩa là nó ngăn ngừa viêm nhiễm hoặc loét hậu môn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn phát triển và giảm đau nhanh.
- Thuốc bôi chữ A của Nhật Bản: Đây là thuốc bôi chữa bệnh trĩ nổi tiếng của Nhật Bản với công dụng làm giảm nhanh chóng cảm giác ngứa rát, đau đớn do bệnh trĩ gây ra, đồng thời giúp kháng viêm kháng khuẩn ngăn ngừa viêm loét hậu môn. Đặc biệt, thành phần Lidocaine có trong thuốc là chất gây tê tại chỗ, hỗ trợ làm dịu cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.
- Thuốc bôi Preparation H: Nhắc đến thuốc bôi trị bệnh trĩ ngoại thì không thể không nhắc đến kem bôi Preparation H. Thuốc giảm đau rát, ngứa ngáy và chảy máu của bệnh nhân trĩ cũng như hỗ trợ làm co búi trĩ. Thuốc có chứa Petrolatum có tác dụng giảm viêm nhiễm, giảm viêm nhiễm cho người bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của trĩ như sa trực tràng và sa nặng búi trĩ. Bên cạnh đó, thuốc này có giá thành khá cao cũng như tần suất sử dụng trong ngày tương đối dày nên hãy cân nhắc.
- Thuốc bôi Hemoclin: Đây là một loại thuốc bôi trĩ có dạng gel bôi. Thành phần chính của loại thuốc là chiết xuất từ cây nha đam, Laureth-9, Betaine, Xanthan Gum và PEG-8. Công dục chọn lọc tiêu diệt vi khuẩn có hại, không tấn công vi khuẩn có lợi khác. Nó cũng làm bôi trơn hậu môn, giảm đau và rát, giúp phân dễ dàng đi ra khỏi hậu môn và giảm tác hại của táo bón. Gel bôi chiết xuất từ lô hội có tác dụng làm mát, giảm cảm giác ngứa rát, đau đớn cho người bị trĩ một cách nhanh chóng.
- Thuốc bôi Cotripro Gel: Thuốc trị bệnh trĩ ngoại dạng gel bôi nổi tiếng khác là Cotripro với thành phần chủ yếu chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như chiết xuất cao ngải cứu, cao lá lốt, lá sung, tinh chất từ nghệ,… Thuốc có công dụng làm co mạch búi trĩ, chống viêm, kháng khuẩn, lành sẹo cũng như tăng sức bền của thành tĩnh mạch hậu môn nhanh chóng. Tuy nhiên, cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài để đảm bảo đạt được hiệu quả lâu dài.
3. Nhóm thuốc đặt chữa trĩ ngoại

Hiện nay, nhóm thuốc đặt trĩ cũng ngày càng được ưa chuộng bởi hiệu quả tức thì, hạn chế gây tác dụng phụ. Có những loại viên đặt trĩ được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
- Viên đặt Healit Rectan: Healit Rectan có thành phần copolymer sẽ tạo thành một lớp màng ngăn kháng khuẩn bảo vệ khu vực bị tổn thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và giảm kích thước búi trĩ. Chất bôi trơn Witepsol W25 cũng giúp thành trực tràng trở nên trơn láng, giúp bệnh nhân đại tiện dễ dàng hơn và ngăn táo bón, làm tình trạng búi trĩ trở nên tồi tệ hơn.
- Viên đặt Titanoreine: Người dùng có thể sử dụng thuốc trị bệnh trĩ ngoại này vì nó chứa các chất kháng khuẩn mạnh. Người bệnh gần như ngay lập tức thấy các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy giảm đi khi sử dụng thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ Titanoreine. Thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh và giúp giảm kích cỡ búi trĩ một cách tự nhiên trong thời gian dài.
- Viên đặt Proctolog: Thuốc proctolog được chỉ định để điều trị bệnh trĩ và nhiều tổn thương khác tại khu vực hậu môn. Khi tiếp xúc với độ ẩm trong hậu môn, hai chất Trimebutine Ruscogenines sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào thành hậu môn. Điều này giúp giảm đau và làm cho thành hậu môn săn chắc hơn, kích thích làm teo búi trĩ và hiệu quả trị các tổn thương tại hậu môn.
- Viên đặt Avenoc: Viên thuốc trị trĩ ngoại Avenoc có nhiều thành phần dược chất như Adrenalium, Amylleine hydrochloride, Ficaria verna… giúp kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát của bệnh trĩ khi ở trong hậu môn. Vaseline, một thành phần chính của thuốc đặt hậu môn Avenoc, hiệu quả duy trì độ ẩm trong thành hậu môn và giúp đại tiện dễ dàng, giảm táo bón
- Viên đặt Preparation H: Viên đặt này được sử dụng chủ yếu để điều trị trĩ nội, giúp giảm kích thước búi trĩ cũng như giảm sưng viêm đại trực tràng. Nhiều người dùng nói rằng việc sử dụng thuốc Preparation H đặt hậu môn rất hiệu quả để cải thiện các triệu chứng ngứa, rát sau khi đi đại tiện.
Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật các cách trị trĩ ngoại phổ biến hiện nay
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh trĩ ngoại
Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại khác nhau được áp dụng điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bôi trĩ ngoại hay viêm uống thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại thì bạn nên chú ý những điều quan trọng sau đây:

- Nói rõ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng với bác sĩ trước khi bác sĩ kê đơn thuốc chữa trĩ hiệu quả cho bạn để bác sĩ tư vấn, hướng dẫn bạn cách sử dụng hiệu quả.
- Các loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại thường chống chỉ định với phụ nữ mang thai nên hãy cân nhắc trước khi sử dụng.
- Cần ngưng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng cách dùng, đặc biệt không sử dụng thuốc hết hạn hay các loại thuốc đã mở nắp quá lâu trước đó.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ đúng yêu cầu để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
- Sử dụng thuốc chữa trĩ ngoại độ 1, độ 2 ở giai đoạn nhẹ cần kết hợp với việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như duy trì tập luyện thể dục thể thao; bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống, không ăn các loại thực phẩm cay nóng, hạn chế uống rượu bia hay nước ngọt có gas; không nên ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài,…
- Nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.
Xem thêm: Tìm hiểu các cách chữa trĩ ngoại dân gian và lưu ý khi áp dụng
Như vậy, bài viết trên đã giải thích cụ thể về các loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại phổ biến với những công dụng tức thì, ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý áp dụng điều trị bàng thuốc khi chưa thăm khám. Ngoài ra, hãy liên hệ đến Phòng khám bệnh trĩ với hotline 0243 9656 999 nếu như có thắc mắc bệnh lý cần hỗ trợ giải đáp.
Trả lời