Thắt trĩ nội: Có nên thực hiện không? Hiệu quả ra sao?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Hiện nay, thắt trĩ nội được coi là một trong những thủ thuật điều trị bệnh trĩ tương đối phổ biến với việc được áp dụng đa dạng tại nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, phương pháp thắt búi trĩ nội vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả điều trị. Thực hư hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về biện pháp này, cùng đón đọc nhé!

Thắt trĩ nội là gì?

Thắt trĩ nội là gì?
Thắt trĩ nội là gì?

Thắt trĩ nội được biết đến là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ truyền thống tương đối quen thuộc. Phương pháp này có thể hiểu là bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để cố định búi trĩ nội, sau đó tiến hành thắt đáy búi trĩ bằng vòng cao su chuyên dụng. 

Nguyên lý hoạt động của phác đồ thắt búi trĩ nội là ngăn chặn máu lưu thông đến nuôi các búi trĩ, các tổ chức tế bào bên trong sẽ hình thành nên các mô sẹo xơ cứng dính chặt lấy lớp biểu bì dưới da. Điều này giúp cố định hậu môn và góp phần bảo vệ lớp đệm hậu môn an toàn.

Phương pháp thắt trĩ nội này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao nếu không sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đáng tiếc đến các mô lành xung quanh cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Khi nào có thể thực hiện thắt trĩ nội?

Thắt trĩ nội mặc dù quá quen thuộc trong việc điều trị bệnh trĩ hiện nay nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng điều trị với phương pháp này. Việc thắt búi trĩ nội chỉ được áp dụng với các trường hợp như:

Khi nào có thể thực hiện thắt trĩ nội?
Khi nào có thể thực hiện thắt trĩ nội?
  • Trĩ nội độ 1 và độ 2, chưa xuất hiện biến chứng nguy hiểm
  • Chỉ áp dụng với trường hợp trĩ nội có cuống dài
  • Thường áp dụng với trường hợp trĩ nội sau khi đã thực hiện điều trị với phương pháp nội khoa không đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, việc thực hiện thắt trĩ nội không áp dụng chỉ định điều trị với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh trĩ như sau:

  • Người mắc trĩ nội độ 3, độ 4 hay trường hợp bị trĩ hỗn hợp, trĩ vòng quanh hậu môn phức tạp
  • Người bị trĩ đang có biểu hiện nhiễm trùng hậu môn, viêm nhiễm búi trĩ
  • Người bị rối loạn đông máu sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu quá mức
  • Người có búi trĩ nội quá nhỏ hay còn gọi là búi trĩ nội không đủ mô, không đủ để thắt chun búi trĩ nên hiệu quả điều trị không khả thi.

Chính vì thế, trước khi quyết định tiến hành thắt búi trĩ nội thì người bệnh cần phải tiến hành thăm khám chuyên khoa kỹ càng để xác định chính xác tình trạng bệnh để biết xem mình có phù hợp với việc thắt búi trĩ nội hay không.

Xem thêm: Khi nào cần mổ trĩ nội? Phương pháp, quy trình thực hiện và lưu ý

Quy trình thực hiện thắt trĩ nội như thế nào?

Việc thắt trĩ nội không còn quá xa lạ và cũng giống như nhiều phương pháp điều trị khác thì việc thắt trĩ cũng có quy trình thực hiện cụ thể. Như đã nói ở trên thì việc thắt búi  trĩ tuy đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật với độ chính xác cao.

Quy trình thực hiện thắt trĩ nội như thế nào?
Quy trình thực hiện thắt trĩ nội như thế nào?

Hiện nay, quy trình thực hiện thắt búi trĩ nội an toàn đang được thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Thăm khám chuyên khoa với bước nội soi hậu môn để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trĩ nội, xác định đúng vị trí búi trĩ nội trước khi tiến hành thắt chun búi trĩ.
  • Bước 2: Tiến hành vệ sinh ống hậu môn sạch sẽ, nếu còn sót ít phân bên trong sẽ cần thực hiện thụt tháo để làm sạch.
  • Bước 3: Bệnh nhân có thể nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng sang phải, sang trái, tùy theo vị trí búi trĩ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thực hiện.
  • Bước 4: Đặt dụng cụ thắt trĩ vào ống soi hậu môn. Sau đó, dùng máy hút hoặc kìm kéo búi trĩ vào trong ống hình trụ. Bật lẫy để vòng cao su ôm gốc búi trĩ. Thắt trĩ nội thường tiến hành thắt trên đường lược 5mm và có thể thực hiện thắt từ 2 – 3 búi trĩ cùng lúc.
  • Bước 5: Tiến hành băng bó và theo dõi sau quá trình thực hiện. Kiểm tra thăm khám lại theo thời gian chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Việc thực hiện thắt trĩ nội nên được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhằm đảm bảo quy trình điều trị chính xác, an toàn, mang lại hiệu quả điều trị phù hợp, tối ưu.

Thắt trĩ nội có đau không? Bao lâu thì rụng?

Mặc dù là một phương pháp điều trị bệnh trĩ nội truyền thống tương đối quen thuộc nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc rằng, liệu việc thắt trĩ nội có đau đớn không? Thời gian rụng búi trĩ sau khi thắt là bao lâu? Giải đáp cho thắc mắc này, chuyên gia hậu môn trực tràng nhiều năm kinh nghiệm cho biết:

Thắt trĩ nội có đau không? Bao lâu thì rụng?
Thắt trĩ nội có đau không? Bao lâu thì rụng?
  • Thắt búi trĩ thường rất đau: Vì thủ thuật thắt búi trĩ nội thường cột quanh vùng da hậu môn nên hầu hết mọi người sau khi thực hiện đều có cảm giác cực kỳ đau đớn. Đặc biệt, có những trường hợp bệnh nhân sau khi thắt trĩ có cảm giác đau đớn kèm theo ngứa ngáy quanh khu vực hậu môn, đặc biệt là các cơn đau kéo dài ở khu vực đường lược thì bệnh nhân còn phải đi cắt bỏ vòng cao su và tiến hành thắt lại để hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra, sau khi thắt trĩ nội người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng dưới âm ỉ và thỉnh thoảng có biểu hiện buồn đi đại tiện liên tục.
  • Thắt búi trĩ thường tự rụng sau 7 – 15 ngày thắt: Thông thường thời gian búi trĩ tự rụng sẽ khác nhau tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân nhưng sẽ kéo dài trong khoảng thời gian khoảng 7 – 15 ngày. Dễ nhận biết búi trĩ bị rụng hay chưa là có thể thấy búi trĩ theo đường đại tiện đào thải ra ngoài, có lẫn trong phân cùng với vòng chun thắt búi trĩ. Hơn nữa, khi búi trĩ chưa rụng thì người bệnh vẫn có biểu hiện đi đại tiện ra máu và có cảm giác hơi đau ở trực tràng do búi trĩ bị thắt cọ xát với phân được đào thải ra ngoài.

Không thể khẳng định chính xác thời gian rụng búi trĩ cũng như mức độ đau đớn của người bệnh khi thực hiện điều trị trĩ theo phương pháp này. Cũng như việc người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện bất thường khác nhau nên hãy thăm khám nếu có vấn đề bất thường để kịp thời khắc phục, hạn chế nguy hiểm xảy ra.

Giải đáp: Thắt trĩ nội có nguy hiểm không?

Thắt trĩ nội là một phương pháp chữa trĩ truyền thống nên không thể tránh khỏi những hạn chế xảy ra khi thực hiện điều trị. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân sau khi thực hiện thắt búi trĩ nội đã gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau đây:

Chảy máu hậu môn

Thắt trĩ nội có nguy hiểm không? - Chảy máu hậu môn
Thắt trĩ nội có nguy hiểm không? – Chảy máu hậu môn

Rất nhiều trường hợp người bệnh bị chảy máu hậu môn khi thực hiện thắt trĩ nội với chun. Điều này có thể hiểu do thủ thuật điều trị bệnh trĩ này sẽ tiến hành thắt trĩ quanh vùng da hậu môn nên vừa gây cảm giác đau đớn vừa khiến vùng da này bị kéo căng dễ chảy máu. 

Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân đi đại tiện rặn quá mạnh sẽ dẫn đến trầy xước búi trĩ thắt chun, khiến búi trĩ bị chèn ép và xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện này. Mức độ chảy máu có thể khác nhau tùy theo từng tình trạng bệnh nhân cũng như mức độ tổn thương búi trĩ ra sao.  

Tuột vòng cao su

Đây là biến chứng tương đối dễ gặp đối với trường hợp thực hiện thắt chun búi trĩ. Sau khi thắt chun búi trĩ thì người bệnh nếu vận động quá mạnh hoặc việc đi đại tiện dùng sức rặn quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến búi trĩ nội được thắt bên trọng. Khi áp lực dồn lên búi trĩ quá lớn thì sẽ bị chèn ép và hậu quả là chun búi trĩ bị đứt hoặc bị tuột.

Đối với trường hợp này thì người bệnh cần phải thực hiện thắt búi trĩ lại và lần thực hiện sau này chắc chắn sẽ đau hơn nhiều so với lần trĩ do búi trĩ đã bị tổn thương. 

Xuất hiện cục máu đông

Xuất hiện cục máu đông
Xuất hiện cục máu đông

Có một số ít trường hợp bệnh nhân sau khi thắt búi trĩ nội đã gặp phải tình trạng xuất hiện cục máu đông ở tĩnh mạch hậu môn. Máu đông lúc này khiến cho việc lưu thông máu gặp khó khăn và tiến hành cắt bỏ máu đông là một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này.

Nhiễm trùng búi trĩ

Khi thắt trĩ nội thì không thể tránh khỏi việc búi trĩ bị tổn thương do cần cắt đứt mạch máu nuôi búi trĩ, để cho búi trĩ tự rụng. Chính điều này vô tình khiến vùng hậu môn của người bệnh luôn chảy dịch nhầy mùi hôi, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm búi trĩ.

Đặc biệt, sau khi thắt búi trĩ thì búi trĩ thắt chun rất dễ bị tổn thương do đi đại tiện rặn mạnh, vừa gây ra các vết nứt hậu môn nên càng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại vị trí vết nứt, dẫn đến viêm nhiễm lây lan ở các búi trĩ.

Nứt búi trĩ nội

Đây được coi là một biến chứng tương đối nguy hiểm sau khi thắt trĩ nội, nếu như không nhanh chóng khắc phục tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Việc tiến hành thắt chun quá chặt khiến cho việc búi trĩ bị chèn ép quá chặt trong thời gian đột ngột sẽ gây nứt búi trĩ. 

Chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng nứt búi trĩ xảy ra thì người bệnh cần nhanh chóng khắc phục triệu chứng này, tiến hành cắt bỏ búi trĩ để không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài các biến chứng trên thì sau khi thực hiện thắt búi trĩ nội thì người bệnh có thể gặp một số ảnh hưởng khác như tắc mạch trĩ, bí tiểu, sốt cao,…

Xem thêm: Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam có triệt tiêu búi trĩ?

Sau khi thắt trĩ nội cần chú ý điều gì?

Như đã nói ở trên, thắt trĩ nội là một phương pháp điều trị bệnh trĩ truyền thống nên tỷ lệ điều trị thành công không thực sự cao nên cần chú ý chăm sóc sau thực hiện kỹ càng để nâng cao hiệu quả điều trị. Việc bạn chăm sóc vùng hậu môn như thế nào sẽ quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh trĩ nội.

Sau khi thắt trĩ nội cần chú ý điều gì?
Sau khi thắt trĩ nội cần chú ý điều gì?

Bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo mọi người nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt sau đây để đạt được kết quả điều trị như mong muốn:

  • Ngâm rửa hậu môn với nước ấm: Sau khi thắt búi trĩ, bác sĩ thường chỉ định người bệnh nên ngâm rửa hậu môn với nước ấm để làm dịu cảm giác đau đớn do thắt chun búi trĩ gây ra. Hơn nữa, việc ngâm nước ấm sau khi đi đại tiện cũng giúp hạn chế xảy ra tình trạng vi khuẩn có hại xâm nhập, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Khuyến cáo người bệnh khi thực hiện thắt trĩ nội cần chú ý vệ sinh thật sạch sẽ khu vực hậu môn với nước muối ấm pha loãng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, nên chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, lau thật khô với khăn mềm rồi mới được mặc quần lót để hạn chế ẩm ướt ở khu vực hậu môn có thể gây nhiễm trùng.
  • Hạn chế hoạt động mạnh: Người bệnh tuyệt đối không được vận động mạnh sau khi thực hiện thắt búi trĩ. Việc hoạt động quá mạnh rất dễ khiến cho chun búi trĩ bị tuột ra ngoài hoặc làm co búi trĩ đột ngột sẽ gây chảy máu ồ ạt rất nguy hiểm. Hơn nữa, nên chú ý đứng dậy từ từ để hạn chế nguy cơ nứt búi trĩ cũng như đau đớn xảy ra đột ngột.
  • Sử dụng thuốc có kê đơn: Trường hợp bệnh nhân sau khi thực hiện thắt trĩ nội thường sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chỉ định với các loại thuốc uống, thuốc bôi để hỗ trợ quá trình co búi trĩ nhanh chóng, an toàn. Người bệnh cần chú ý sử dụng đúng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, cũng như tuyệt đối không được mua thêm thuốc về sử dụng bừa bãi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đằng sau. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu muốn việc thực hiện thắt búi trĩ nội đạt được hiệu quả cao. Nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây để giảm thiểu cảm giác đau đớn khi đi đại tiện và nên bổ sung nhiều nước trong ngày để giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê hay thuốc lá bởi không tốt cho việc tự co búi trĩ. Nếu ăn uống không lành mạnh rất dễ gây nên các ổ viêm ở búi trĩ khiến cho việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn.

Thắt trĩ nội có nguy cơ tái phát không?

Hiện nay, không ít bệnh nhân hoài nghi về hiệu quả điều trị bệnh trĩ với phương pháp thắt trĩ nội. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này vẫn có biểu hiện tái phát bệnh trĩ nội sau khi đã khỏi. Lý giải cho điều này, bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm cho biết:

Thắt trĩ nội có nguy cơ tái phát không?
Thắt trĩ nội có nguy cơ tái phát không?
  • Do sót chân trĩ: Việc thắt búi trĩ nội có thể làm sót chân trĩ do kỹ thuật thắt của bác sĩ thực hiện kém, không thắt đúng vị trí nên chưa loại bỏ được hết chân trĩ nên dẫn đến tình trạng bệnh tái phát.
  • Do sự chủ quan của người bệnh: Nhiều bệnh nhân sau khi thắt chun búi trĩ nhưng không chú ý quan sát dẫn đến tình trạng tuột chun búi trĩ hay đứt chun cũng không phát hiện được. Điều này dẫn đến việc triệu chứng bệnh đang có biểu hiện giảm thì lại tái phát với mức độ nặng hơn.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện điều trị bệnh trĩ bằng những phương pháp hiện đại để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá cực kỳ cao phương pháp cắt trĩ HCPT – II khắc phục mọi nhược điểm của các phương pháp cắt trĩ truyền thống và có hiệu quả cao, điều này khiến nó được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Một số lợi ích nổi bật của phương pháp tiến bộ vượt trội với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bao gồm:

  • Hiệu quả chính xác: Búi trĩ nội được cắt chính xác và toàn bộ chân trĩ được loại bỏ để giảm tỷ lệ tái phát bệnh sau này, mang đến hiệu quả điều trị vượt trội so với nhiều phương pháp khác.
  • Mức độ xâm lấn nhỏ: Việc thực hiện theo nguyên lý xâm lấn tối thiểu sẽ giúp giảm đau đớn, tổn thương nghiêm trọng và chảy máu, đặc biệt là giảm nguy cơ sẹo sau phẫu thuật.
  • Thực hiện đơn giản: Không mất quá nhiều thời gian khi chỉ với 15 – 20 phút điều trị, tùy theo tình trạng cũng như số lượng búi trĩ nội mà thời gian thực hiện sẽ khác nhau.
  • Hồi phục nhanh chóng: Bằng việc hạn chế xâm lấn, ảnh hưởng đến các tế bào lành tính xung quanh nên người bệnh sau điều trị có thể ra về ngay mà không cần nằm viện, giúp quá  trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng nổi tiếng ở Thủ đô, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, hiện đang sử dụng phương pháp cắt trĩ nội này. Trong quá trình cắt trĩ nội tại phòng khám, người bệnh sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao và các thiết bị y tế hiện đại. Điều này sẽ cải thiện hiệu quả điều trị và đạt được hiệu quả cầm máu trĩ nội rất nhanh chóng.

Xem thêm: Chữa bệnh trĩ bằng Đông y ở Hà Nội – Cập nhật top 04 cơ sở y tế uy tín

Như vậy, có thể nói việc thắt trĩ nội tương đối đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại nhiều biến chứng nguy hiểm khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những phương pháp điều trị trĩ nội tiên tiến, hiện đại để mang lại hiệu quả dài lâu, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Đừng quên, nếu có thắc mắc bệnh lý khác, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến hotline 0243 9656 999 để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp chi tiết, cụ thể, chính xác. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *