Rò hậu môn xuyên cơ thắt là do đâu và cách chữa hiệu quả ?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Rò hậu môn xuyên cơ thắt là một trong những dạng rò hậu môn phổ biến, thường hình thành từ áp-xe hậu môn không được điều trị triệt để. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới, gây bất tiện trong sinh hoạt và việc điều trị không hề đơn giản. Mặc dù khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp chữa hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về rò hậu môn xuyên cơ thắt để có hướng xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe một cách chủ động.

Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì ?

Rò hậu môn xảy ra khi giữa tuyến hậu môn bên trong và vùng da xung quanh hậu môn hình thành 1 đường nối bất thường, gọi là đường rò. Về mặt y học, cơ chế hình thành rò hậu môn được giải thích như sau:

Bệnh xuất hiện chủ yếu do nhiễm trùng mãn tính tại các tuyến hậu môn, thường bắt đầu từ sự tắc nghẽn do phân, vi khuẩn hoặc mảnh vụn tế bào, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Quá trình này dẫn đến áp-xe hậu môn – một khối mủ viêm nằm trong mô xung quanh hậu môn.

Nếu áp-xe không được không được dẫn lưu đúng cách hoặc tự vỡ có thể tạo thành một đường hầm chứa mủ, khiến cho cho dịch viêm lan từ tuyến hậu môn ra ngoài da, hoặc vào trong lòng trực tràng. Đường hầm này chính là đường rò hậu môn.

Rò hậu môn xuyên cơ thắt là tình trạng đường rò đi qua một phần hoặc toàn bộ cơ thắt hậu môn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát phân, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đây là dạng rò phổ biến nhất, chiếm khoảng 60-70% tổng số ca mắc.

Dựa vào mức độ tổn thương cơ thắt, rò hậu môn xuyên cơ thắt được chia thành hai loại:

  • Rò xuyên cơ thắt thấp: Đường rò đi qua phần dưới của cơ thắt ngoài, thường nằm gần bề mặt da và ít ảnh hưởng đến chức năng hậu môn. Việc điều trị thường đơn giản hơn và ít nguy cơ biến chứng.
  • Rò xuyên cơ thắt cao: Đường rò đi qua phần cao của cơ thắt ngoài, gần với trực tràng. Loại này có nguy cơ cao gây suy giảm chức năng kiểm soát hậu môn, quá trình điều trị phức tạp hơn để tránh biến chứng như rỉ phân hoặc mất kiểm soát đại tiện.
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì ?
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì ?

Nguyên nhân gây ra rò hậu môn xuyên cơ thắt 

Để hiểu rõ vì sao người bệnh dễ mắc rò hậu môn xuyên cơ thắt, có thể phân loại nguyên nhân và yếu tố nguy cơ thành hai nhóm chính: nguyên nhân chủ quan, liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh, và nguyên nhân khách quan, bao gồm các yếu tố cơ địa hay bệnh lý nền trước đó.

Nguyên nhân chủ quan, ví dụ như thói quen vệ sinh hậu môn kém, quan hệ tình dục qua đường hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây áp-xe hậu môn.

  • Áp-xe hậu môn là nguyên nhân gây ra 90% các trường hợp rò hậu môn nếu không được điều trị triệt để. Khi mủ không được dẫn lưu hoàn toàn, lúc này ổ áp xe lan rộng và phá hủy cơ thắt, tạo đường rò xuyên cơ thắt.
  • Vệ sinh hậu môn không sạch sau đại tiện, sử dụng giấy vệ sinh thô ráp hoặc dung dịch vệ sinh không phù hợp làm tổn thương da, mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên, từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, gây táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn. Táo bón khiến niêm mạc bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, trong khi tiêu chảy mãn tính kích thích hậu môn liên tục, dễ gây ra viêm nhiễm và áp-xe.
  • Quan hệ qua đường hậu môn có thể gây tổn thương cơ thắt và niêm mạc, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không có biện pháp bảo vệ.
  • Người bị tiểu đường có khả năng lành vết thương kém, dễ gây nhiễm trùng kéo dài. Trong khi đó, các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư hoặc điều trị bằng hóa trị làm suy yếu khả năng kiểm soát nhiễm trùng, tăng nguy cơ rò hậu môn.

Nguyên nhân khách quan xuất phát từ cơ địa, bệnh lý nền sẵn có và những hệ quả khó kiểm soát từ quá trình điều trị.

  • Một số người có cấu trúc tuyến hậu môn phức tạp, nằm sâu trong cơ thắt, khiến viêm nhiễm dễ lan vào các lớp cơ và hình thành rò xuyên cơ thắt. Ngoài ra, tuyến hậu môn lớn hơn bình thường cũng làm tăng nguy cơ áp-xe và rò hậu môn.
  • Bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính), viêm loét đại tràng, lao hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng… là những bệnh lý về tiêu hóa và hậu môn làm cho suy yếu niêm mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành đường rò.
  • Ảnh hưởng sau phẫu thuật hậu môn – trực tràng: Một số trường hợp phẫu thuật cắt trĩ, cắt polyp hoặc mổ áp-xe không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương cơ thắt, tạo điều kiện cho rò hậu môn phát triển.
  • Nhiễm trùng huyết, giang mai, lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể lan đến hậu môn, gây áp-xe và rò hậu môn xuyên cơ thắt.
Nguyên nhân gây ra rò hậu môn xuyên cơ thắt 
Nguyên nhân gây ra rò hậu môn xuyên cơ thắt

Triệu chứng thường gặp của rò hậu môn xuyên cơ thắt 

Theo chuyên gia y tế, rò hậu môn xuyên cơ thắt có những dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết. Nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể ngăn ngừa các biến chứng và tránh chuyển biến phức tạp dựa vào những triệu chứng thường gặp như:

  • Xuất hiện lỗ nhỏ gần hậu môn, nhìn được bằng mắt thường hoặc sờ thấy khi ấn vào vùng xung quanh hậu môn.
  • Chảy mủ hoặc dịch từ lỗ rò: màu vàng, trắng đục hoặc xanh, có mùi hôi.
  • Đau nhức, khó chịu quanh vùng hậu môn, đặc biệt khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc trở nên dữ dội khi tái nhiễm trùng.
  • Ngứa ngáy liên tục, sưng đỏ hoặc kích ứng vùng da xung quanh hậu môn do chảy mủ và viêm nhiễm.
  • Nếu đường rò bị nhiễm trùng lan rộng, cơ thể có thể phản ứng bằng sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi dẫn đến chán ăn, suy nhược cơ thể.
  • Xì hơi hoặc đại tiện không tự chủ trong một số trường hợp

Hoặc chúng ta có thể nhận biết tình trạng bệnh theo ba giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng không xuất hiện cùng một lúc mà thường tiến triển dần, do đó cần theo dõi sức khỏe sát sao để can thiệp ngay khi cần thiết.

  • Giai đoạn tiền rò (áp-xe hậu môn): Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, căng tức nhẹ vùng hậu môn trong giai đoạn này. Ngoài ra kèm theo mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ do phản ứng viêm, nhưng chưa có cảm giác ngứa hay chảy mủ vì áp-xe chưa vỡ. Nếu tình trạng này kéo dài, ổ áp-xe sẽ tự vỡ hoặc lan rộng dẫn đến hình thành đường rò.
  • Giai đoạn hình thành rò (lỗ rò mở): Xuất hiện lỗ rò quanh hậu môn, có thể sờ thấy cục cứng dưới da. Mủ chảy ra ngoài có màu vàng, trắng đục hoặc xanh, mùi hôi, giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, vùng da quanh hậu môn bị kích ứng, gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không điều trị, đường rò có thể mở rộng, tạo nhiều lỗ rò liên thông.
  • Giai đoạn rò mãn tính: Bệnh tiến triển nặng với nhiều lỗ rò xuất hiện, có thể tạo thành đường rò dài và phức tạp, dịch mủ chảy liên tục, có thể lẫn máu. Nhiễm trùng lan rộng sẽ khiến vùng hậu môn đau rát dữ dội. Nếu không điều trị triệt để, bệnh tái phát nhiều lần làm mất kiểm soát chức năng hậu môn, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng thường gặp của rò hậu môn xuyên cơ thắt 
Triệu chứng thường gặp của rò hậu môn xuyên cơ thắt

Ai có nguy cơ mắc rò hậu môn xuyên cơ thắt?

Rò hậu môn xuyên cơ thắt thường gặp ở nam giới trưởng thành, đặc biệt ở những người có tiền sử áp-xe hậu môn. Ngoài ra, các nhóm đối tượng sau đây cũng có nguy cơ cao bị áp-xe giữa cơ thắt, dẫn đến rò hậu môn xuyên cơ thắt:

  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ: Tỷ lệ mắc bệnh rò hậu môn ở nam cao gấp đôi do sự phát triển của tuyến hậu môn và thói quen sinh hoạt. Nhóm 30-50 tuổi có nguy cơ cao nhất do áp lực công việc, chế độ ăn uống kém lành mạnh.
  • Người đã hoặc đang mắc các bệnh về tiêu hóa hoặc hậu môn – trực tràng như viêm ruột, viêm đại tràng, các bệnh rối loạn đại tiện như táo bón, tiêu chảy…
  • Người thường xuyên quan hệ tình dục qua đường hậu môn dễ bị tổn thương niêm mạc và nhiễm trùng hậu môn cao.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch khi mắc các bệnh lý HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư… kiểm soát nhiễm trùng khó khăn hơn.
  • Người có thói quen vệ sinh hậu môn kém sau khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
  • Người từng phẫu thuật vùng hậu môn – trực tràng: Các can thiệp như cắt trĩ, cắt polyp có thể làm tổn thương mô, tạo điều kiện hình thành rò.
Ai có nguy cơ mắc rò hậu môn xuyên cơ thắt?
Ai có nguy cơ mắc rò hậu môn xuyên cơ thắt?

Rò hậu môn xuyên cơ thắt có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhấn mạnh, mặc dù rò hậu môn xuyên cơ thắt không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng không thể tự lành hay chỉ dùng thuốc. 

Do cấu trúc xơ hóa của đường rò, các loại thuốc hay kháng sinh chỉ có tác dụng kiểm soát hoặc giảm nhẹ triệu chứng bệnh, không thể tiêu diệt vi khuẩn sâu bên trong các tổ chức xơ nên không thể dứt điểm bệnh.

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đến khám khi rò hậu môn đã phức tạp khá cao, do tâm lý e ngại và chủ quan tự điều trị tại nhà. Điều này không chỉ kéo dài thời gian, tốn kém chi phí mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Dưới đây là một số biến chứng được cảnh báo nguy hiểm:

1. Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn

Rò hậu môn xuyên cơ thắt có thể gây tổn thương cơ thắt, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đại tiện. Người bệnh dễ bị són phân, mất tự chủ khi đi vệ sinh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

2. Tăng số lượng đường rò, tái phát nhiều lần

Nếu không điều trị triệt để, rò hậu môn có thể tái phát dai dẳng và phát triển thêm nhiều nhánh, hình thành rò phức tạp. Điều này không chỉ gây khó khăn trong điều trị mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương cơ thắt hậu môn.

3. Nguy cơ hoại tử do nhiễm trùng lan rộng

Nhiễm trùng không kiểm soát có thể lan sang vùng đáy chậu, bàng quang, trực tràng, thậm chí vào máu gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng. Trong trường hợp nặng, mô hậu môn có thể bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ một phần hậu môn hoặc trực tràng.

4. Nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng

Rò hậu môn kéo dài nhiều năm có thể làm biến đổi mô hậu môn, dẫn đến tăng sản tế bào bất thường, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân rò hậu môn mạn tính có nguy cơ ung thư cao hơn 3-5 lần so với người bình thường.

Xem thêm : Chữa rò hậu môn bằng đông y có hiệu quả hay không ?

Chữa rò hậu môn xuyên cơ thắt bằng cách nào?

Nếu bạn vẫn đang đang loay hoay tìm kiếm địa chỉ khám chữa rò hậu môn uy tín, có thể tham khảo ngay Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng ở địa chỉ 193C1 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hoạt động dưới sự cấp phép của Sở Y Tế, phòng khám tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các tiêu chuẩn y tế. Với vị trí đắc địa ngay trung tâm, gần bến xe, việc di chuyển đến đây vô cùng thuận tiện. Phòng khám đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy được nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh lựa chọn đến khám.

Phòng khám hiện đang áp dụng Kỹ thuật xâm lấn HCPT II bằng sóng cao tần vào điều trị rò hậu môn với tỷ lệ thành công lên tới 99%. Đây là phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay với những ưu điểm vượt trội, được thực hiện với 3 KHÔNG: không gây đau – không chảy máu – không cần nằm viện.

  • Công nghệ dùng nhiệt nội sinh không gây nóng rát, không viêm nhiễm. 
  • Kỹ thuật hiện đại xác định chính xác vị trí lỗ rò, bảo vệ các mô lành xung quanh, người bệnh sẽ ít thấy đau trong và sau thủ thuật.
  • Thao tác lấy bỏ các tổ chức xơ được xử lý nhanh chóng, tránh phải mở đường rò như các phương pháp truyền thống, không gây sẹo.
  • Thời gian làm thủ thuật ngắn, chỉ mất chưa đến 1 tiếng đã loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm, ngăn biến chứng và tái phát.
  • Sau thủ thuật, bệnh nhân có thể ra về ngay, không cần nằm viện, kết hợp dùng thuốc đông y theo chỉ dẫn của bác sĩ để hồi phục nhanh chóng.
  • Hiệu quả rõ rệt ngay từ lần điều trị đầu tiên, tiết kiệm chi phí so với các phương pháp không triệt để.

Hơn thế, phòng khám còn quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành giàu chuyên môn và tận tâm, luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc giúp bệnh nhân an tâm điều trị. Nhờ đó, hàng nghìn người đã được chữa khỏi bệnh thành công, lấy lại sự tự tin và tạm biệt nỗi lo các bệnh lý hậu môn – trực tràng.

Tại đây, các chuyên gia hàng đầu như Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, Đại tá. Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế… với ít nhất 40 năm kinh nghiệm trong chuyên khoa hậu môn – trực tràng, đã giúp đỡ hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh trĩ và lấy lại chất lượng cuộc sống.

Sau nhiều năm áp dụng kỹ thuật xâm lấn HCPT II là phương pháp chính vào điều trị rò hậu môn, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng tự hào chữa khỏi bệnh thành công cho hàng nghìn bệnh nhân. 

Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu cùng những đánh giá tích cực từ người bệnh đã góp phần khẳng định vị thế của phòng khám, là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng uy tín tại trung tâm.

Mọi chi phí khám chữa được niêm yết công khai, không phụ thu ngoài giờ, không yêu cầu tiền bồi dưỡng. Đặc biệt, nhằm hỗ trợ tốt hơn, phòng khám còn thường xuyên triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí dành cho bệnh nhân đặt hẹn khám trước, với hai cách sau đây:

  • Cách 1: Liên hệ trực tiếp hotline 0243 9656 999
  • Cách 2: Đặt hẹn trực tuyến và nhận tư vấn 1-1 miễn phí tại đây!
Chữa rò hậu môn xuyên cơ thắt bằng cách nào?
Chữa rò hậu môn xuyên cơ thắt bằng cách nào?

Xem thêm : Bệnh rò hậu môn có tái phát không và thời gian bao lâu ?

Làm thế nào phòng tránh rò hậu môn xuyên cơ thắt?

Bệnh rò hậu môn nói chung hay cụ thể là rò hậu môn xuyên cơ thắt thường xuất phát từ áp-xe hậu môn hoặc các bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể được giảm thiểu nếu điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cần thiết mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
Chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm và khăn mềm thay vì dùng giấy vệ sinh khô cứng. Ưu tiên các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, tránh cọ xát mạnh để không gây trầy xước, hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.

Duy trì lối sống khỏe mạnh:

  • Bổ sung nhiều loại chất xơ từ rau xanh, hoa quả, tránh ăn đồ cay nóng và rượu bia, uống đủ 2l nước/ ngày để đào thải độc tố, ngăn táo bón.
  • Rèn thói quen tập thể dục giúp thư giãn, giảm stress, tăng cường lưu thông máu và cải thiện sức khỏe đường ruột.
  • Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh đúng cách, không nhịn lâu, cũng không rặn mạnh và không ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

Điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan: Áp-xe hậu môn, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… để tránh biến chứng dẫn đến rò hậu môn. Nên thăm khám sức khỏe định kỳ nếu có tiền sử các bệnh lý này.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích xoay quanh căn bệnh rò hậu môn xuyên cơ thắt để tìm được giải pháp điều trị hiệu quả và không còn hoang mang. Đừng ngần ngại đi thăm khám để nhận chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hay muốn nghe tư vấn thêm về các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác, vui lòng liên hệ 0243 9656 999 để được hỗ trợ 1-1 nhanh chóng nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *