Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – hiểu hết về bệnh để điều trị hiệu quả

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hằng ngày. Trong đó, trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng bệnh trĩ thường gặp. Mặc dù cả hai loại đều liên quan đến sự giãn nở bất thường của tĩnh mạch hậu môn, nhưng mỗi loại lại có đặc điểm, triệu chứng và phương pháp điều trị riêng. Chính vì vậy, phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại sẽ giúp người bệnh tìm ra hướng điều trị đúng đắn, hạn chế biến chứng xảy ra. Hãy cùng chúng tôi theo dõi cách phân biệt và biện pháp điều trị trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Bệnh trĩ là gì? Gồm những loại nào?

Để có thể phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại một cách chính xác, chúng ta cần hiểu rằng bệnh trĩ là tình trạng giãn nở bất thường của các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng, tạo thành các búi trĩ. Đây là một bệnh lý phổ biến trong nhóm bệnh hậu môn – trực tràng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, hoặc những người thường xuyên bị táo bón.

Bệnh trĩ là gì? Gồm những loại nào?
Bệnh trĩ là gì? Gồm những loại nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người trưởng thành chiếm khoảng 4 – 5% dân số toàn cầu, và khoảng 50% người trên 50 tuổi từng có triệu chứng của bệnh trĩ. Hiện nay, bệnh trĩ được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, bên cạnh đó một loại trĩ là sự kết hợp của cả 2 dạng kể trên gọi là trĩ hỗn hợp: 

  • Trĩ nội: Xuất phát từ bên trong trực tràng, phía trên đường lược (nơi không có dây thần kinh cảm giác). Trĩ nội thường ít gây đau, nhưng dễ dẫn đến chảy máu hoặc sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: Xuất hiện bên ngoài hậu môn, dưới đường lược (khu vực có dây thần kinh cảm giác). Trĩ ngoại thường gây đau, sưng, và khó chịu rõ rệt.
  • Trĩ hỗn hợp: Kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ xuất hiện cả trong và ngoài hậu môn, thường gây triệu chứng phức tạp hơn.

Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại hay tìm hiểu trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào, chúng ta có thể dựa vào các điểm đặc trưng của từng dạng bệnh như triệu chứng, vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng. Để biết trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào, người bệnh có thể tìm hiểu dựa trên các thông tin dưới đây:

Nhận biết bệnh trĩ nội

Như đã chia sẻ, mỗi dạng bệnh trĩ sẽ có đặc điểm, triệu chứng khác nhau. Với bệnh trĩ nội người bệnh có thể thấy búi trĩ xuất hiện nằm bên trong ống hậu môn nên ở những giai đoạn đầu rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau trĩ nội sẽ phát triển rõ ràng hơn giúp người bệnh có thể nhận biết bệnh.

Nhận biết bệnh trĩ nội
Nhận biết bệnh trĩ nội

Cụ thể, bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng, mỗi cấp độ sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Trĩ nội cấp độ 1: Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn, kích thước nhỏ và chưa sa ra ngoài. Vùng này được bao phủ bởi niêm mạc trực tràng, không có dây thần kinh cảm giác đau, do đó bệnh nhân thường không cảm thấy đau. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng với số lượng ít và chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc trong phân
  • Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ to hơn, bắt đầu sa ra ngoài hậu môn khi rặn, nhưng tự co lại sau khi đi đại tiện. Cơn đau và lượng máu chảy ra khi đi đại tiện nhiều hơn. Cảm giác cộm cứng ở hậu môn cũng rõ rệt và gây khó chịu hơn so với giai đoạn 1
  • Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi rặn hoặc vận động và không tự co lại, cần dùng tay đẩy vào. Kích thước búi trĩ lớn hơn, kèm theo hiện tượng sưng viêm. Lượng máu chảy ra khi đi ngoài nhiều hơn, máu chảy thành giọt hoặc thành tia kèm theo búi trĩ tiết dịch nhầy
  • Trĩ nội cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất. Búi trĩ sa ra ngoài liên tục, không thể đẩy vào trong ngay cả khi nghỉ ngơi. Thời điểm này, búi trĩ lớn, dễ bị sưng viêm, phù nề, và gây đau đớn cho người bệnh cũng như có nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử cao

Nhận biết bệnh trĩ ngoại

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại có thể dễ dàng được mọi người chú ý hơn nhờ những thay đổi khác thường ở hậu môn. Bởi theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, búi trĩ ngoại khi xuất hiện thường nằm ở vùng rìa hậu môn nên hoàn toàn có thể sờ, nhìn thấy được.

Nhận biết bệnh trĩ ngoại
Nhận biết bệnh trĩ ngoại

Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện cục thịt mềm ở rìa hậu môn, khi mới xuất hiện chỉ có kích thước như hạt đậu và sau một thời gian sẽ to dần kèm theo triệu chứng sưng tấy hoặc thậm chí là lở loét. Trĩ ngoại được nhận xét là gây đau đớn hơn so với trĩ nội do vị trí của nó có nhiều dây thần kinh cảm giác nên các triệu chứng của bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng điển hình như đau khi đi đại tiện, máu chảy dính trên phân hoặc thành tia.

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại không phân thành 4 giai đoạn phát triển mà được chia thành 2 cấp độ trĩ nhẹ và trĩ nặng dựa trên mức độ nghiêm trọng của búi trĩ: 

  • Trĩ ngoại cấp độ nhẹ: Giai đoạn búi trĩ mới phát triển, có kích thước nhỏ nên các triệu chứng còn chưa rõ ràng như hơi râm ran ngứa, chảy máu ít nên thường không được chú ý
  • Trĩ ngoại cấp độ nặng: Giai đoạn búi trĩ đã phát triển phức tạp, kích thước búi trĩ to đi kèm các triệu chứng khó chịu hơn như máu chảy nhiều khi đi đại tiện, hậu môn đau nhức ngay cả khi đứng, ngồi,…

Đặc biệt, bệnh nhân cũng nên lưu ý rằng trĩ ngoại xuất hiện ở bên rìa hậu môn nên rất dễ tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như quần áo khiến búi trĩ dễ bị vỡ dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng. Vì vậy, nếu đang có các triệu chứng của trĩ ngoại người bệnh hãy nhanh chóng tìm hiểu và thăm khám để xử lý sớm nhé!

Xem thêm: Bị trĩ nội khi mang thai: Tại sao lại xuất hiện tình trạng này?

Giải đáp: trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm hơn?

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, ngoài phân biệt các triệu chứng, vị trí, đặc điểm của nó thì bệnh nhân cũng thường quan tâm đến trĩ ngoại hay trĩ nội nặng hơn hay cái nào nguy hiểm hơn.

Theo các chuyên gia, về cơ bản cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có bản chất giống nhau chính là đều là hiện tượng căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch. Chính vì vậy, ngoài vị trí và các biểu hiện ra bên ngoài thì cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có mức độ nguy hiểm tương đương nhau và nếu không kịp thời xử lý thì người bệnh đều có nguy cơ gặp phải các biến chứng khó chịu dưới đây:

Nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ

Nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ
Nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ

Cả trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn nặng đều có biểu hiện sa búi trĩ ra bên ngoài. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ dễ dàng bị cọ sát với quần áo dẫn đến tổn thương gây rách phần da bao bọc bên ngoài và chảy máu. Bên cạnh đó, búi trĩ sa ra ngoài cũng dễ tiết dịch nhầy khiến cho hậu môn luôn ở trong trạng thái ẩm ướt. Nếu búi trĩ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm khuẩn búi trĩ.

Khi bị nhiễm khuẩn búi trĩ, người bệnh sẽ thấy hậu môn sưng tấy, nóng rát gây đau đớn kèm theo đó là xuất hiện tình trạng lở loét nhẹ ở vùng hậu môn khiến người bệnh có thể bị sốt nhẹ.

Nguy cơ làm tắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ là tình trạng các mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và phá vỡ, thường xảy ra ở trĩ nội giai đoạn 3 và trĩ ngoại giai đoạn nặng. Khi mạch máu bị chèn ép sẽ gây tắc nghẽn và hình thành cục máu đông làm tắc mạch máu của búi trĩ. Về lâu dài búi trĩ có có máu lưu thông nuôi dưỡng tại các phần bị tắc mạch máu sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, hoại tử hậu môn.

Người bệnh có thể nhận biết biến chứng tắc mạch trĩ thông qua các dấu hiệu như xuất hiện các khối sưng to tại rìa hậu môn, búi trĩ sưng căng mọng và đau rát,…

Gây sa nghẹt hậu môn

Gây sa nghẹt hậu môn
Gây sa nghẹt hậu môn

Sa nghẹt hậu môn thường xảy ra khi búi trĩ có kích thước quá lớn. Các búi trĩ này sẽ gây chèn ép và làm tắc ống hậu môn hay còn gọi là sa nghẹt búi trĩ. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề đại tiện. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của các chức năng trong cơ thể mà còn gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

Nhiều bệnh nhân khi thấy hiện tượng sa nghẹt búi trĩ thì thường tự đặt ra câu hỏi sa nghẹt búi trĩ ở trĩ nội hay trĩ ngoại nặng hơn. Theo các chuyên gia y tế tình trạng này ở cả trĩ nội và trĩ ngoại có mức độ nguy hiểm tương đương nhau bởi hiện tượng này sẽ khiến hậu môn sưng đỏ, phù nề và tắc lỗ hậu môn. Càng để lâu thì hậu môn càng có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng nặng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nguy cơ nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là biến chứng vô cùng nghiêm trọng có thể xảy ra ở cả trĩ nội và trĩ ngoại do tình trạng viêm nhiễm nặng ở búi trĩ gây ra. Nhiễm trùng máu thường xảy ra do búi trĩ không được điều trị dứt điểm gây lở loét, viêm nhiễm nặng khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công vào máu.

Nhiễm trùng máu có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, do đó người bệnh cần nhanh chóng điều trị, làm phẫu thuật hoặc sàng lọc máu nếu cần thiết.

Tăng nguy cơ ung thư trực tràng

Tăng nguy cơ ung thư trực tràng
Tăng nguy cơ ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nguyên nhân bởi tình trạng viêm nhiễm búi trĩ lâu ngày đã khiến vi khuẩn đi sâu vào bên trong trực tràng và hình thành khối ung thư đại tràng hoặc ung thư ruột kết.

Người bệnh có thể thấy một số biểu hiện của ung thư trực tràng như đau bụng đi ngoài ra máu, lượng máu nhiều phun thành tia, phân nhỏ vón cục và có màu xám đen, đau co thắt ở dạ dày,…

Xem thêm: Tại sao sau sinh bị trĩ nội? Bệnh có tự khỏi không?

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại: trĩ nội hay trĩ ngoại khó chữa hơn?

Từ những phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, chắc hẳn mọi người đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh trĩ này. Những triệu chứng của cả 2 loại trĩ đều cần được xử lý sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm kể trên xảy ra.

Vấn đề đặt ra là bệnh trĩ có thể điều trị bằng biện pháp nào? Theo các chuyên gia, bệnh trĩ muốn điều trị hiệu quả thì trước đó cần được thăm khám, xác định tình trạng bệnh, loại trĩ để điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Về cơ bản, phương pháp điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại không có quá nhiều khác biệt bởi cả 2 loại bệnh đều được điều trị dựa trên mức độ bệnh như sau:

Điều trị bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng thuốc

Điều trị bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng thuốc
Điều trị bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng thuốc

Trĩ nội độ 1, 2 và trĩ ngoại giai đoạn nhẹ có các triệu chứng đơn giản và dễ dàng cải thiện nên ở những giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị trĩ khác nhau bao gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm hoặc dạng thuốc đặt hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc sẽ tập trung vào giúp bệnh nhân giảm nhanh triệu chứng như giảm đau, hạn chế chảy máu, giúp thư giãn các tĩnh mạch tại hậu môn. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc bắt buộc phải tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia. Những trường hợp tự ý mua thuốc về dùng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như kích ứng, dị ứng, chóng mặt buồn nôn,…

Điều trị bệnh trĩ mức độ nặng bằng can thiệp ngoại khoa

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT II hiệu quả
Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT II hiệu quả

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại không chỉ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh mà còn giúp bác sĩ tìm ra biện pháp ngoại khoa phù hợp với từng loại bệnh. Đối với những trường hợp nặng có triệu chứng trĩ kéo dài hoặc tái phát nhiều lần và điều trị bằng thuốc không có hiệu quả thì bắt buộc phải can thiệp y khoa.

Phổ biến nhất là can thiệp cắt bỏ búi trĩ. Hiện nay, Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đã thành công áp dụng HCPT II – phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu sử dụng sóng cao tần để loại bỏ búi trĩ. Sóng cao tần trong HCPT II có nhiệm vụ làm đông mạch máu cung cấp đến búi trĩ sau đó bác sĩ sẽ loại bỏ búi trĩ đã xác định. Nhờ nguồn máu đã được làm đông nên trong quá trình loại bỏ sẽ không có cảm giác đau đớn hoặc rất ít cũng như hạn chế được tình trạng chảy máu cũng như không ảnh hưởng đến các mô lành tính xung quanh.

Xem thêm: [Giải đáp] Yoga trị trĩ nội có thực sự hiệu quả không?

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả

Ngoài phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại để điều trị cho hiệu quả thì người bệnh cũng nên quan tâm đến các biện pháp phòng tránh bệnh trĩ sao cho hiệu quả cũng là vấn đề cần được quan tâm. Bệnh trĩ (bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại) thường xuất phát từ lối sống không lành mạnh và áp lực lên vùng hậu môn-trực tràng. Việc phòng ngừa bệnh trĩ tập trung vào giảm nguy cơ táo bón, cải thiện lưu thông máu và duy trì sức khỏe vùng hậu môn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả
Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, bông cải xanh, trái cây như chuối, cam hoặc các loại đậu. Chất xơ có trong chế độ ăn sẽ giúp làm mềm phân để hạn chế áp lực khi đi đại tiện, từ đó ngăn ngừa được bệnh trĩ hiệu quả. Và đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể, lượng nước cần thiết cho cơ thể là từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ hỗ trợ làm mềm phân cũng như tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện lành mạnh: Các chuyên gia đã khuyến cáo tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện bởi điều này có thể làm phân tích tụ gây cứng, khô dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, cũng không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh hoặc sử dụng điện thoại, sách báo khi đi vệ sinh. Thời gian lý tưởng khi đi vệ sinh chỉ từ 5-10 phút
  • Tăng cường vận động thể chất: Nếu công việc yêu cầu ngồi nhiều, hãy nghỉ giữa giờ để đứng dậy đi lại hoặc thực hiện các bài tập kéo giãn đơn giản. Ngoài ra, khi đứng lâu, bạn cũng nên thay đổi trọng lượng giữa hai chân để giảm áp lực lên vùng hậu môn. Không chỉ vậy, bác sĩ cũng khuyến khích nên thực hiện các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga, hoặc chạy bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Ngoài thay đổi tích cực chế độ ăn và thói quen sinh hoạt thì việc chủ động thăm khám hậu môn-trực tràng định kỳ nếu có nguy cơ hoặc triệu chứng trĩ (ngứa, chảy máu, sa búi trĩ). Đặc biệt là với những trường hợp có dấu hiệu bất thường như đau đớn hoặc chảy máu kéo dài, thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: [Giải đáp cụ thể] Thuốc bôi trĩ nội tốt nhất là loại nào?

Trên đây là những thông tin cơ bản để mọi người phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại rõ ràng, đồng thời gợi ý các phương pháp điều trị, phòng tránh an toàn, hiệu quả. Nếu mọi người vẫn còn thắc mắc về bệnh lý hậu môn phổ biến này thì hãy nhanh chóng liên hệ tới số điện thoại 0243.9656.999 hoặc đến ngay Đa khoa Quốc tế Cộng đồng để được hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *