Nứt kẽ hậu môn đang có tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Bệnh nứt kẽ hậu môn luôn mang lại cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe của họ. Tìm hiểu về bệnh cùng với dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh là cách giúp mọi người có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia về hậu môn trực tràng về vấn đề này, mọi người hãy theo dõi bài viết nhé.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì ?
Các chuyên gia về hậu môn – trực tràng cho biết: Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở vùng da xung quanh lỗ hậu môn, kèm theo sự co thắt và gây ra chảy máu mỗi khi đi đại tiện, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Bệnh nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở những người trung niên, tuy nhiên cũng có trường hợp chảy máu hậu môn xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Thực tế cho thấy, bệnh nứt kẽ hậu môn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi và thường phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là nhóm tuổi dễ bị táo bón nhất. Thông thường, vết nứt sẽ tự liền lại trong khoảng từ 4-6 tuần. Nếu vết nứt kéo dài hơn 8 tuần, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và cần phải tiên lượng phẫu thuật.

Vì sao nhiều người bị nứt kẽ hậu môn?
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:
- Do táo bón: Táo bón chính là lý do hàng đầu gây ra nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón, những khối phân cứng sẽ tạo ra các vết nứt hoặc vết rách ở niêm mạc hậu môn dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng vì thực tế lâm sàng cho thấy có không ít bệnh nhân không bị táo bón nhưng vẫn gặp phải nứt kẽ hậu môn.
- Do tổn thương hậu môn: Khi người bệnh đại tiện với phân thô cứng, việc gắng sức để đẩy chúng ra ngoài sẽ làm tổn thương hậu môn. Những tổn thương này kéo dài, khiến vết thương cũ không phục hồi được, lâu dần sẽ gây nứt hậu môn. Hoặc có thể do vận động mạnh làm rách hậu môn một cách vô tình.
- Do thói quen đại tiện không tốt: Nhiều người có thói quen thường xuyên nhịn đại tiện hoặc khi đi đại tiện thì kéo dài thời gian, bằng cách đọc sách, báo, sử dụng điện thoại, xem phim, chơi game… Những thói quen này sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến các bệnh lý về hậu môn – trực tràng, đặc biệt là nứt kẽ hậu môn.
- Do nhiễm trùng: Tại sao lại xảy ra tình trạng nứt kẽ hậu môn? Hậu môn là nơi chứa đựng rất nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Nếu chúng ta không thực hiện vệ sinh một cách sạch sẽ thì những vi khuẩn này sẽ xâm nhập, phát triển và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm cho cơ vòng hậu môn căng giãn quá mức, dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Hậu môn bị nứt kẽ nguyên nhân hàng đầu là do việc vệ sinh không đúng cách, không sạch sẽ, làm cho da quanh vùng hậu môn bị viêm nhiễm, và khiến cho khối apxe dưới da hậu môn bị vỡ ra, tạo nên các vết nứt ở kẽ hậu môn.
- Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Ống hậu môn thường có kích thước nhỏ, với nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh cảm giác. Theo số liệu thống kê, có khoảng 5-10% nữ giới ưa thích quan hệ qua đường hậu môn. Tuy nhiên, kiểu quan hệ này ẩn chứa nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hậu môn.

Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn nhất định không được chủ quan
Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì cả hai bệnh này đều có thể gây chảy máu trực tràng. Chính những nhầm lẫn này có thể dẫn đến sai lệch trong việc điều trị. Do đó, người bệnh cần lưu ý những triệu chứng nứt kẽ hậu môn sau đây để phòng tránh các tác động tiêu cực có thể xảy ra:
- Đại tiện ra máu: Khi gặp phải nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ thấy hiện tượng chảy máu ở hậu môn. Ban đầu, lượng máu chảy khá ít, chỉ là những vệt máu nhỏ ở vùng hậu môn hoặc lẫn vào phân. Theo thời gian, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu sẽ chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
- Đau rát hậu môn: Đau rát hậu môn là một trong những triệu chứng chủ yếu của nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau kéo dài liên tục khi đi đại tiện (đặc biệt là trong trường hợp bị táo bón), đại tiện ra máu, phân cứng, cơn đau sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
- Ngứa hậu môn: Thông thường, tại các vị trí bị nứt kẽ hậu môn sẽ xuất hiện các vết loét và tiết ra chất dịch nhầy khiến khu vực hậu môn ẩm ướt và luôn ngứa ngáy. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ mang lại cảm giác không thoải mái cho người bệnh. Khi cọ xát tại những vị trí bị nứt sẽ dễ dẫn đến tổn thương da.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt: mặc dù nứt kẽ hậu môn không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng nó vẫn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, luôn khó chịu bởi những cơn đau. Do đó, rất dễ dẫn đến tình trạng sợ đi đại tiện, chứng biếng ăn làm cơ thể trở nên thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, mệt mỏi kéo dài. Nếu nứt kẽ hậu môn trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng sốt cao, sưng tấy và chảy máu nhiều ở hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn để lâu sẽ nghiêm trọng như thế nào?
Bản chất của các vết nứt hậu môn thường không gây ra nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng của nứt kẽ hậu môn khi bệnh nhân không được điều trị, chậm trễ trong việc điều trị hoặc tự ý điều trị sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước:
- Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Các vết nứt hậu môn kéo dài hơn 6 tuần với kích thước lớn và sâu hơn. Vết nứt hậu môn mãn tính không thể tự hồi phục nếu không có sự can thiệp từ y tế.
- Hoại tử và ung thư hậu môn: Thường gặp trong trường hợp nứt kẽ hậu môn kèm theo viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tổn thương các tế bào niêm mạc hậu môn, dẫn đến hoại tử. Mức độ tổn thương càng nghiêm trọng, liên tục xâm lấn ra xung quanh hậu môn tạo ra các khối u ác tính. Tình trạng hoại tử hậu môn cần phải được điều trị kịp thời; càng để lâu thì tính mạng của bệnh nhân càng bị đe dọa.
- Nhiễm trùng hậu môn: Các vết nứt ở vùng hậu môn tạo ra một môi trường rất dễ dàng cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, vào hệ thống mạch máu gây nhiễm trùng huyết hoặc tấn công ngược về phía đường ruột gây viêm nhiễm và hình thành polyp ở hậu môn.
- Thiếu máu nghiêm trọng: Việc bị nứt kẽ hậu môn mãn tính có nghĩa là vết nứt không lành lại, khiến cho bệnh nhân chảy máu thường xuyên ngay cả khi không đi đại tiện. Lượng máu chảy ra càng nhiều thì dẫn đến tình trạng thiếu máu, tình trạng thiếu máu mãn tính khiến cơ thể trở nên suy nhược và ảnh hưởng đến tim.
Các biến chứng ít thường gặp hơn gồm có đại tiện không tự chủ, hẹp hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn, polyp hậu môn,…

Phương pháp điều trị hiệu quả đối với nứt kẽ hậu môn
Ban đầu, các vết nứt ở hậu môn thường có xu hướng tự lành trong khoảng 2-3 tuần nếu người bệnh thay đổi thói quen ăn uống và bổ sung nhiều chất xơ. Cùng với điều đó, bác sĩ điều trị sẽ kê đơn cho bệnh nhân thuốc mỡ giảm đau, gel bôi tại chỗ, thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng.
Nứt kẽ hậu môn cần bôi thuốc gì?
Mục tiêu của việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp nội khoa là giảm đau và hạn chế những khó chịu tại vị trí tổn thương. Thông thường, các vết nứt không nghiêm trọng và sẽ tự lành sau 6 tuần được gọi là nứt hậu môn cấp tính. Nếu vết nứt kéo dài trên 6 tuần thì cần được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, lúc này bệnh được gọi là nứt kẽ hậu môn mãn tính.
Thông thường, để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn, các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như:
1. Kem bôi Glyceryl Trinitrate dùng trị nứt kẽ hậu môn
Glyceryl Trinitrate (GTN) là loại thuốc được các bác sĩ chỉ định để điều trị nứt kẽ hậu môn cho những người từ 18 tuổi trở lên. Thuốc này có tác dụng hỗ trợ cơ vòng hậu môn, giúp thư giãn và cải thiện lưu lượng máu đến vùng hậu môn, từ đó giúp các vết nứt chóng lành.
Glyceryl Trinitrate thường được chỉ định điều trị các vết nứt ở hậu môn liên tục trong khoảng thời gian 8 tuần. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu nghiêm trọng. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn với liều lượng bằng một nửa mức khuyến cáo hoặc bổ sung thuốc giảm đau như Paracetamol.
Cần lưu ý rằng, đây là loại thuốc tương đối mạnh, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Không được sử dụng thuốc này cho trẻ em và trẻ sơ sinh.
2. Kem bôi chữa trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem
Kem bôi trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem là loại thuốc có sẵn mà không cần đơn thuốc. Diltiazem có tác dụng giúp cơ hậu môn thư giãn đồng thời hỗ trợ việc lành vết nứt một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể thoa thuốc 3 lần mỗi ngày liên tục trong 2-3 tháng để điều trị các vết nứt. Ngoài ra, thuốc cũng được cho là có thể hỗ trợ tình trạng viêm da quanh hậu môn và ngứa ngáy ở hậu môn.
Tương tự như Glyceryl Trinitrate, Diltiazem có thể gây ra một số cơn đau đầu nhẹ và có thể gây kích ứng vùng hậu môn, nhưng các tác dụng phụ thường không nghiêm trọng và không gây ra biến chứng khi sử dụng liên tục trong 3 tháng.
3. Thuốc mỡ Nitroglycerin bôi chữa nứt kẽ hậu môn
Nitroglycerin được dùng để ngăn chặn cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng cho những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn. Thuốc hoạt động bằng cách giúp các mạch máu xung quanh hậu môn thư giãn và giảm áp lực lên các vết nứt.
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc một cách đều đặn và thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số tác dụng phụ hay gặp bao gồm đau đầu nhẹ, hạ huyết áp, mất phương hướng nhẹ và cảm giác chóng mặt. Để hạn chế nguy cơ chóng mặt và ngã, bệnh nhân nên từ từ đứng dậy hoặc khi thay đổi tư thế.
Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà đơn giản
Không chỉ gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, bệnh nứt kẽ hậu môn nếu không chữa trị còn có thể gây biến chứng. Do vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ và có những phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Một số cách chữa nứt kẽ hậu môn dưới đây mà bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
1. Lá mồng tơi dùng chữa nứt kẽ hậu môn
- Chuẩn bị lá mồng tơi tươi, rửa sạch, để ráo rồi giã nát.
- Thêm khoảng 4-5 thìa nước lọc vào rồi khuấy đều hỗn hợp này, đắp lên vùng da bị bệnh.
- Giữ nguyên hỗn hợp lá mồng tơi ở hậu môn khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý trước khi đắp, người bệnh cần vệ sinh hậu môn thật sạch để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Thực hiện liên tục từ 10-15 ngày sẽ đem lại hiệu quả.
2. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng tinh dầu hoa oải hương
Không chỉ là thần dược dưỡng da, chống lão hóa, tinh dầu hoa oải hương còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: giảm đau, giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ… Đặc biệt, tinh dầu hoa oải hương cũng mang đến hiệu quả đáng kể trong việc chữa nứt kẽ hậu môn. Nó sẽ giúp làm dịu cơn đau, kháng viêm, giúp vết thương nhanh chóng được lành lại.
Cách thực hiện:
- Cho một lượng vừa đủ tinh dầu hoa oải hương vào chậu
- Đổ nước ấm vào với lượng thích hợp
- Ngâm hậu môn vào chậu nước vừa pha khoảng 20-30 phút sau đó rửa sạch
Lưu ý: Trước khi thực hiện ngâm, người bệnh cần tiến hành làm sạch vùng hậu môn. Kiên trì thực hiện từ 7-10 ngày cơn đau rát và vết thương sẽ được cải thiện.

3. Xông hơi tỏi chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt, từ lâu tỏi đã được coi là một loại kháng sinh tự nhiên. Ngâm vùng nứt kẽ hậu môn bằng tỏi có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành.
Cách thực hiện:
- Dùng 1-2 củ tỏi ta, bóc sạch vỏ và giã nát.
- Cho tỏi đã giã vào nồi và đun sôi trong khoảng 3 phút.
- Vệ sinh hậu môn thật kỹ lưỡng, sau đó xông với dung dịch đang sôi, rồi rửa sạch lại bằng nước.
Thực hiện đều đặn cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng tỏi sẽ thấy kết quả.
Một số điều cần lưu ý khi thực hiện điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
Việc sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị nứt kẽ hậu môn được coi là an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, những bài thuốc này không mang lại hiệu quả nhanh chóng mà yêu cầu người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài và chỉ có tác dụng đối với những người bị nứt kẽ hậu môn nhẹ. Trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào cơ thể để phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: nên rửa hậu môn ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt sau khi đại tiện, hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Sử dụng khăn sạch để lau hậu môn sau khi rửa. Điều này sẽ giúp khu vực hậu môn luôn được khô thoáng, hạn chế được vi khuẩn xâm nhập gây hại.
- Không nên sử dụng các loại khăn giấy có mùi thơm để lau chùi hậu môn
- Mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, không mặc quần lót quá chật hoặc chất liệu quá dày.
Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính nếu không được điều trị khỏi bằng các phương pháp khác, chuyên gia có thể khuyến nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật liên quan đến việc cắt một phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau, giúp cho vết nứt hậu môn nhanh chóng lành lại. Thông thường, chỉ có 20% người mắc nứt kẽ hậu môn cần phải thực hiện biện pháp phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật dưới đây thường được áp dụng trong việc điều trị nứt kẽ hậu môn.
1. Nong hậu môn
Phương pháp này giúp ngăn chặn lỗ hậu môn bị chít hẹp và được thực hiện dưới gây mê. Hậu môn của bệnh nhân sẽ được nong dần bằng panh hậu môn. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật này sau khi kiểm tra hậu môn mãn tính với các triệu chứng tái phát.
2. Cắt cơ vòng hậu môn
Một vết rạch được thực hiện trên cơ vòng hậu môn để nới lỏng vết nứt hoặc vết rách hậu môn, từ đó giảm sức căng và áp lực lên vết rách hậu môn, cho phép vết thương từ từ lành lại sau phẫu thuật.
3. Phương pháp HCPT II
Hiện nay, HCPT được xem xét bởi các chuyên gia là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị nứt kẽ hậu môn, không gây đau đớn và không làm tổn thương các khu vực xung quanh hậu môn. Phương pháp HCPT hoàn toàn loại bỏ viêm nhiễm, cắt bỏ cơ thắt và đồng thời kích thích quá trình tuần hoàn máu, tái tạo các tế bào mô mới, giúp các vết nứt nhanh chóng được bịt kín.
Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, có độ chính xác cao, không gây đau, thời gian điều trị ngắn, không gây chảy máu, giúp tránh tái phát.
Trên thực tế, không có phương pháp nào có thể ngăn ngừa triệt để tình trạng nứt kẽ hậu môn, nhưng người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
- Luôn giữ cho vùng hậu môn khô và sạch sẽ
- Vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và nước ấm
- Uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và tập thể dục đều đặn để tránh táo bón, khó khăn khi đi đại tiện
- Điều trị tiêu chảy ngay lập tức
- Thường xuyên thay tã cho trẻ sơ sinh, mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng của nứt kẽ hậu môn và cách điều trị. Tất cả thông tin đều mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh phát hiện ra các triệu chứng nứt kẽ hậu môn thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám một cách chi tiết. Mọi thắc mắc về bệnh lý, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với số điện thoại Hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Trả lời