Nứt kẽ hậu môn có gây ung thư không là câu hỏi khiến nhiều người lo lắng khi lần đầu mắc phải căn bệnh nhạy cảm này. Bệnh lý này thường khởi phát từ lối sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, khá giống với bệnh trĩ. Nhưng liệu nứt kẽ hậu môn có tiềm ẩn nguy cơ ác tính? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên gia hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng phân tích cụ thể để mang đến cho bạn đọc cái nhìn đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy nhất.
Tìm hiểu nguyên nhân để biết nứt kẽ hậu môn có gây ung thư không
Nứt kẽ hậu môn là vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra do rặn mạnh khi đại tiện, phân khô cứng do táo bón kéo dài. Tình trạng này gây đau, rát và chảy máu sau khi đi vệ sinh.
Đây là một trong những bệnh lý hậu môn phổ biến, thường tự khỏi sau vài tuần nếu cải thiện được tình trạng táo bón. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể chuyển sang mãn tính và cần can thiệp bằng phẫu thuật.
- Nứt hậu môn cấp tính: Vết nứt mới xuất hiện, kích thước nhỏ và còn nông. Người bệnh có cảm giác đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh ở giai đoạn này không được điều trị dứt điểm rất dễ chuyển sang mãn tính.
- Nứt hậu môn mãn tính: Vết nứt xuất hiện và kéo dài hơn 6 tuần, kích thước rộng và sâu hơn, triệu chứng và các cơn đau thắt dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần khiến gây ra khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.
Những ai dễ có nguy cơ mắc nứt kẽ hậu môn?
Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả trẻ nhỏ và người lớn. Những đối tượng dễ mắc bệnh thường là những người có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình đại tiện hoặc làm tổn thương vùng hậu môn, cụ thể như sau:
- Người bị táo bón mạn tính: Có nguy cơ cao nhất, khi đi đại tiện phân cứng, phải rặn mạnh thường xuyên khiến niêm mạc hậu môn bị rách.
- Người có sinh hoạt kém lành mạnh: Chế độ ăn ít xơ, uống ít nước, tiêu thụ nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và rượu bia làm tổn thương niêm mạc hậu môn, bên cạnh thói quen ngồi nhiều, ít vận động làm máu lưu thông kém.
- Người hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Làm tổn thương niêm mạc, đặc biệt nếu không có biện pháp bảo vệ và bôi trơn phù hợp.
- Người mắc bệnh lý nền ở ruột/ hậu môn: Các bệnh như viêm loét đại tràng, Crohn, lao, nhiễm trùng hậu môn, HIV… hoặc rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài làm cho niêm mạc hậu môn bị kích ứng, mỏng và dễ tổn thương.
- Phụ nữ sau sinh: Khi sinh thường, cơ sàn chậu và hậu môn chịu nhiều áp lực, dễ gây rách hoặc tổn thương. Sau sinh, nhiều mẹ cũng bị táo bón do thay đổi nội tiết và chế độ ăn uống.
- Trẻ nhỏ và người lớn tuổi: Trẻ thường bị táo bón hoặc tiêu chảy do chế độ ăn chưa ổn định. Với người sau 50 tuổi, thành ruột và cơ hậu môn yếu dần, dễ bị tổn thương hơn cũng thường ít vận động hơn.

Nắm rõ triệu chứng để biết nứt kẽ hậu môn có gây ung thư không
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của nứt kẽ hậu môn – dù là vết rách nhỏ nhưng lại gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:
- Đau rát khi đi đại tiện: Dấu hiệu đặc trưng nhất, cảm giác như bị dao cứa khi phân đi qua hậu môn. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, nhất là ở giai đoạn mãn tính.
- Chảy máu hậu môn: Máu tươi xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ vài giọt vào bồn cầu, thường không lẫn với phân, giúp phân biệt với các bệnh lý đại tràng khác.
- Co thắt hậu môn: Cảm giác hậu môn bị siết chặt sau khi đi ngoài, đau buốt kéo dài là phản xạ tự nhiên của cơ vòng nhằm bảo vệ vết thương.
- Ngứa rát, khó chịu quanh hậu môn: Do viêm nhẹ hoặc dịch tiết từ vết nứt gây kích ứng da.
- Ngại đi đại tiện: Sợ đau khiến người bệnh cố nhịn, làm táo bón nặng hơn và khiến vết nứt khó lành.

Nứt kẽ hậu môn có gây ung thư không?
Tin vui cho người bệnh là nứt kẽ hậu môn không tiềm ẩn nguy cơ ác tính, thế nhưng can thiệp y tế càng sớm trước khi tổn thương trở nên nghiêm trọng sẽ tăng tỷ lệ thành công và hồi phục nhanh chóng.
Bản chất là tổn thương cơ học, không phải tế bào bất thường
Nứt kẽ hậu môn là vết rách nhỏ do lực căng quá mức ở niêm mạc hậu môn, như rặn mạnh, phân cứng, táo bón. Đây không phải là sự phát triển bất thường của tế bào như trong ung thư.
Không có tính chất di truyền, không kích thích tế bào ung thư phát triển
Ung thư hình thành khi tế bào bị biến đổi gen, nhân lên mất kiểm soát. Trong khi đó, nứt kẽ chỉ là một dạng tổn thương vật lý không liên quan đến gen hay đột biến tế bào.
Không tạo môi trường ung thư hóa
Một số bệnh viêm mãn tính (viêm loét đại tràng, Crohn) làm tăng nguy cơ ung thư vì nếu kéo dài có thể gây đột biến tế bào. Nhưng nứt kẽ hậu môn thường là viêm cấp tính, nếu can thiệp từ sớm và đúng cách sẽ khỏi hẳn.
=> Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, vì nếu vết nứt kéo dài quá 6 tuần, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra các biến chứng khó điều trị như áp xe hậu môn, rò hậu môn… phải can thiệp bằng phẫu thuật. Đặc biệt nếu gặp các dấu hiệu như chảy máu tươi không rõ nguyên nhân, đau hậu môn kéo dài, xuất hiện cục sưng, hoặc sụt cân bất thường, cần đi khám sớm để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bao gồm cả ung thư hậu môn.

Xem thêm : Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Những tác hại và cách phòng ngừa
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Câu trả lời là CÓ, trong trường hợp đó là nứt kẽ hậu môn cấp tính và người bệnh chăm sóc đúng cách tại nhà.
Ở giai đoạn này, vết nứt còn nhỏ, mới hình thành, chưa gây tổn thương sâu hoặc biến chứng. Đặc biệt, nếu người bệnh không bị táo bón nặng, không chảy máu nhiều, và chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm áp lực lên vùng hậu môn, khả năng tự hồi phục khá cao (70–80%).
Các cách chăm sóc tại nhà giúp vết nứt nhanh lành
Để tăng khả năng lành bệnh mà không cần can thiệp y tế, người bệnh nên tuân thủ các biện pháp sau:
- Uống nhiều nước (2–2.5 lít/ngày) giúp làm mềm phân, hạn chế tình trạng rặn mạnh khi đại tiện.
- Bổ sung chất xơ qua rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt… giúp ngừa táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10–15 phút mỗi lần, 2–3 lần/ngày giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu để vết nứt nhanh lành.
- Đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn, không rặn mạnh tạo thói quen tốt để giảm tổn thương thêm cho vùng hậu môn.
- Giữ hậu môn sạch sẽ và khô ráo: Tránh viêm nhiễm, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương.
Người bệnh nứt kẽ hậu môn khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau 6 tuần chăm sóc mà vết nứt vẫn không lành, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nứt kẽ hậu môn mãn tính, không thể tự khỏi, với dấu hiệu thường gặp như:
- Đau rát hậu môn kéo dài, chảy máu khi đi ngoài.
- Xuất hiện cục nhỏ hoặc các phần da thừa xung quanh hậu môn, nhìn và sờ thấy được.
- Tái phát nhiều lần, dai dẳng, kèm triệu chứng bất thường nghi ngờ của bệnh lý khác như rò hậu môn, áp xe, trĩ…
Trong trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị đúng đắn, tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn và đạt hiệu quả dứt điểm.
Theo các chuyên gia hậu môn – trực tràng, can thiệp ngoại khoa là giải pháp tối ưu và triệt để cho các bệnh lý ở khu vực này, đặc biệt khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, có dấu hiệu biến chứng hoặc không còn đáp ứng với điều trị nội khoa (dùng thuốc, thay đổi lối sống,…) thông thường.Với sự phát triển vượt bậc của y học, nhiều kỹ thuật ngoại khoa tiên tiến đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm khắc phục nhược điểm như đau đớn, chảy máu, nhiễm trùng sau mổ… vốn thường gặp ở các phương pháp truyền thống.
Trong đó, kĩ thuật HCPT II – xâm lấn tối thiểu bằng sóng cao tần thế hệ mới, được đánh giá là bước đột phá trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng, đặc biệt là tình trạng nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu, trĩ, rò hậu môn…
Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng sóng điện cao tần với mức nhiệt được kiểm soát chính xác. Sóng này sẽ tác động trực tiếp vào vùng tổn thương để loại bỏ mô viêm mà không làm ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Cùng với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, ít gây đau và hạn chế để lại sẹo giúp bảo toàn thẩm mỹ vùng hậu môn và chức năng sinh lý tự nhiên.
- Giảm đau hiệu quả: Thao tác vết cắt nhỏ bằng sóng cao tần xác định chính xác vào vùng tổn thương, không gây tổn hại mô lành.
- Không gây bỏng rát: Nhiệt độ được kiểm soát nghiêm ngặt, không gây nóng trong suốt quá trình, ngăn nhiễm trùng hậu phẫu
- Tiêu diệt triệt để mầm bệnh: Loại bỏ ổ viêm nhiễm, vi khuẩn tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
- Thời gian thực hiện ngắn: Chỉ khoảng 30–45 phút, người bệnh có thể ra về ngay, không cần nằm viện.
- An toàn, phù hợp nhiều đối tượng: Áp dụng được cho cả người cao tuổi, người sợ đau hoặc có bệnh lý nền.
Xem thêm : Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông Y : Phương pháp hiệu quả và an toàn
Với nhiều năm kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật HCPT II vào điều trị, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã khẳng định vị thế là địa chỉ uy tín trong chuyên khoa các bệnh lý hậu môn. Bởi thực tế HCPT II có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao và hệ thống thiết bị y tế đủ đáp ứng mới có thể thực hiện thành công. Do đó, phòng khám được người bệnh luôn tin tưởng cũng nhờ vào quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng.
Với trình độ chuyên môn vững vàng cùng sự tận tâm với nghề, các bác sĩ luôn theo sát từng bước trong quá trình điều trị, kịp thời đưa ra những phương án xử lý phù hợp và an toàn. Chính điều đó mang lại cảm giác an tâm, thoải mái cho mỗi bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị tại đây.
- PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Bác sĩ đã có hơn 60 năm kinh nghiệm chuyên môn, là Nguyên Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam, hiện phụ trách chuyên môn chính tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên khoa hậu môn – trực tràng, có thời gian công tác dưới cương vị Phó Giám đốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng.
- Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế: Bác sĩ CKI cao cấp với hơn 40 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị các bệnh lý hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe, rò hậu môn, trĩ… với tỷ lệ thành công trên 90%.
- Đại tá. Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Châu: Bác sĩ là Nguyên Trưởng khoa Bệnh viện Quân Đội 354 danh tiếng và giữ nhiều chức vụ quan trọng khác sau hơn 30 năm công tác trong ngành y và đã giúp hàng nghìn bệnh nhân chữa khỏi bệnh hậu môn.

Đặc biệt, việc đưa vào sử dụng Máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn là lợi thế độc quyền của phòng khám mà ngay cả nhiều bệnh viện lớn cũng chưa trang bị. Thiết bị này là bước tiến vượt trội trong chăm sóc sau điều trị, với ưu điểm làm sạch sâu vùng hậu môn, tiêu viêm hiệu quả, tăng cường tuần hoàn máu và rút ngắn thời gian phục hồi, nhờ đó nguy cơ nhiễm trùng được giảm thiểu tối đa.
Qua đó, hàng nghìn bệnh nhân đã được điều trị thành công, thoát khỏi nỗi ám ảnh đau đớn của các bệnh hậu môn. Kết quả điều trị tích cực chính là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ và uy tín chuyên môn mà phòng khám mang lại trong suốt những năm qua.
Nên làm gì để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn?
Để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn, điều quan trọng nhất là giữ cho việc đại tiện luôn nhẹ nhàng, đều đặn và không gây tổn thương vùng hậu môn. Dưới đây là những việc bạn nên làm hàng ngày để loại trừ nguy cơ mắc bệnh:
1. Ăn nhiều chất xơ mỗi ngày
Chất xơ là “người bạn vàng” của hệ tiêu hóa, giúp tạo khối phân mềm, dễ di chuyển trong ống tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ táo bón – nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn.
Hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh (mồng tơi, cải bó xôi, rau dền…), trái cây tươi (đu đủ, chuối, táo, lê…), ngũ cốc nguyên hạt. Lưu ý, nên kết hợp đa dạng để không gây đầy hơi.
2. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân và duy trì hoạt động tiêu hóa trơn tru. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp ngăn tình trạng phân khô cứng, gây đau và rách hậu môn khi đi ngoài.
Nên uống rải đều trong ngày, không nên để đến chiều tối mới bù nước vì dễ gây rối loạn giấc ngủ, ngoài ra có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, sữa hạt…

3. Vận động thường xuyên
Các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… hỗ trợ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa táo bón.
Đối với người làm việc văn phòng, tài xế, học sinh – những đối tượng phải ngồi lâu một chỗ – cần chú ý đứng dậy vận động sau mỗi 1–2 giờ, vừa giúp tiêu hóa tốt vừa giảm áp lực lên vùng hậu môn.
4. Rèn thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Việc tạo thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động theo nhịp sinh học ổn định. Đồng thời, không nên nhịn khi có nhu cầu vì phân sẽ bị giữ lại, trở nên khô và cứng hơn, tăng nguy cơ nứt hậu môn.
5. Đi đại tiện đúng cách
Không rặn mạnh khi đi ngoài, vì lực đẩy lớn sẽ gây áp lực trực tiếp lên vùng hậu môn. Bên cạnh đó, tránh ngồi quá lâu sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh sẽ làm cơ vòng hậu môn bị căng kéo, dễ dẫn đến tổn thương.
Sau khi đi vệ sinh, nên rửa sạch hậu môn bằng nước và lau khô nhẹ nhàng bằng giấy mềm để tránh kích ứng.
6. Tránh các yếu tố gây tổn thương hậu môn
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn nên được thực hiện thận trọng, cần sử dụng đủ chất bôi trơn để tránh làm rách niêm mạc. Ngoài ra, không sử dụng các vật cứng hoặc có ma sát mạnh trong khu vực này để tránh gây tổn thương.
7. Điều trị sớm các bệnh tiêu hóa liên quan
Các tình trạng như táo bón, tiêu chảy kéo dài, viêm ruột hoặc trĩ… có thể khiến hậu môn thường xuyên bị kích ứng, dẫn đến nứt hoặc khiến vết nứt lâu lành. Vì vậy, nếu bạn đang có những bệnh lý này, cần điều trị sớm và dứt điểm để tránh ảnh hưởng về sau.
Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi nứt kẽ hậu môn là bệnh lý lành tính, không tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, để tránh việc điều trị phức tạp và tốn kém hơn, người bệnh nên tìm đến cơ sở chuyên khoa ngay từ sớm và nâng cao nhận thức, điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt của bản thân để phòng ngừa táo bón. Hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích và cần thiết, nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ ngay vào hotline 0243 9656 999 để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời.
Trả lời