Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu, đây là triệu chứng không phải hiếm gặp, bất kỳ ai cũng có thể trải qua một lần trong đời. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chế độ ăn uống không khoa học nhưng phần lớn là do một số bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng. Vậy đi đại tiện ra máu là do đâu, bệnh gì, có nguy hiểm không? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì hãy chú ý, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp khắc phục kịp thời, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu là bệnh gì ?
Đi đại tiện ra máu là tình trạng hậu môn bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà lượng máu có thể chảy ra với số lượng khác nhau, máu có thể lẫn với phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Một số trường hợp bệnh nặng có thể chảy thành giọt hoặc thành tia, màu sắc máu có thể là đỏ tươi hoặc đỏ thẫm.
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa Ngoại cấp II khoa Phẫu thuật và Tiêu hóa Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Hiện tượng đi ngoài ra máu không phải là hiếm gặp, chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt giới tính và độ tuổi. Một số trường hợp đi đại tiện ra máu không gây nguy hiểm như do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, thiếu nước, nhiều đồ chiên dầu, cay nóng,… dẫn đến táo bón và đại tiện ra máu. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh có thể tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đi đại tiện ra máu kéo dài và đi kèm các triệu chứng bất thường như sưng đau, ngứa rát hậu môn, hậu môn xuất hiện các dị vật,… thì bạn cần chú ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm cần được điều trị càng sớm càng tốt. Hiện tượng đi ngoài ra máu thường xảy ra ở vị trí đoạn dưới của đường tiêu hóa – chảy máu đại trực tràng hoặc cũng có thể ở đoạn trên của đường tiêu hóa. Và máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc thâm đen với lượng máu có thể ít hoặc nhiều tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ nặng nhẹ của từng người.
Dưới đây, bác sĩ Tùng đã cung cấp thông tin về các bệnh lý nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu.
1. Đi ngoài ra máu tươi điển hình là bệnh trĩ
Đây là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Theo các số liệu thống kê, có đến 90% người dân Việt Nam mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân chủ yếu là do táo bón kéo dài, rặn và đi đại tiện lâu, thói quen đứng ngồi quá lâu, làm việc nặng,… gây chèn ép quá mức lên các tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến tình trạng sưng phồng và hình thành các búi trĩ.
Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến nhất với triệu chứng đi ngoài kèm theo máu tươi, trong đó trường hợp mắc trĩ nội dễ xảy ra hơn cả. Trong giai đoạn đầu khi mới mắc bệnh trĩ, bệnh nhân thường khó nhận biết triệu chứng chảy máu. Bởi vì lúc đó máu có thể hòa lẫn trong phân rất khó nhận ra. Sau đó, máu chảy có thể khá kín đáo, thường chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
Ở giai đoạn nặng, máu chảy sẽ nghiêm trọng hơn, có thể chảy thành giọt hoặc phun thành tia, dẫn đến tình trạng chảy máu không kiểm soát. Đi kèm với đó, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, ngứa ngáy hậu môn và tình trạng sa búi trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng kèm theo như: chảy dịch, có khối thịt thừa thò ra ngoài hậu môn, và cảm giác đau rát hậu môn khi niêm mạc hậu môn bị tổn thương.
2. Đi cầu ra máu đỏ tươi có thể do polyp đại trực tràng
Bệnh polyp đại trực tràng cũng là một trong những bệnh lý phổ biến tại khu vực hậu môn – trực tràng với tỷ lệ người bị bệnh tương đối cao. Đó là các khối u nằm bên trong trực tràng, hình thành từ sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Khi mắc bệnh polyp đại trực tràng, người bệnh sẽ có dấu hiệu chảy máu mỗi khi đi đại tiện, máu chảy nhiều với dạng giọt và số lượng lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể nặng thêm dẫn đến tình trạng mất máu. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ luôn cảm thấy đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, giảm cân,… phân đi ngoài thường lẫn nhiều dịch nhầy.
Cần lưu ý rằng, khi các khối polyp phát triển lớn và gia tăng về số lượng, có thể dẫn đến biến chứng ác tính thành ung thư đại trực tràng rất nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy những triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm. Khi mắc bệnh polyp đại trực tràng, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, chẩn đoán thông qua việc soi trực tràng hoặc đại tràng và sẽ thấy có cuống dài gần ống hậu môn có khả năng sa ra bên ngoài. Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh diễn biến thành bệnh ung thư.
3. Nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu do ung thư dạ dày
Trường hợp đi đại tiện ra máu, phân đen có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, tình huống này hiếm khi xảy ra và chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã bị hoại tử và vỡ.

4. Nguyên nhân đại tiện ra máu do ung thư đại trực tràng
Bệnh ung thư đại trực tràng là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Đây là một loại bệnh ung thư ảnh hưởng đến đường tiêu hóa với tiên lượng khả quan nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Căn bệnh này xuất phát từ các mô của đại trực tràng, thường xảy ra như một biến chứng của bệnh polyp hậu môn.
Đây là loại ung thư tiêu hóa phổ biến gây ra triệu chứng đi ị có máu, máu màu đen, phân có màu sẫm và nhớt như hắc ín; đi ngoài nhiều một cách bất thường, thường xuyên bị đau bụng mà thuốc giảm đau cũng không có hiệu quả; sút cân nhanh chóng, thiếu máu,… Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, và phân có lẫn máu. Nếu tình trạng xảy ra ở đại tràng phải, phân sẽ có máu đỏ sẫm, trong khi nếu xuất huyết ở đại tràng trái, máu sẽ có màu đỏ tươi hơn và kèm theo một ít chất nhầy từ niêm mạc ruột.
5. Nứt kẽ hậu môn – nguyên nhân gây đại tiện ra máu
Nứt kẽ hậu môn chủ yếu do tình trạng táo bón gây ra. Phân cứng lâu ngày sẽ khô lại. Quá trình bệnh nhân cố sức rặn sẽ dẫn đến tình trạng sưng, phù nề, và đỏ mọng của ống hậu môn, cùng với triệu chứng nứt, và có thể nghiêm trọng hơn khi tạo ra các vết rách khoảng 0. 5-1cm. Triệu chứng điển hình để nhận biết nứt kẽ hậu môn bao gồm cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn và đau nhói như dao cắt mỗi khi đi đại tiện, đi ị ra máu tươi, máu chảy thành giọt, và đau lưng khi đi đại tiện,…
Bệnh nứt kẽ hậu môn thường không nguy hiểm đến tính mạng và có khả năng tự phục hồi sau khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thường xuyên bị táo bón và nứt kẽ hậu môn không tự phục hồi, thì cần phải thăm khám và điều trị, có thể sẽ cần can thiệp thủ thuật.
6. Nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu polyp đại trực tràng
Bệnh polyp đại trực tràng là một trong những bệnh lý phổ biến tại hậu môn – trực tràng với tỷ lệ mắc bệnh cao. Khi mắc bệnh polyp đại trực tràng, bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng chảy máu mỗi khi đi đại tiện, máu chảy nhiều thành giọt với số lượng lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể nặng hơn dẫn đến mất máu.
Khi bệnh nhân mắc bệnh polyp đại trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán bằng cách soi trực tràng hoặc đại tràng, và sẽ phát hiện có cuống dài gần ống hậu môn có thể sa ra bên ngoài. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh biến chuyển thành ung thư.
7. Đi ngoài ra máu tươi do bệnh viêm loét đại trực tràng
Khi đi đại tiện ra máu đỏ tươi, bạn cũng có thể bị bệnh viêm loét đại trực tràng. Khi mới nhiễm bệnh viêm loét đại trực tràng ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng nóng rát ở hậu môn, trong phân có chất nhầy dính máu. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng bất ngờ.
Nếu viêm loét đại trực tràng không được điều trị sớm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: áp xe hậu môn, hẹp đại tràng… những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.
Xem thêm : Đại tiện ra máu nhưng không đau là do đâu và chữa bằng cách nào ?
Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm gì không?
Đi đại tiện ra máu ẩn chứa nhiều nguy cơ lớn cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu không sớm xác định nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu cũng như được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng sau:
- Tăng nguy cơ bị ung thư: Đi ị ra máu chủ yếu do các bệnh lý ở hậu môn trực tràng gây nên. Những bệnh lý này nếu kéo dài và không được điều trị sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào ác tính, dẫn đến ung thư hậu môn trực tràng.
- Thiếu máu: Tình trạng đi ị ra máu kéo dài đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi lượng máu ngày càng nhiều, gây thiếu máu cục bộ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, làn da xanh xao, thể chất yếu, sức đề kháng kém, thậm chí là ngất.
- Viêm nhiễm hậu môn: Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể gặp biến chứng tắc mạch và hoại tử búi trĩ rất nguy hiểm. Thêm vào đó, các dịch tiết từ búi trĩ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây kích ứng da, làm đỏ niêm mạc da hoặc thậm chí là viêm nhiễm hậu môn.
- Tăng nguy cơ bị apxe hậu môn, rò hậu môn: Những yếu tố dẫn đến hiện tượng đi đại tiện ra máu có thể dẫn đến các vết nứt bên ngoài ống hậu môn. Qua thời gian, chúng có thể hình thành các ổ viêm loét, khối apxe hoặc rò hậu môn.
- Cảm giác căng thẳng, mệt mỏi: Khi có hiện tượng đi đại tiện ra máu, người bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn liên tục sẽ gây ra nhiều phiền toái, e ngại trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng đến công việc và giảm sút chất lượng cuộc sống.
Do đó, các chuyên gia luôn khuyến nghị người bệnh khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định điều trị phù hợp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ vì đi ngoài ra máu đỏ tươi
Khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần sớm xác định nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu chú ý theo dõi những triệu chứng đi kèm và nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Vì triệu chứng đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, người bệnh cần đặc biệt chú ý những triệu chứng đi kèm. Nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Mỗi một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bạn bị đi ngoài ra máu với mức độ khác nhau cùng với các biến chứng khác nhau. Nếu thấy các triệu chứng đi ngoài ra máu kèm theo các dấu hiệu dưới đây, bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
- Đau bụng dữ dội, có thể là đau bụng dưới hoặc đau bụng trên tùy vào từng nguyên nhân
- Chóng mặt, nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung vào công việc.
- Máu chảy nhiều có thể chảy thành giọt hoặc thành tia
- Da tái xanh, nhịp tim tăng nhanh, tay chân run và lạnh
- Huyết áp tụt, có thể ngất xỉu nếu xảy ra
- Triệu chứng đi ngoài có máu kéo dài hơn một tuần.
- Sụt cân không rõ lý do.
- Phát hiện có các u hoặc cục thịt thừa ở ngoài vùng hậu môn.
Các chuyên gia về hậu môn – trực tràng cho biết, không phải tất cả triệu chứng đi đại tiện ra máu đều trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của bạn, bạn nên sớm kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được hỗ trợ, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm : Tổng hợp 10+ cách chữa đại tiện máu hiệu quả và đơn giản tại nhà
Khám chữa đại tiện ra máu an toàn và hiệu quả cùng chuyên gia
Khi bị đi đại tiện ra máu bạn cần phải nhanh chóng đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng. Bạn cần lựa chọn các bác sĩ, phòng khám, bệnh viện uy tín để nhận được sự thăm khám và điều trị hiệu quả. Dựa vào các triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu và đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp.
Đối với những bệnh nhân có bệnh nhẹ, bệnh chưa tiến triển phức tạp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có thể chỉ định dùng những loại thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được kê thêm các loại thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần thiết.
Đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, có thể sẽ phải can thiệp ngoại khoa nếu mắc bệnh trĩ, polyp, ung thư… Thông thường, những trường hợp này không mang lại hiệu quả với các phương pháp nội khoa sẽ cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Hiện nay, ở phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang áp dụng chữa các bệnh ở hậu môn gây ra tình trạng đi đại tiện ra máu bằng thuốc Đông Tây Y kết hợp với sóng cao tần HCPT II. Đây được đánh giá là phương pháp với nhiều cải tiến mới, hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhất là bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn….
Nếu bạn cần tư vấn về phương pháp HCPT II có thể click [TẠI ĐÂY] hoặc đến trực tiếp phòng khám theo địa chỉ số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngoài việc điều trị, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý như:
- Nên uống thật nhiều nước để ngăn ngừa táo bón
- Ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi nhằm phòng ngừa táo bón và giúp việc đi cầu đều đặn.
- Sử dụng thuốc làm mềm phân để “giải quyết” tình trạng táo bón khi bị trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng thuốc này và tốt hơn nên có chỉ định của bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng.
- Giữ thói quen hoạt động thể chất đều đặn hàng ngày để giảm áp lực ở khu vực hậu môn.
- Tránh tốn sức để đẩy phân ra ngoài hoặc ngồi lâu trong toilet sẽ làm tăng áp lực vùng hậu môn gây chảy máu.
- Làm sạch vùng hậu môn thật kỹ lưỡng.
- Tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì có thể gây tổn thương và khiến hậu môn bị chảy máu.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] hoặc gọi tới số máy của phòng khám bệnh trĩ 0243.9656.999 để được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám giải đáp miễn phí.
Trả lời