Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến khi có đến khoảng hơn 50% dân số Việt Nam mắc phải. Việc thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời là vấn đề cần đặc biệt được quan tâm khi người bệnh không may có các dấu hiệu bệnh trĩ. Vấn đề là khám trĩ có cần nội soi không được rất nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Để tìm hiểu về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay của chúng tôi dưới đây.
Trĩ là bệnh lý như thế nào?
Trước khi tìm hiểu khám trĩ có cần nội soi không, chúng ta cần hiểu bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến liên quan đến sự phình giãn bất thường của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Đây là kết quả của áp lực gia tăng kéo dài trong vùng hậu môn, dẫn đến sự sưng to của các mạch máu, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau, ngứa, chảy máu tại khu vực hậu môn.
Thông thường, trĩ được chia thành 2 loại chính phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ so với đường lược (đường ranh giới giữa vùng hậu môn và trực tràng):
- Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ hình thành bên trong đường lược và ít gây đau ở giai đoạn đầu do không có nhiều dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có các triệu chứng như chảy máu tươi khi đi đại tiện hoặc khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài.
- Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ nằm bên ngoài đường lược hay nằm ở rìa hậu môn. Trĩ ngoại khiến người bệnh cảm nhận rõ cơn đau do nằm ở khu vực có nhiều dây thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó, so với trĩ nội thì trĩ ngoại dễ nhận biết hơn do có thể sờ hoặc nhìn thấy được.

Bên cạnh trĩ nội và trĩ ngoại, người bệnh cũng có thể xuất hiện đồng thời búi trĩ nằm ở trong và ngoài đường lược gọi là trĩ hỗn hợp. Đây là dạng trĩ nặng với tỷ lệ để lại biến chứng cao nên khi gặp phải cần có biện pháp thăm khám và xử lý sớm.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ được cho là do các yếu tố dưới đây gây ra, hãy cùng tham khảo để chủ động có biện pháp phòng tránh nhé:
- Táo bón kéo dài: Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Đây là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện do phân khô và cứng, khiến người bệnh phải rặn mạnh. Việc này gây tổn thương cho hậu môn và làm tăng áp lực lên khu vực ống hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài, các tĩnh mạch ở hậu môn sẽ bị sưng và hình thành búi trĩ.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ: Bệnh trĩ có thể phát triển do thói quen ăn uống không lành mạnh, như ăn ít chất xơ, uống ít nước, hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh giàu dầu mỡ và gia vị cay nóng. Những thói quen này làm cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến tích tụ phân và gây táo bón, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Ít vận động: Cuộc sống hiện đại, với sự xuất hiện của nhiều phương tiện giải trí và công việc bận rộn, khiến nhiều người ít vận động. Thói quen ngồi lâu một chỗ thay vì tập thể dục có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn, khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
- Thói quen không đúng khi đi đại tiện: Nhiều người có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh khi đi đại tiện. Thói quen này gây chèn ép lên các tĩnh mạch hậu môn, tạo điều kiện cho sự phát triển của búi trĩ.
- Ảnh hưởng trong quá trình mang thai và sinh đẻ: Phụ nữ mang thai và sinh con thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Khi thai nhi lớn lên, nó chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng chậu, trong đó có các tĩnh mạch hậu môn, gây ra sự hình thành búi trĩ. Thêm vào đó, việc rặn khi sinh con có thể làm tăng nguy cơ phát triển búi trĩ.
- Ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi tác cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi càng lớn tuổi, các mô liên kết vùng hậu môn sẽ mất đi độ đàn hồi, dễ bị tổn thương và sưng phồng khi chịu áp lực.
Xem thêm: Các cấp độ trĩ ngoại và những điều bạn cần biết
Khám trĩ là gì, bao gồm những hạng mục nào?
Khám trĩ là quá trình y khoa nhằm kiểm tra, đánh giá và chẩn đoán tình trạng bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Thăm khám là bước đánh giá quan trọng giúp bác sĩ xác định loại trĩ, mức độ tiến triển của bệnh cũng như các biến chứng nếu có.
Mặc dù là bước thăm khám quan trọng nhưng không phải ai cũng biết khám trĩ bao gồm những hạng mục nào cũng như khám trĩ có cần nội soi không?
Khi đi khám trĩ, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều hạng mục kiểm tra để xác định chính xác loại trĩ, mức độ bệnh, và phát hiện các vấn đề liên quan ở hậu môn – trực tràng. Dưới đây là các hạng mục chính thường được thực hiện trong quá trình khám trĩ:
Thăm khám lâm sàng và tiền sử bệnh lý

Bất kỳ bệnh nhân nào khi đến khám bệnh trĩ cũng đều cần trải qua bước thăm khám này. Bởi đây là bước giúp bác sĩ thu thập thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể trong bước thăm khám này, bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi liên quan như:
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, giúp bác sĩ thu thập thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bao gồm các câu hỏi như sau:
- Về triệu chứng: bệnh nhân cần mô tả các triệu chứng bất thường đang gặp phải bao gồm tần số, số lượng và màu sắc (nếu có). Ví dụ như người bệnh có bị chảy máu khi đi đại tiện, đau rát hậu môn hay có xuất hiện cục thịt ở hậu môn hay không?
- Lịch sử bệnh lý: Bên cạnh các triệu chứng thường gặp, bệnh nhân cũng cần mô tả tiền sử mắc bệnh trĩ, táo bón, tiêu chảy mãn tính hoặc các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác hay tiền sử gia đình (nếu có liên quan)
- Thói quen sinh hoạt: Người bệnh cũng cần mô tả chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt,…để từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh
Thăm khám cận lâm sàng
Khám cận lâm sàng bệnh trĩ là tập hợp các xét nghiệm và thủ thuật hỗ trợ nhằm cung cấp thông tin chi tiết, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác loại trĩ, mức độ bệnh và các vấn đề liên quan. Trong đó, khi nhắc tới khám cận lâm sàng nhiều bệnh nhân thường có câu hỏi bị trĩ có nội soi đại tràng được không bởi thông thường, nội soi nằm trong các hạng mục thăm khám cận lâm sàng.
Theo các chuyên gia, cận lâm sàng được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và thường bao gồm các phương pháp như nội soi, siêu âm, hoặc xét nghiệm máu, cụ thể:

- Nội soi hậu môn – trực tràng: Nội soi là phương pháp phổ biến nhất trong khám cận lâm sàng bệnh trĩ. Vậy nội soi trĩ như thế nào? Với nội soi trĩ, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có gắn camera đưa vào bên trong hậu môn, trực tràng. Hình ảnh niêm mạc hậu môn và trực tràng sẽ được hiển thị trên màn hình để bác sĩ quan sát chi tiết từ đó bác sĩ sẽ biết được vị trí, kích thước, số lượng búi trĩ cũng như đánh giá mức độ tổn thương của niêm mạc hậu môn – trực tràng.
- Siêu âm hậu môn – trực tràng: Siêu âm hậu môn – trực tràng là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra cấu trúc và chức năng của hậu môn và trực tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò siêu âm được đưa vào hậu môn để quét hình ảnh bên trong nhằm phát hiện các bất thường trong cấu trúc cơ thắt hậu môn hoặc búi trĩ cũng như đánh giá các biến chứng như áp xe hậu môn hoặc rò hậu môn.
- Chụp X-quang đại – trực tràng: Chụp X-quang có thể được chỉ định khi cần kiểm tra cấu trúc tổng thể của đại trực tràng. Bệnh nhân sẽ được bơm thuốc cản quang vào trực tràng trước khi chụp để hiển thị rõ hình ảnh. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá hình dạng và chức năng của đại trực tràng cũng như loại trừ các nguyên nhân khác gây chảy máu trực tràng.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường được thực hiện để đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nhiều trường hợp mắc trĩ sẽ có triệu chứng chảy máu kéo dài nên xét nghiệm này nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu do chảy máu kéo dài cũng như phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.
Đánh giá tổng thể
Sau khi thực hiện các bước thăm khám kể trên, bác sĩ sẽ đưa ra các đánh giá chi tiết về tình trạng sức khỏe của người bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Tìm hiểu về thông tin trĩ ngoại giai đoạn đầu không cần phẫu thuật
Quy trình nội soi hậu môn diễn ra như thế nào?
Thông qua các thông tin chia sẻ ở trên, chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi khám trĩ có cần nội soi không và câu trả lời là có bởi nội soi chính là danh mục thăm khám quan trọng giúp đánh giá tình trạng bệnh trĩ. Câu hỏi đặt ra bên cạnh đó là nội soi trĩ có đau không cũng được rất nhiều bệnh nhân quan tâm cũng như quy trình thăm khám nội soi bệnh trĩ như thế nào.

Với các phương pháp nội soi sử dụng ống cứng cũ thì thường gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, phải thụt tháo sâu vào bên trong đại tràng cũng như người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Nhưng với sự phát triển của y học hiện nay thì đã có khám nội soi hậu môn ống mềm không dây biến vấn đề nội soi bệnh trĩ có đau không không còn là nỗi lo với người bệnh nữa. Nội soi hậu môn ống mềm không dây dễ dàng quan sát sâu vào bên trong ống hậu môn mà không gây cọ xát quá nhiều nên giảm được đau đớn, người bệnh cũng không cần nhịn ăn trước khi thực hiện nữa. Hơn hết quá trình nội soi hậu môn ống mềm không dây cũng diễn ra nhanh chóng như sau:
- Chuẩn bị trước nội soi: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc làm sạch ruột cũng như giải thích chi tiết về quy trình thực hiện để bệnh nhân hiểu rõ về quá trình này
- Tiến hành nội soi: Người bệnh nằm nghiêng hoặc tư thế đầu gối-chân áp sát vào ngực sau đó bác sĩ đưa ống soi vào hậu môn một cách nhẹ nhàng. Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh thu được từ camera, kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Kết thúc quá trình, bác sĩ sẽ rút ống soi và tổng hợp kết quả.
Quá trình thực nội soi hậu môn bằng thiết bị không dây diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút nên bệnh nhân đừng chần chừ mà hãy kiểm tra ngay để có kết quả thăm khám chính xác nhất giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả.
Xem thêm: Biến chứng trĩ ngoại: Cẩn thận với 8 biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Tham khảo thêm: khám trĩ ở đâu tốt tại Hà Nội?
Bên cạnh các thông tin liên quan đến khám trĩ có cần nội soi không thì việc thăm khám bệnh trĩ ở đâu tốt tại khu vực Hà Nội cũng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là một trong những lựa chọn hàng đầu. Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là cơ sở y tế hoạt động dưới sự cấp phép và quản lý của Sở Y tế Hà Nội. Phòng khám chuyên cung cấp các dịch vụ khám và điều trị bệnh lý về hậu môn – trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ.
- Địa chỉ: Số 193C1 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 20h00 (cả thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ).
Đa khoa Quốc tế Cộng đồng kể từ khi thành lập luôn nằm trong top các địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín nhờ nhiều lý do như:

Đội ngũ bác sĩ khám chữa trĩ giàu kinh nghiệm
Hiện nay, toàn bộ quá trình thăm khám, điều trị bệnh trĩ tại phòng khám đều được đích thân các bác sĩ tại phòng khám là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng, với nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn với các chức danh như PGS.TS, Trưởng khoa thực hiện. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ đều luôn tận tình, lắng nghe và tư vấn chi tiết cho bệnh nhân để quá trình thăm khám, chẩn đoán chính xác hiệu quả nhất
Ứng dụng trang thiết bị hiện đại vào thăm khám
Phòng khám cũng rất chú trọng vào đầu tư trang thiết bị khi trang bị hệ thống nội soi, chẩn đoán và điều trị tiên tiến, đảm bảo hiệu quả cao trong việc phát hiện và xử lý bệnh trĩ.
Nổi bật nhất là nội soi hậu môn không dây – không cần thụt tháo trả kết quả nhanh chóng và hạn chế được các cơn đau đớn so với các biện pháp nội soi truyền thống.
Đa dạng các phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp với tình trạng người bệnh
Để đảm bảo hiệu quả điều trị, phòng khám đã nghiên cứu và áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ từ nội khoa đến ngoại khoa, bao gồm:

- Phương pháp HCPT II: Cắt trĩ là một thủ thuật phẫu thuật nhằm loại bỏ các búi trĩ bị sưng viêm. Ngày nay, các chuyên gia khuyến khích người bệnh lựa chọn phương pháp cắt trĩ bằng công nghệ sóng cao tần HCPT II thay cho các kỹ thuật sử dụng dao mổ truyền thống. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, sử dụng sóng cao tần để làm đông và ngắt nguồn máu nuôi búi trĩ trước khi loại bỏ, giúp giảm đáng kể tình trạng chảy máu và đau đớn trong quá trình thực hiện. Cắt trĩ bằng HCPT II mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm giảm thiểu đau đớn và tăng tốc độ hồi phục nhờ vết cắt nhỏ, chính xác và hạn chế tối đa tổn thương đến các mô lành xung quanh.
- Điều trị nội khoa: Thường được chỉ định cho các đối tượng trĩ nhẹ giai đoạn 1, 2. Các loại thuốc sẽ được kê đơn dựa trên triệu chứng phổ biến nhất là sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc làm bền tĩnh mạch,…Người bệnh khi sử dụng cần tuân thủ sử dụng theo liều lượng và nên kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống đủ nước và nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng hiệu quả của thuốc cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.
Các dịch vụ thăm khám ở đẳng cấp quốc tế
Ngoài các ưu điểm kể trên, phòng khám cũng rất ưu tiên nâng cấp trải nghiệm dịch vụ của người bệnh như ưu tiên sự nhanh chóng, tiện lợi, đẩy mạnh sự riêng tư với các dịch vụ tiện ích như sau:
- Môi trường khám chữa bệnh sạch sẽ, thoải mái, thiết kế sang trọng và tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân trong suốt quá trình thăm khám và điều trị.
- Sử dụng các nền tảng tư vấn trực tuyến để bệnh nhân có thể tư vấn, điều trị và theo dõi sức khỏe từ xa thông qua các cuộc gọi video hoặc ứng dụng di động
- Cho phép thăm khám 1 bệnh nhân 1 bác sĩ để đảm bảo tính bảo mật, hạn chế tối đa sự ngại ngùng
- Các ưu đãi thăm khám cũng được triển khai thường xuyên, người bệnh có thể theo dõi thông tin ưu đãi qua website của phòng khám một cách dễ dàng
Xem thêm: Tiêm xơ trĩ ngoại: Cơ chế hoạt động và quy trình thực hiện từ A – Z
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề khám trĩ có cần nội soi không cũng như gợi ý của chúng tôi về địa chỉ thăm khám bệnh trĩ. Nếu cần tư vấn thêm các thông tin liên quan, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến số hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Trả lời