Tình trạng trĩ ngoại chảy máu khiến nhiều người bệnh hoang mang và lo sợ. Nhiều câu hỏi được gửi đến các chuyên gia Hậu môn – Trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng mong được nhân thêm các thông tin chính xác và thực tế hơn về hiện tượng này. Kèm theo là cách chữa trị và giải quyết hiệu quả cao và tốt nhất.
Thông tin chung về bệnh trĩ ngoại
Trước khi tìm hiểu chi tiết về tình trạng trĩ ngoại chảy máu ai cũng cần biết rằng trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn và phình to, thường do áp lực kéo dài lên khu vực này.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh trĩ ngoại:
Nguyên nhân gây ra
Về cơ bản nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nói chung cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại nói riêng. Bệnh trĩ được hình thành do sự áp lực từ ống hậu môn đè lên thành các tĩnh mạch tại đây, theo thời gian tĩnh mạch bị giãn nở và tạo thành búi thịt tại rìa hoặc ống hậu môn.

Nguyên nhân chính tạo ra áp lực hậu môn là:
- Thói quen rặn mạnh khi đại tiện: Do táo bón kinh niên, thói quen nạp các loại thực phẩm chứa quá nhiều đạm, dầu mỡ hoặc các chất kích thích, đồ uống đóng chai, trà sữa, cà phê khiến cho phân bị cứng và ảnh hưởng đến quá trình đại tiện. Khi người bệnh càng cố rặn thì áp lực từ hậu môn lại càng ép búi trĩ ngoại to hơn cuối cùng dẫn đến vỡ búi trĩ.
- Thói quen ngồi quá lâu trên bồn cầu, trọng lực cũng làm tăng nguy cơ bệnh trĩ: Nhất là trong thời đại số như hiện tại, giới trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử khiến thời gian ngồi chơi tại bồn cầu kéo dài ra.
- Theo gen từ gia đình: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng thì sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn so với nhóm người không có tiền sử gia đình bị trĩ.
- Những đối tượng gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ là phụ nữ đang mang thai, sau sinh và những người tham gia quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Các triệu chứng – dấu hiệu cụ thể
Khác hẳn so với bệnh trĩ nội có các dấu hiệu âm thầm thì trĩ ngoại lại mang đến các triệu chứng rầm rộ hơn, dễ nhận biết hơn và ảnh hưởng nhiều đến mọi mặt cuộc sống của người bệnh, cụ thể là:

- Đi ngoài ra máu: bệnh trĩ ngoại đi cầu ra máu dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân có thể thấy máu lẫn trong phân, máu chảy dọc theo bồn cầu hoặc thành tia, giọt bắn. Tuỳ theo mức độ bệnh mà sẽ thấy lượng máu chảy nhiều hoặc ít.
- Búi trĩ/cục thịt thừa tại hậu môn: Khi bị trĩ ngoại bạn sẽ nhận thấy rất rõ khi có cục thịt sưng, ngứa và đau cạ vào quần lót và vào các mặt phẳng như ghế ngồi, sàn nhà, giường chiếu.
- Chảy dịch vàng hoặc máu có mùi hôi kèm cảm giác sưng ngứa: Khi bị ma sát nhiều với quần lót búi trĩ có thể bị viêm nhiễm gây ra hiện tượng sưng đỏ, chảy dịch mủ vàng do viêm hoặc kèm theo máu lẫn do tổn thương.
Nguy cơ biến chứng
Trĩ ngoại được phân loại thành 2 mức độ là chưa tổn thương và có tổn thương, mức độ ảnh hưởng cụ thể như sau:
- Mức độ chưa có tổn thương tức là búi trĩ mới xuất hiện và chưa bị chảy máu, có hiện tượng đại tiện ra máu nhưng chưa bị chảy dịch. Điều trị từ giai đoạn này bệnh sẽ nhanh khỏi, không cần can thiệp ngoại khoa và tiết kiệm được kha khá số tiền điều trị.
- Mức độ xuất hiện tổn thương và chuẩn bị biến chứng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng hơn như là bắt đầu bị viêm búi trĩ ngoại nhồi máu, viêm nhiễm hậu môn, chảy máu hậu môn kèm theo mùi hôi. Càng để lâu bệnh càng ảnh hưởng cũng như khó khăn hơn khi điều trị, chữa bệnh cũng tốn kém hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu rõ về dấu hiệu trĩ ngoại để thăm khám kịp thời
Cụ thể về hiện tượng trĩ ngoại chảy máu
Trĩ ngoại chảy máu được các bác sĩ tại trung tâm Hậu môn trực tràng đánh giá không phải hiện tượng đơn giản. Thậm chí có thể thấy đây là mức độ chuyển biến nặng tiệm cận biến chứng của người bị bệnh trĩ ngoại.

Khi bị chảy máu từ búi trĩ ngoại người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải do mất quá nhiều máu. Đồng thời các loại vi khuẩn, virus cũng tranh thủ tấn công tạo nên các tổn thương và viêm nhiễm sâu. Nếu cứ để diễn biến trĩ ngoại chảy máu kéo dài thì hậu quả sẽ là:
- Diễn ra tình trạng thiếu máu cấp tính: Do lượng máu khi chảy từ búi trĩ ngoại sẽ ngày càng nhiều hơn và gây nguy hiểm nếu người bệnh bị mất máu quá nhiều, dẫn đến ngất xỉu, hạ huyết áp, suy nhược cơ thể.
- Lây nhiễm viêm sang khu vực bộ phận sinh dục: Khi máu chảy có thể lan sang bộ phận sinh dục ở cả 2 giới, trong trường hợp không kịp vệ sinh thì vi khuẩn hoặc virus sẽ gây ra viêm nhiễm, dần dà tấn công sâu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
- Khi bị chảy máu nhiều người bệnh còn có thể đối mặt với tình trạng sa nghẹt búi trĩ, trĩ ngoại huyết khối – rất nguy hiểm cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến khả năng đại tiện của hậu môn.
Tóm lại, khi thấy búi trĩ ngoại của mình bị chảy máu bạn nên được khám và điều trị càng sớm càng tốt bởi những biến chứng viêm, nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh trĩ và các cấp độ trĩ ngoại
Chữa trị bằng cách nào mang lại hiệu quả?
Phương pháp điều trị mang lại hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh trĩ ngoại chảy máu cũng như cơ địa của người bệnh. Thông thường các cách chữa sau mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị:
1. Ngâm nước ấm và thay đổi sinh hoạt

Ở thời gian đầu mới phát hiện ra tình trạng trĩ ngoại và chảy máu bạn có thể kết hợp ngâm hậu môn bằng nước ấm sau khi đã vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh có độ pH được cân bằng.
Cùng với việc thay đổi chế độ ăn nhiều rau ít thịt chống táo bón và không rặn mạnh khi đại tiện việc cải thiện tình trạng chảy máu khi bị trĩ ngoại có thể được cải thiện. Tuy nhiên cách làm này sẽ hơi tốn thời gian và chỉ hiệu quả khi búi trĩ ngoại mới hình thành cũng như tình trạng chảy máu chưa quá nghiêm trọng.
2. Sử dụng thuốc bôi tại nhà
Phương pháp tiếp theo được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả nhanh chóng đó là sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp giảm cảm giác đau và ngăn ngừa búi trĩ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên điều kiện bắt buộc là người bệnh phải tuân thủ các hướng dẫn và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế:
- Vệ sinh sạch sẽ: Trước khi bôi thuốc, hãy rửa tay và vùng hậu môn bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Lau khô bằng khăn mềm để không làm xước hậu môn.
- Lấy thuốc với lượng vừa đủ lên tay hoặc miếng gạc mỏng.
- Bôi thuốc: Thoa nhẹ nhàng thuốc lên vùng bị trĩ bên ngoài hậu môn.Tránh chà xát mạnh để không gây tổn thương thêm.
- Sau khi bôi thuốc: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.Tránh đi đại tiện trong vòng 1-3 giờ sau khi bôi thuốc để thuốc có thời gian thẩm thấu và phát huy tác dụng
Lưu ý: Bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng, nếu gặp vấn đề gì hoặc cảm thấy quá ngứa, đau rát hay chảy máu nhiều hơn thì nên tạm dừng bôi thuốc và liên hệ đến bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.
3. Ngoại khoa can thiệp
Hay còn gọi là cắt trĩ sẽ được chỉ định đối với trường hợp búi trĩ ngoại tiến triển sang giai đoạn nặng và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh:
Cắt trĩ truyền thống

Là phương pháp bác sĩ thực hiện dao mổ và loại bỏ búi trĩ ngoại thủ công sau khi bạn đã được tiêm gây tê hậu môn.
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ bởi bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật dựa vào 100% kinh nghiệm cũng như tay nghề mà không cần sự trợ giúp thêm của các loại máy móc và thiết bị. Búi trĩ nếu được loại bỏ đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng hậu môn.
Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là gây ra tổn thương sâu và chảy nhiều máu, người bệnh đau đớn dài ngày và có thể cần nghỉ ngơi đến 1 tháng mới có thể đi lại bình thường được. Chưa kể đến các rủi ro về vệ sinh và nhiễm trùng tại hậu môn khi sử dụng dao kéo y tế.
Bắn trĩ bằng nhiệt laser
Từng là phương pháp đột phá trong y tế bởi có nhiều ưu điểm như thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn, không gây chảy máu, không để lại sẹo nhưng theo thời gian các bác sĩ nhận thấy hạn chế của phương pháp này là:
- Dễ gây ra rủi ro đốt vào khu vực mô chưa tổn thương gây cháy da, sẹo xấu, nặng hơn thì viêm nhiễm và hoại tử.
- Chi phí quá đắt đỏ khi có những bệnh nhân chỉ hiệu quả sau 3 – 4 liệu trình.
Sóng cao tần xâm lấn tối thiểu chữa trị ngoại

Với nhiều cải tiến và hoàn thiện từ các phương pháp truyền thống và công nghệ cũ. Cho đến khi sóng cao tần ra đời các bác sĩ Hậu môn trực tràng thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi điều trị cho các bệnh nhân bị trĩ ngoại chảy máu bởi vì:
- HCPT cho hiệu quả cầm máu rất tốt song song với hoạt động loại bỏ búi trĩ với nhiệt nặng. Cũng chính vì nguyên lý ấy mà người bệnh sau khi thủ thuật trĩ với sóng cao tần phản ánh không đau, không bị mất máu nhiều nên sức khoẻ ổn định và có thể ra về luôn trong ngày.
- HCPT còn được nâng cấp thế hệ 2 tại Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng mang đến hiệu quả vượt trội và an toàn kể cả khi sử dụng trên các đối tượng cao tuổi hoặc có bệnh nền nghiêm trọng.
- Về giá thành, HCPT hợp túi tiền với đại đa số người bệnh bởi trị liệu trong 1 liệu trình, tiết kiệm thời gian hồi phục và nghỉ ngơi. Tại Cộng Đồng bạn có thể chữa trị ngoài giờ mà không phải nghỉ làm, người bệnh qua cơ sở vào thứ 7, Chủ nhật để tận dụng tốt nhất thời gian nghỉ.
Tóm lại, để cải thiện và khắc phục tình trạng trĩ ngoại huyết khối người bệnh nên tham khảo phương pháp hiện đại này thay vì sử dụng các phương pháp đã cũ và hạn chế tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Một số cách chữa khác
Một số phương pháp sau không phù hợp với bệnh trĩ ngoại chảy máu hoặc bệnh trĩ ngoại nhồi máu, bệnh trĩ ngoại huyết khối:
- Thắt chun búi trĩ: Sử dụng một vòng cao su lồng vào chân búi trĩ sau đó để cho búi trĩ tự rụng bởi không còn nguồn cung máu. Phù hợp với trĩ nội hơn.
- Tiêm xơ búi trĩ: Sử dụng dung dịch tiêm xơ làm đầy búi trĩ cùng với nguyên lý cắt nguồn cấp máu của trĩ ngoại sau đó để búi trĩ tự rụng. Phù hợp với trĩ ngoại vừa và nhỏ bởi có thể gây ra viêm nhiễm nếu búi trĩ ngoại bị chảy máu và bị viêm nhiễm.
Chi phí điều trị có đắt không?
Tuỳ thuộc theo mức độ trĩ ngoại chảy máu có nghiêm trọng hay không mà bác sĩ sau khi khám, thực hiện một số xét nghiệm và nội soi xem xét các biến chứng sẽ đưa ra phương pháp xử lý và với số tiền áng chừng gần nhất.

- Chi phí khám lâm sàng ban đầu tùy theo cơ sở y tế, trình độ bác sĩ sẽ giao động từ 200.000đ – 500.000đ – Càng khám dịch vụ và có nhiều yêu cầu thì giá càng cao, đổi lại dịch vụ cũng tốt và tiết kiệm thời gian.
- Chi phí nội soi hậu môn, chụp chiếu và xét nghiệm: Từ 1 – 2 triệu tuỳ theo bảng giá niêm yết tại cơ sở y tế người bệnh lựa chọn khám. Tại các cơ sở y tế có bảo hiểm sẽ tiết kiệm hơn đồng thời tốn thời gian và công sức chờ đợi hơn so với các cơ sở y tế quốc tế.
- Chi phí chữa bệnh theo phương pháp, nếu sử dụng thuốc điều trị nội khoa giá tiền sẽ từ 2 – 4 triệu tuỳ mức độ bệnh; can thiệp ngoại khoa người bệnh cần chuẩn bị trên 10 triệu để có thể sẵn sàng can thiệp với phương pháp tốt nhất.
- Tái khám và thuốc men hậu phẫu cũng là một khoản cần chi tầm 1 triệu đồng mà người bệnh cần chú ý.
Tác nhân chính ảnh hưởng đến chi phí vẫn là mức độ bệnh lý, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần được khám và nội soi càng sớm càng tốt để có mức chi phí điều trị tiết kiệm hơn. Nếu càng cố để lâu, bệnh chuyển nặng thì chạy chữa sẽ rất tốn kém.
Xem thêm: Làm thế nào để khăc phục tình trạng trĩ ngoại ở bà bầu
Những lưu ý để phòng tránh bệnh tái phát
Sau khi đã kiểm soát tốt và điều trị hiệu quả tình trạng trĩ ngoại chảy máu nhiều người bệnh còn lo lắng không biết bệnh có dễ bị tái phát trở lại hay không. Theo các chuyên gia cho biết bệnh trĩ vẫn có thể quay trở lại nếu bạn tiếp tục gây ra các yếu tố nguy cơ, tiếp tục các thói quen cũ và khiến búi trĩ ngoại hình thành và chảy máu.

- Về ăn uống
Các bác sĩ hậu môn trực tràng cho biết một chế độ ăn giảm tải áp lực cho dạ dày và hậu môn là chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ này đòi hỏi bạn phải thật kỷ luật và ăn nhạt hơn, giảm lượng muối, dầu ăn và các gia vị khi chế biến. Thay vì ăn chính là các loại thịt và protein thì chế độ này tập trung nhiều vào các loại rau củ quả cung cấp chất xơ là chính.
Bạn cần ăn nhiều rau, củ và uống đủ lượng nước lọc trong ngày để có thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Bổ sung thêm các loại thực phẩm như sữa chua, men tiêu hoá để giúp hạn chế tình trạng táo bón.
- Về sinh hoạt tình dục
Bệnh trĩ thường xuất hiện tại các nam thanh niên có thói quen quan hệ tình dục theo đường hậu môn và bị viêm nhiễm. Các chuyên gia khuyến cáo, từ bỏ thói quen này, kết hợp vệ sinh hậu môn sạch sẽ là phương pháp phòng tránh tái phát bệnh tốt nhất. Quan hệ qua hậu môn không chỉ gây ra bệnh trĩ mà còn gây ra các bệnh lý hậu môn trực tràng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nữa.
- Về hoạt động thể chất
Thói quen ngồi nhiều, đứng nhiều 1 tư thế lười vận động cũng là nguyên nhân khiến nhóm nhân viên văn phòng và lái xe có tỷ lệ bệnh trĩ rất cao. Chính vì thế việc tăng cường hoạt động thể chất, sau 1 – 2 tiếng ngồi làm việc bạn nên đứng lên đi lại, đi vệ sinh hoặc thay đổi tư thế để tránh gây ra áp lực hậu môn.
- Về trang phục
Luôn ưu tiên những loại trang phục rộng rãi, thoải mái, quần lót nên sử dụng chất vải mềm mại không gây xước hậu môn, nên được giặt riêng và phơi riêng dưới ánh nắng mặt trời. Không nên hoặc hạn chế mặc những loại trang phục bó sát, gây bí bách và tích tụ nhiều mồ hôi gia tăng khả năng viêm hậu môn.
- Tập trung nghỉ ngơi đủ giờ giấc
Giữ tinh thần thoải mái và tích cực bằng cách ngủ nghỉ đủ giờ và cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi là điều quan trọng để hạn chế stress, căng thẳng gây ra những bất ổn về mặt tâm lý. Làm được những điều trên không chỉ bệnh trĩ mà các bệnh lý khác cũng khó quay trở lại ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Những thông tin về trĩ ngoại chảy máu đã được cung cấp. Đặt lịch khám, nhận mã ưu tiên cũng như cập nhật đầy đủ nhất về các chương trình ưu đãi tại Phòng khám bệnh trĩ với hotline 0243 9656 999.
Trả lời