Chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật bằng cách nào và có hiệu quả không?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật có thể nói là mong muốn của nhiều bệnh nhân, bởi ít ai muốn đối mặt với dao kéo khi điều trị bệnh. Phương pháp này được xem là an toàn, ít đau đớn hơn, nhưng tồn tại những nhược điểm và không phải ai cũng có thể áp dụng. Hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Vậy chữa trĩ ngoại không phẫu thuật có thật sự hiệu quả và phù hợp với ai? là những vấn đề được làm rõ trong bài viết này.

Những điều cần biết về bệnh trĩ ngoại

Để biết vì sao có thể chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật, cần hiểu rằng bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn nở hoặc phình to dưới áp lực, tạo thành búi trĩ. Các búi trĩ này gây đau rát, chảy máu đặc biệt là khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Chúng ta thường hay nghe đến trĩ ngoại và trĩ nội nhưng chưa biết cách phân biệt chính xác. 

Vậy điểm khác biệt cơ bản nhất là vị trí hình thành búi trĩ: trĩ nội xuất hiện bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược, còn trĩ ngoại – như tên gọi của nó, nằm hoàn toàn ở ngoài hậu môn, bên dưới đường lược.

Trĩ ngoại mặc dù gây đau đớn ngay từ đầu nhưng dễ dàng nhận biết và có thể điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng. Trong khi đó, trĩ nội ở giai đoạn nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng và tiềm ẩn biến chứng vô cùng nguy hiểm một khi búi trĩ sa ra ngoài.

Đâu là triệu chứng thường gặp của trĩ ngoại?

Đâu là triệu chứng thường gặp của trĩ ngoại?
Đâu là triệu chứng thường gặp của trĩ ngoại?

Trĩ ngoại nằm ở vùng có nhiều dây thần kinh cảm giác nên ngay từ đầu đã gây đau, đặc biệt khi ngồi, đi vệ sinh hoặc vận động. Mức độ đau khác nhau tùy vào tình trạng bệnh và thường biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Hậu môn xuất hiện khối thịt thừa màu đỏ, đen hoặc tím thẫm – dấu hiệu dễ nhận biết nhất, nhìn và sờ thấy được, kích thước có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
  • Cảm thấy đau, rát ở hậu môn đặc biệt khi ngồi lâu, đại tiện hoặc vận động. Mức độ đau gia tăng khi búi trĩ lớn hơn, nếu tình trạng này kéo dài mà không can thiệp sẽ gây lở loét, đau nhức, thậm chí là hoại tử.
  • Chảy máu khi đi vệ sinh – ít gặp hơn so với trĩ nội, máu thường rỉ ra hoặc nhỏ giọt khi đi vệ sinh (do cọ xát với phân cứng).
  • Búi trĩ dần sưng to, tấy đỏ do viêm nhiễm hoặc tổn thương, kèm theo dịch nhầy màu trắng chảy ra từ hậu môn, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Cảm giác đầy hoặc khó chịu như không thể làm sạch hoàn toàn sau khi đi vệ sinh, khiến hậu môn trở nên nặng nề.

Đâu là nguyên nhân gây ra trĩ ngoại?

Đâu là nguyên nhân gây ra trĩ ngoại?
Đâu là nguyên nhân gây ra trĩ ngoại?

Búi trĩ ngoại hình thành do các tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực lớn nên bị giãn nở hoặc phình to. Tình trạng này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân mà sau đây là những lý do phổ biến nhất:

  • Táo bón kéo dài: Khiến phân trở nên khô cứng, khó đào thải, buộc người bệnh phải rặn mạnh khi đi đại tiện, gây áp lực liên tục lên vùng hậu môn.
  • Lười tập thể dục, ngồi hoặc đứng lâu một tư thế làm cản trở máu lưu thông ở vùng hậu môn, hoặc thường xuyên mang vác vật nặng sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch hậu môn.
  • Thói quen rặn quá mạnh khi đại tiện làm tổn thương chức năng hậu môn. 
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ và uống không đủ nước, tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, chất kích thích dễ gây táo bón, kích thích niêm mạc hậu môn, làm cho viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Một số bệnh lý nền liên quan như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (hen suyễn, viêm phế quản, giãn phế quản) dẫn đến trĩ do bệnh gây khí yếu.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và áp lực từ thai nhi đang phát triển dễ gây táo bón, dễ chèn ép lên tĩnh mạch vùng chậu, ngoài ra quá trình rặn đẻ mạnh cũng là nguyên nhân gây ra trĩ.

Đọc thêm: [HỎI – ĐÁP NHANH] Bệnh trĩ ngoại có tự hết không? Điều trị ra sao?

Trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng một khi trĩ ngoại tiến triển nặng sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng không thể kiểm soát, tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi đó, các biện pháp nội khoa không còn hiệu quả mà chỉ còn cách phẫu thuật cắt trĩ.

Trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại có nguy hiểm không?
  • Sa nghẹt, hoại tử búi trĩ: Do nằm ngoài hậu môn nên bị cọ xát, chèn ép quá lâu dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, lan rộng tạo ổ áp-xe, rò hậu môn.
  • Huyết khối búi trĩ: Xuất hiện những cục máu đông trong búi trĩ gây tắc mạch và đau đớn dữ dội, nhiều trường hợp phải can thiệp phẫu thuật.
  • Thiếu máu mãn tính: Chảy máu kéo dài khi đi vệ sinh dẫn đến thiếu máu, gây chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ lớn ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn, gây rỉ phân, mất kiểm soát đại tiện.
  • Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng: Hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra, người bệnh nghĩ mình chỉ bị trĩ nên có xu hướng chủ quan không đi khám, bỏ sót bệnh lý nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng tâm lý và chất lượng cuộc sống: Cảm giác đau rát, ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu, cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục, lâu dài gây căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm.

Chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật có hiệu quả không?

Sự thật là dù lựa chọn phương pháp nào – phẫu thuật hay không phẫu thuật cắt trĩ, thì hiệu quả điều trị vẫn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa người mắc và mức độ tuân thủ điều trị. 

Trong đó, chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật chủ yếu là điều trị nội khoa, sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển. Đồng thời người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị.

=> Tuy nhiên, phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ như phẫu thuật và chỉ hiệu quả với những trường hợp trĩ nhẹ. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc không thuyên giảm, bệnh nhân có thể cần đến các thủ thuật can thiệp nhẹ như sóng cao tần HCPT II, đốt laser, thắt vòng, chích xơ… để làm teo búi trĩ.

Còn khi trĩ ngoại đã tiến triển đến độ 3-4, búi trĩ gây đau dữ dội, chảy máu nhiều, sưng viêm, phù nề và có nguy cơ huyết khối thì các biện pháp nội khoa không còn hiệu quả. Lúc này, phẫu thuật cắt trĩ là giải pháp triệt để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Ai nên chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật?

Làm sao để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trĩ ngoại?
Làm sao để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trĩ ngoại?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam, chuyên gia đầu ngành cả nước với gần 60 năm kinh nghiệm chuyên khoa bệnh hậu môn – trực tràng cho biết: 

“ Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa sẽ phù hợp với một số nhóm đối tượng sau đây để giúp người bệnh có cái nhìn rõ ràng hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác, tránh tự phỏng đoán dẫn đến bỏ lỡ giai đoạn “vàng” trong điều trị. ”

  • Người bị trĩ giai đoạn nhẹ (độ 1, 2): Kích thước búi trĩ nhỏ, chưa gây đau dữ dội hay tắc mạch, hoại tử… 
  • Người bị trĩ chưa bị biến chứng nặng: Trĩ chưa gây chảy máu kéo dài, nhiễm trùng hoặc hình thành huyết khối nguy hiểm…
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Do phẫu thuật có thể tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến thai kỳ, điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống thường được ưu tiên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Người có bệnh lý nền: Bệnh nhân mắc tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu… có thể không phù hợp để thực hiện phẫu thuật, nên ưu tiên phương pháp nội khoa để hạn chế rủi ro biến chứng.

Đọc thêm: Tìm hiểu nguyên nhân đau trĩ ngoại và các cách giảm đau hiệu quả

Phương pháp chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật bởi chuyên gia

Bác sĩ Nhâm cũng hướng dẫn một số phương pháp nội khoa làm co búi trĩ cho trường hợp phát hiện sớm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển.

Phương pháp chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật
Phương pháp chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật

Sử dụng thuốc điều trị: Có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, chống viêm và hỗ trợ co búi trĩ. Các loại thuốc có thể dưới dạng uống, bôi hay đặt hậu môn thường được chỉ định cho trĩ ngoại giai đoạn nhẹ bao gồm:

  • Thuốc giảm triệu chứng, thuốc giảm đau;
  • Thuốc chống sưng, chống viêm nhiễm;
  • Thuốc làm mềm phân, ngăn táo bón;
  • Thuốc cải thiện nhuận tràng và tiêu hóa;
  • Thuốc tăng sức bền thành mạch.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu y khoa nào khẳng định thuốc có thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhờn thuốc hoặc sử dụng sai cách khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Mục đích cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ, giúp co lại tự nhiên.

  • Tăng cường tiêu thụ chất xơ với rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp làm mềm phân. Nên ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp xay nhuyễn, thực phẩm giàu đạm dễ tiêu: thịt gà xé, thịt cá, đậu phụ… 
  • Tránh xa đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Uống đủ 2 lít nước / ngày và nên uống thành từng ngụm nhỏ.
  • Tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh, dừng thói quen ngồi trong toilet quá lâu, tập đi vệ sinh theo khung giờ cố định.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm táo bón hiệu quả.

Phương pháp hỗ trợ khác: Ngâm hậu môn bằng nước ấm giúp giảm sưng, đau, hạn chế viêm nhiễm và cải thiện tuần hoàn máu. Trong khi chườm lạnh – lấy đá chườm xung quanh vùng hậu môn làm co búi trĩ và giảm sưng tạm thời…

Đọc thêm: [Gỡ rối thắc mắc] Trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không?

Đi tìm phòng khám chữa khỏi thành công cho 99% bệnh nhân trĩ ngoại

Chậm trễ chỉ một ngày thôi cũng có thể khiến chúng ta bỏ lỡ giai đoạn “vàng” trong điều trị bệnh trĩ. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết khám chữa trĩ ngoại ở đâu uy tín, có thể tham khảo ngay Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng ở địa chỉ 193C1 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hoạt động dưới sự cấp phép của Sở Y Tế Hà Nội, phòng khám tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn y tế. Với vị trí đắc địa ngay trung tâm, gần bến xe, việc di chuyển đến đây vô cùng thuận tiện. Phòng khám đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy được nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh lựa chọn đến khám.

Phương pháp cắt trĩ mới ít đau, hiệu quả vượt trội

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả HCPT II
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả HCPT II

Với ngành y tế ngày càng phát triển, bên cạnh điều trị nội khoa, các phương pháp cắt bỏ trĩ cũng được cải tiến đảm bảo hiệu quả chữa trị dứt điểm, rút ngắn thời gian điều trị và mang lại trải nghiệm an toàn, ít đau đớn. 

Đặc biệt, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II bằng sóng điện cao tần là bước đột phá trong điều trị trĩ. Phương pháp này giúp xử lý triệt để các mô trĩ đồng thời giúp làm giảm đau tối đa, không gây chảy máu, không cần nằm viện và hạn chế khả năng tái phát bệnh.

  • Biện pháp này rất an toàn, giúp bảo vệ các mô lành, không gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác của hậu môn nhờ công nghệ hiện đại với vết phẫu thuật rất nhỏ.
  • Không gây tình trạng nóng rát hay viêm nhiễm sau mổ cũng như không để lại sẹo xấu bởi trong quá trình thực hiện phẫu thuật sóng cao tần không sinh nhiệt cao.
  • Thời gian thực hiện thủ thuật ngắn, chỉ cần 1 tiếng đồng hồ là có thể loại bỏ tận gốc búi trĩ, không lo tái phát bệnh.
  • Thời gian để hồi phục sức khỏe nhanh chóng, bệnh nhân không cần nằm viện, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Sau khi thực hiện xong thủ thuật, bệnh nhân nghe chỉ dẫn của bác sĩ để về nhà tự theo dõi và sử dụng thuốc Đông – Tây y kết hợp để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Ngoài phương pháp chính xâm lấn HCPT II bằng sóng cao tần, phòng khám còn áp dụng tất cả kỹ thuật điều trị bệnh trĩ THD, PPH II, Longo,… phổ biến hiện nay. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ dựa trên tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân sau khi trao đổi với bác sĩ.

Bên cạnh phương pháp điều trị tiên tiến, phòng khám còn đi đầu sử dụng Máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn vào chăm sóc hậu phẫu – Một thiết bị cao cấp, chuyên biệt, khẳng định chưa có tại cơ sở chuyên khoa hậu môn nào khác, giúp tối ưu hiệu quả và ngăn ngừa tái phát:

  • Công nghệ nhiệt hiện đại giúp giảm nhanh đau nhức sau thủ thuật.
  • Chức năng vệ sinh toàn diện, loại bỏ hoàn toàn dịch tiết và cặn bẩn sau phẫu thuật, ngăn nhiễm trùng.
  • Kích thích tái tạo tế bào mô mới, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương để mau lành hơn.

Đội ngũ bác sĩ danh tiếng với tay nghề cao

Bác sĩ phòng khám Đa khoa quốc tế Cộng Đồng
Bác sĩ phòng khám Đa khoa quốc tế Cộng Đồng

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, bên cạnh phương pháp hiện đại thì 70% thành công trong các ca điều trị đến từ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn đồng hành và giải đáp tận tình để bệnh nhân yên tâm trong suốt quá trình.

Dẫn dắt là bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, cùng các chuyên gia hàng đầu với ít nhất 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng:

  • PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội Hậu môn Trực Tràng Việt Nam, bác sĩ có bề dày kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân trĩ nên luôn được tín nhiệm cao từ đồng nghiệm.
  • Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng: Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa tại Bệnh viện Xanh Pôn, chuyên gia hàng đầu về khám chữa bệnh lý hậu môn – trực tràng với hơn 40 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Châu: Nguyên Trưởng Khoa tại Bệnh viện Quân Đội 354, hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị nhiều ca bệnh hậu môn – trực tràng phức tạp, mổ nội soi dạ dày đại tràng.
  • Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế: Nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, với hơn 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa Ngoại tổng hợp, trực tiếp phẫu thuật trĩ nội, trĩ ngoại, áp-xe, rò hậu môn…

Dịch vụ đạt chuẩn với chi phí hợp lý, ưu đãi

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Quy trình khám tại phòng khám được tối ưu hóa nhanh chóng và khoa học. Ngay từ cửa, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn tận tình, hỗ trợ bệnh nhân làm thủ tục mà không phải chờ đợi lâu. Mọi bước từ tư vấn, xét nghiệm đến điều trị đều diễn ra trong môi trường khép kín, đảm bảo tính riêng tư và thoải mái.

Bảng chi phí các mục khám, chữa bệnh tại đây được niêm yết công khai, không phát sinh phụ thu hay bất kỳ khoản bồi dưỡng nào. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết từng hạng mục và mức phí tương ứng để người bệnh nắm rõ thông tin. 

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ tốt hơn, phòng khám còn thường xuyên triển khai nhiều chương trình ưu đãi lớn, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí dành cho bệnh nhân đặt hẹn khám trước, thông qua hai cách sau đây:

  • Cách 1: Liên hệ trực tiếp hotline 0243 9656 999
  • Cách 2: Đặt hẹn trực tuyến và nhận tư vấn 1-1 miễn phí tại đây!

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu xem bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ khi nào có thể chữa trĩ ngoại không cần phẫu thuật và có phù hợp với mình hay không. Mặt khác, với sự phát triển của y học hiện nay, các phương pháp phẫu thuật mới ra đời đều đảm bảo an toàn, ít đau đớn nên người bệnh không cần quá lo lắng. Mà quan trọng hơn hết là nên đi thăm khám sớm để lắng nghe chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Chat tại đây hoặc liên hệ hotline 0243 9656 999 nếu còn bất cứ câu hỏi nào bạn nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *