Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông Y : Phương pháp hiệu quả và an toàn

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y là từ khóa được nhiều người quan tâm thời gian gần đây khi tìm kiếm các giải pháp chữa bệnh an toàn, ít tác dụng phụ. Không can thiệp ngoại khoa, không dùng thuốc Tây, các bài thuốc Đông y chủ yếu dựa trên nguyên liệu tự nhiên và kinh nghiệm dân gian, phù hợp với giai đoạn nhẹ của 1 số bệnh lý. Người bệnh thắc mắc liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả? Có nên áp dụng trong mọi trường hợp?

Trong bài viết hôm nay, với những chia sẻ chuyên môn từ Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng, chúng ta sẽ cùng khám phá hiệu quả thực sự của Đông y trong điều trị nứt kẽ hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn và những thông tin cần biết

Nứt kẽ hậu môn được xếp vào nhóm bệnh lý hậu môn – trực tràng thường gặp, chỉ đứng sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn – trực tràng. 

Là khi có sự xuất hiện các vết nứt, rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn mà trong đó táo bón là nguyên nhân hàng đầu, khiến phân khô, cứng và đi vệ sinh khó khăn, buộc người bệnh phải rặn mạnh. 

Bệnh gồm 2 giai đoạn: nứt kẽ cấp tínhnứt kẽ mãn tính

  • Ở giai đoạn cấp tính, nếu người bệnh phát hiện sớm và chủ động điều trị, đặc biệt là cải thiện tình trạng táo bón thì các vết nứt nhỏ, nông chỉ gây đau nhẹ và có thể tự lành nhờ các phương pháp nội khoa đơn giản.
  • Nếu bệnh kéo dài quá 6 tuần mà không được xử lý đúng cách sẽ chuyển sang mãn tính. Vết nứt có xu hướng ăn sâu vào trong cơ thắt và cơ vòng hậu môn, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: đau rát dữ dội, chảy máu khi đi vệ sinh… và phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Nứt kẽ hậu môn và những thông tin cần biết
Nứt kẽ hậu môn và những thông tin cần biết

Nguyên nhân “muôn thuở” gây ra nứt kẽ hậu môn

Trên thực tế, kẻ thù chính của bệnh nứt kẽ hậu môn lại là thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và lối sống kém lành mạnh dễ gây táo bón. Lúc này, quá trình đại tiện gặp nhiều khó khăn, người bệnh phải rặn mạnh từ đó gây tổn thương niêm mạc và hình thành các vết rách ở hậu môn.

  • Người bệnh bị táo bón, tiêu chảy kéo dài, hay rặn mạnh hoặc ngồi lâu khi đi vệ sinh.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ từ rau củ, trái cây, tiêu thụ nhiều thực phẩm có hại và ít vận động gián tiếp gây táo bón.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn thường xuyên, ma sát mạnh và không bôi trơn phù hợp.
  • Các bệnh lý nền liên quan: viêm ruột Crohn, viêm loét đại tràng…, các bệnh HIV, lao, ung thư hậu môn… làm suy giảm miễn dịch, cản trở vết nứt lâu lành.
  • Trẻ em có chế độ ăn chưa ổn định dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Người lớn tuổi bị suy yếu các chức năng tiêu hóa, ruột kém nhu động, dễ bị rách niêm mạc.
  • Phụ nữ mang thai trong khi sinh và sau sinh là nhóm đối tượng nguy cơ, dễ thay nội tiết tố gây táo bón và thai nhi áp lực lớn lên hậu môn.
Nguyên nhân “muôn thuở” gây ra nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân “muôn thuở” gây ra nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng thường gặp ở người bị nứt kẽ hậu môn

Không khó để nhận biết các dấu hiệu của bệnh bởi các vết nứt thường gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt hằng ngày. Lúc này người bệnh nên chú ý theo dõi để có biện pháp xử lý, điều chỉnh phù hợp:

  • Đại tiện khó khăn, đau rát như bị dao cứa: Dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất. Người bệnh cảm thấy đau buốt, nóng rát dữ dội mỗi khi phân đi qua hậu môn, đặc biệt khi phân cứng hoặc táo bón.
  • Xuất hiện vết rách gần hậu môn: Quan sát bằng mắt thường có thể thấy vết nứt nhỏ ở rìa ống hậu môn, đôi khi kèm theo mẩu da thừa hoặc khối u nhỏ ở gần vết nứt.
  • Ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn: Viêm nhẹ và dịch tiết từ vết nứt có thể gây kích ứng vùng da quanh hậu môn, dẫn đến ngứa và ẩm ướt. Nếu không vệ sinh đúng cách hoặc gãi nhiều, nguy cơ nhiễm trùng càng cao, khiến tình trạng nặng thêm.
  • Đại tiện ra máu: Người bệnh có thể thấy máu tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt sau khi đi ngoài, nhưng thường không lẫn trong phân. Đây là điểm giúp phân biệt nứt kẽ hậu môn với các bệnh lý khác ở đại tràng.
  • Cơ hậu môn bị co thắt: Sau mỗi lần đại tiện, vùng hậu môn có thể bị co rút, siết chặt như phản xạ tự nhiên của cơ vòng nhằm bảo vệ vết thương. Tuy nhiên, tình trạng co thắt này cũng cản trở quá trình phục hồi, nhất là nếu kéo dài và xuất hiện liên tục.

Mặc dù nứt kẽ hậu môn ban đầu chỉ là tổn thương lành tính ở vùng hậu môn, nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần người bệnh:

  • Chuyển sang mãn tính: Vết nứt ngày càng rộng và sâu, không còn đáp ứng phương pháp nội khoa, can thiệp ngoại khoa là bắt buộc.
  • Áp xe, rò hậu môn: Là biến chứng nguy hiểm do nứt kẽ lâu ngày gây nhiễm trùng, hình thành các ổ mủ gọi là áp xe, nếu vỡ ra và tạo thành đường rò là bệnh lý phức tạp, dễ tái phát và chỉ còn cách phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng, hoại tử: Viêm nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng, làm mất khả năng kiểm soát đại tiện, đối mặt nguy cơ phải dùng hậu môn giả vĩnh viễn.
Triệu chứng thường gặp ở người bị nứt kẽ hậu môn
Triệu chứng thường gặp ở người bị nứt kẽ hậu môn

Hiểu đúng về chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. 

Thế nhưng người bệnh cần hiểu rõ phương pháp này không phải “vạn năng”, mà hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh. Với những trường hợp nặng, Đông y chỉ nên được xem là phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế biện pháp can thiệp y khoa chuyên sâu.

  • Nếu vết nứt còn nhỏ và chưa biến chứng: Đông y có thể giúp làm dịu đau, kháng viêm, hỗ trợ liền vết nứt khá tốt.
  • Nếu vết nứt sâu hơn, tái phát nhiều lần, có biến chứng như nhiễm trùng, áp xe…: Đông y không còn đáp ứng, cần tìm đến cơ sở chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị bằng Tây y hoặc phẫu thuật để chấm dứt bệnh.

Ưu điểm của Đông y trong điều trị nứt kẽ hậu môn

Với cơ chế tác động nhẹ nhàng, sử dụng thảo dược tự nhiên và điều trị từ gốc, Đông y giúp làm dịu triệu chứng, thúc đẩy lành vết thương. Dưới đây là những lợi thế nổi bật của phương pháp này:

Thành phần thảo dược tự nhiên, ít tác dụng phụ

Đông y sử dụng các vị thuốc từ thảo dược như diếp cá, trầu không, nghệ, ngải cứu… Đây đều là nguyên liệu lành tính, ít gây kích ứng, phù hợp với người có cơ địa nhạy cảm. Các dược liệu này giúp giảm viêm, sát khuẩn, làm dịu niêm mạc và hỗ trợ vết thương mau lành.

Không giống thuốc tây dễ gây tác dụng phụ, thuốc Đông y thường nhẹ nhàng, ít gây ảnh hưởng toàn thân. Người bệnh có thể yên tâm dùng tại nhà trong giai đoạn bệnh nhẹ hoặc vừa khởi phát.

Điều trị từ gốc, không chỉ chữa triệu chứng bên ngoài

Đông y cho rằng vết nứt chỉ là phần ngọn, gốc rễ nằm ở táo bón, khí huyết kém hoặc tuần hoàn máu yếu. Vì thế, bài thuốc Đông y tập trung cải thiện tiêu hóa, tăng lưu thông khí huyết, nhờ đó giúp làm mềm phân, giảm rặn, hỗ trợ vết nứt hồi phục nhanh hơn và tăng cường sức đề kháng, mang lại hiệu quả bền vững.

Kết hợp đa dạng phương pháp, hỗ trợ toàn diện

Ngoài thuốc uống, Đông y còn kết hợp ngâm hậu môn bằng thảo dược để giảm đau và sát khuẩn. Một số phương pháp châm cứu, xoa bóp cũng giúp giảm căng cơ và cải thiện tuần hoàn.

Bên cạnh đó, Đông y khuyến khích chế độ ăn uống thanh đạm, tăng rau xanh, hạn chế đồ cay nóng. Sự kết hợp từ trong ra ngoài giúp người bệnh phục hồi nhanh, an toàn và tự nhiên hơn.

Ưu điểm của Đông y trong điều trị nứt kẽ hậu môn
Ưu điểm của Đông y trong điều trị nứt kẽ hậu môn

Gợi ý 6 cách hữu hiệu chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y tại nhà

Sau khi đã hiểu đúng về hiệu quả của phương pháp Đông y, chuyên gia gợi ý 6 cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên cùng hướng dẫn chi tiết cho người bệnh tham khảo:

1. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên quen thuộc, chứa nhiều vitamin E và acid lauric – nổi bật với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu vùng da tổn thương. Nhờ đó, dầu dừa có thể giúp giảm ngứa, hạn chế viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi các vết nứt. Đặc tính dưỡng ẩm của dầu dừa còn giúp làm mềm vùng da khô, giảm cảm giác đau rát, khó chịu sau mỗi lần đại tiện.

Cách sử dụng dầu dừa để cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn tại nhà rất đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sau đó dùng một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ để thoa đều lên khu vực bị tổn thương. Nên áp dụng đều đặn từ 2–3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, để giúp vết nứt nhanh lành và hạn chế tái phát.

2. Chữa nứt kẽ hậu môn dùng lá mồng tơi

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng là vị thuốc tự nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhờ chứa lượng chất nhầy dồi dào, rau mồng tơi giúp làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương, giảm viêm và hỗ trợ tái tạo mô nhanh hơn. Ngoài ra còn có khả năng thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm mềm phân, cải thiện chứng táo bón.

Hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn bằng mồng tơi khá đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Trước tiên, bạn rửa sạch một nắm lá mồng tơi rồi đem giã nát để lấy phần bã hoặc nước cốt. Sau đó, đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương, giữ khoảng 15–20 phút mỗi lần. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày ít nhất 10–15 ngày sẽ giúp làm dịu cơn đau, giảm ngứa rát và thúc đẩy quá trình lành vết nứt tự nhiên.

Chữa nứt kẽ hậu môn dùng lá mồng tơi
Chữa nứt kẽ hậu môn dùng lá mồng tơi

3. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng nha đam

Nha đam là loại thảo dược quen thuộc đặc biệt trong lĩnh vực làm đẹp nhờ khả năng dưỡng ẩm và làm dịu da hiệu quả, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da, trong đó có nứt kẽ hậu môn. Việc sử dụng gel nha đam nguyên chất thoa lên vùng da tổn thương sẽ giúp giảm nhanh cảm giác đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Không chỉ chứa nhiều vitamin, nha đam còn giàu các hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm và giúp phục hồi tế bào da tổn thương. Người bệnh chỉ cần lấy gel nha đam tươi, rửa sạch, thoa trực tiếp lên vùng hậu môn từ 2–3 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn theo cách này có thể hỗ trợ làm dịu vết thương, giảm ngứa rát và hạn chế nguy cơ chảy máu khi đi ngoài.

4. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách xông hơi tỏi

Tỏi được biết đến với công dụng chữa bệnh nhờ chứa allicin – hợp chất có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ. Nhờ vậy, tỏi có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm vùng hậu môn và hỗ trợ làm lành vết nứt nhanh chóng nếu được sử dụng đúng cách và đều đặn.

Một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà là xông hơi với tỏi. Bạn chỉ cần đập dập vài tép tỏi, cho vào nồi nước và đun sôi, sau đó dùng hơi nước này để xông hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút. Trước khi xông, nên vệ sinh sạch vùng hậu môn để tăng hiệu quả diệt khuẩn.

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách xông hơi tỏi
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách xông hơi tỏi

5. Chữa nứt kẽ hậu môn với lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất sinh học quý như chavicol, betel phenol và nhóm phenolic có khả năng kháng khuẩn, chống viêm loét và khử mùi hiệu quả nên thường xuất hiện trong các sản phẩm vệ sinh vùng kín. 

Đối với vùng hậu môn bị tổn thương, loại lá này cũng có thể giúp làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy và giảm viêm hiệu quả, đặc biệt khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên sẽ phù hợp hơn với nứt kẽ hậu môn mức độ nhẹ hoặc được kết hợp trong quá trình điều trị cùng các phương pháp chuyên sâu khác.

Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp lên hậu môn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, đun sôi lá trầu trong 10 phút và dùng nước đó để ngâm hoặc xông hậu môn mỗi ngày cũng là một cách hiệu quả giúp giảm khó chịu và hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng.

6. Chữa nứt kẽ hậu môn sử dụng dầu oliu

Dầu oliu là nguyên liệu quen thuộc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn tự nhiên ngay tại nhà. Nhờ hàm lượng vitamin E dồi dào – một chất chống oxy hóa mạnh, dầu oliu giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh hơn, giảm viêm, kháng khuẩn và làm dịu vùng hậu môn đang bị kích ứng.

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả, bạn có thể bổ sung dầu oliu vào bữa ăn hằng ngày giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế táo bón. Song song đó, hãy kết hợp bôi ngoài bằng cách: trộn đều dầu oliu với mật ong và sáp ong, sau đó đun nóng hỗn hợp cho đến khi tan hoàn toàn rồi để nguội. Khi hỗn hợp nguội, dùng thoa trực tiếp lên vùng niêm mạc hậu môn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.

Chữa nứt kẽ hậu môn sử dụng dầu oliu
Chữa nứt kẽ hậu môn sử dụng dầu oliu

 

7. Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Để giảm nhanh cảm giác đau rát do nứt kẽ hậu môn, bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10 – 20 phút, đặc biệt sau mỗi lần đi vệ sinh. Hơi ấm từ nước sẽ giúp làm dịu vùng da tổn thương, đồng thời thư giãn cơ vòng hậu môn và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Bạn có thể thêm một chút muối sạch vào nước ngâm để tăng khả năng sát khuẩn, giúp hạn chế viêm nhiễm. Nên duy trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả giảm đau và hỗ trợ lành vết nứt tốt nhất.

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y cần lưu ý những gì?

Khi chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.

  • Bài thuốc Đông y chỉ phát huy hiệu quả tốt khi được sử dụng đều đặn và liên tục, tránh dùng ngắt quãng hoặc không theo chỉ dẫn.
  • 1 số phương pháp điều trị Đông y hiện nay vẫn chưa được kiểm chứng đầy đủ về hiệu quả và khả năng cải thiện triệu chứng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nên thận trọng trong việc chọn mua dược liệu, hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh những sản phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc gây phản tác dụng.
  • Để đạt hiệu quả, người bệnh cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và uống đủ nước, sinh hoạt điều độ và tránh các yếu tố làm tăng áp lực lên vùng hậu môn như ngồi lâu, nhịn đại tiện.
  • Ngoài thuốc uống, nên kết hợp với một số loại thuốc bôi tại chỗ giúp làm dịu cơn đau, kháng viêm và đẩy nhanh tốc độ lành vết nứt ở hậu môn.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sưng tấy, chảy mủ… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, tránh tiến triển thành áp xe hoặc rò hậu môn – những biến chứng phức tạp cần can thiệp chuyên sâu.
  • Dừng sử dụng Đông y khi gặp các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn… tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bệnh kéo dài hoặc không cải thiện, cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp 1 cách đầy đủ và chi tiết về phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y và những lưu ý cần thiết giúp người bệnh có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên sau 1 thời gian áp dụng mà triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên chuyển qua tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân hoặc các nguy cơ tiềm ẩn cản trở hồi phục. Liên hệ hotline 0243 9656 999 của phòng khám chữa bệnh trĩ để nhận tư vấn miễn phí, nhanh chóng nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *