Chữa nứt kẽ hậu môn an toàn, hiệu quả tại nhà và khi nào cần đi khám?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đau rát, khó chịu mỗi lần đại tiện mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, điều trị tình trạng này không hề đơn giản nếu bạn áp dụng sai phương pháp hoặc tự ý chữa tại nhà. Trên thực tế, có rất nhiều người đã “sống chung với đau đớn” trong thời gian dài chỉ vì không biết chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách nào mới là tốt nhất.

Vậy đâu là giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn và ít tái phát? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ các phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay – từ dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa đến kỹ thuật hiện đại – để tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

Thông tin chung về bệnh lý nứt kẽ hậu môn

Nếu bạn đang có mong muốn tìm được cách chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả, trước tiên hãy cập nhật những thông tin quan trọng liên quan tới bệnh lý này. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách hoặc loét tại vùng da quanh hậu môn, thường gây cảm giác đau đớn hoặc chảy máu khi đi tiêu. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở khu vực hậu môn trực tràng, đem lại nhiều khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị đơn giản thông qua việc thay đổi lối sống, điều chỉnh thói quen ăn uống và sử dụng thuốc. Ngược lại, với những trường hợp trì hoãn chữa bệnh thì những vết nứt ở hậu môn có thể chuyển thành mãn tính và hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm. 

1. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn hình thành

Các nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn có thể được chia thành những nhóm chính như sau:

  • Nguyên nhân cấp tính (dưới 8 tuần): Những lý do phổ biến bao gồm táo bón, tiêu chảy kéo dài, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm ruột, sự thay đổi sau sinh, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc có tiền sử phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng.
  • Nguyên nhân mạn tính (trên 8 tuần): Thường do những vết nứt cấp tính không được chữa trị kịp thời, kéo dài hơn 8 tuần. Tỉ lệ từ nứt kẽ hậu môn cấp tính chuyển thành mạn tính lên tới hơn 30%. Nguyên nhân có thể là do thiếu máu nuôi dưỡng, bất thường bẩm sinh ở niêm mạc hậu môn dẫn đến yếu đuối, hoặc bệnh trĩ.
  • Nguyên nhân ít gặp hơn: Một số trường hợp có thể do bệnh lao, HIV, bệnh Crohn, các bệnh lây qua đường tình dục như herpes hay giang mai, hoặc cả ung thư hậu môn gây ra các vết nứt.

2. Dấu hiệu bị nứt kẽ hậu môn

Vậy làm sao để biết bản thân có mắc nứt kẽ hậu môn hay không? Một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Đau rát, kích thích quanh vùng hậu môn: Người bệnh thường cảm thấy đau nhức vùng hậu môn, mức độ đau có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cơn đau đôi khi kéo dài đến vài giờ, gây ra sự khó chịu, đặc biệt là trong quá trình đi tiêu. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc khó chịu xung quanh vùng này.
  • Vết rách hoặc loét: Khi quan sát, bạn có thể thấy một hoặc nhiều vết rách, loét với bờ sắc gọn trên da vùng quanh hậu môn.
  • Chảy máu: Xuất hiện máu đỏ tươi hoặc dịch trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Đôi khi dấu hiệu này cũng có thể bị dây vào quần lót.
  •  Sưng hoặc da thừa: Xuất hiện các vết sưng nhỏ ở hậu môn hoặc mô da thừa quanh khu vực này.

Những dấu hiệu của nứt kẽ hậu môn khi xuất hiện mọi người nên chủ động tìm đến những cơ sở y tế tuyến đầu để được hỗ trợ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Vì càng trì hoãn, bệnh lý này có thể sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng vùng hậu môn: Khi vết nứt không được vệ sinh một cách cẩn thận hoặc không được điều trị kịp thời tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra gây sưng đỏ và mưng mủ ở khu vực này.
  • Rò hậu môn: Nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài và không được can thiệp, có thể dẫn đến rò hậu môn – hiện tượng có sự kết nối bất thường giữa hậu môn và da, gây nhiều đau đớn, khó chịu và dễ tái phát.
  • Viêm loét: Vết nứt hậu môn không được chữa trị sẽ tiến triển thành viêm loét mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bình thường của vùng hậu môn và có khả năng làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Hẹp hậu môn: Việc thường xuyên bị nứt kẽ hậu môn mà không được điều trị triệt để có thể dẫn đến tình trạng hẹp hậu môn, khiến quá trình đại tiện trở nên khó khăn và đau đớn.
  • Chảy máu kéo dài: Nếu không được điều trị đúng cách, vết nứt hậu môn có thể gây chảy máu kéo dài. Việc chảy máu liên tục có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể trở nên suy yếu và dễ mắc các bệnh lý ở hậu môn khác.
Thông tin chung về bệnh lý nứt kẽ hậu môn
Thông tin chung về bệnh lý nứt kẽ hậu môn

Điểm danh các cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay

Chữa trị nứt kẽ hậu môn có nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 3 hướng điều trị phổ biến nhất mà mọi người có thể tham khảo:

1. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng mẹo dân gian – Dễ làm nhưng hiệu quả thấp

Với tâm lý e ngại khi đến bệnh viện hoặc mong muốn tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có, nhiều người lựa chọn điều trị nứt kẽ hậu môn bằng mẹo dân gian.

  • Nước muối loãng ấm: Có tác dụng làm sạch vùng hậu môn, hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp dịu cảm giác sưng đau.
  • Nước lá trầu không, lá chè xanh, lá lốt: Được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, làm se niêm mạc tổn thương. Người bệnh có thể đun lá tươi với nước, để ấm và ngâm hậu môn từ 10–15 phút mỗi ngày.
  • Gel nha đam tươi: Làm dịu cảm giác bỏng rát, khô rát hậu môn, giúp giữ ẩm niêm mạc và kích thích tái tạo tế bào. Mọi người cần vệ sinh hậu môn rồi bôi một lớp mỏng gel nha đam để thu được hiệu quả tốt nhất. 
  • Dầu dừa nguyên chất: Có đặc tính kháng viêm nhẹ, làm mềm mô tổn thương và hỗ trợ làm lành vết nứt. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và thấm khô nhẹ nhàng, bạn có thể sử dụng tăm bông để thoa một lớp mỏng lên vùng bị nứt. Nên thực hiện điều này 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Nên vệ sinh kỹ lá, đun sôi kỹ để tránh tồn dư vi khuẩn hoặc thuốc trừ sâu. Không ngâm quá lâu hoặc khi vùng hậu môn có vết thương hở lớn, đang chảy máu nhiều.

Cùng với đó, theo các chuyên gia hậu môn trực tràng thì các mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp nứt nhẹ, mang tính hỗ trợ chứ không điều trị triệt để. Nguy hiểm hơn, nếu người bệnh vẫn cố gắng áp dụng hoặc lạm dụng việc chữa tại nhà lâu ngày còn có thể gây nhiễm trùng hoặc làm nặng thêm vết nứt ở hậu môn khiến quá trình điều trị về sau gặp khó khăn.

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng mẹo dân gian – Dễ làm nhưng hiệu quả thấp
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng mẹo dân gian – Dễ làm nhưng hiệu quả thấp

2. Chữa bằng thuốc – Hiệu quả trong giai đoạn đầu

Khi nứt kẽ hậu môn chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc bôi giảm đau, kháng viêm, làm lành vết nứt như thuốc chứa hydrocortisone, nitroglycerin, lidocaine…

  • Thuốc uống: Giúp nhuận tràng, giảm táo bón và tăng lưu thông máu đến vùng hậu môn.
  • Thuốc nhuận tràng, bổ sung chất xơ: Giúp phân mềm, dễ đi ngoài hơn, giảm lực rặn – yếu tố làm nặng thêm vết nứt.
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu: Giúp máu lưu thông tốt tới vùng hậu môn, đẩy nhanh quá trình lành mô tổn thương.

Lưu ý quan trọng khi điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi kéo dài, đặc biệt các loại có chứa corticoid (Hydrocortisone) vì có thể gây teo da, mỏng niêm mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Việc dùng thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, nhất là khi cần phối hợp nhiều loại (thuốc bôi + thuốc uống).
  • Nếu sau 2–3 tuần điều trị bằng thuốc vết nứt không cải thiện, hoặc tái phát liên tục, bạn nên quay lại tái khám để được chuyển hướng điều trị chuyên sâu hơn (như tiểu phẫu).
Chữa bằng thuốc – Hiệu quả trong giai đoạn đầu
Chữa bằng thuốc – Hiệu quả trong giai đoạn đầu

3. Công nghệ HCPT II – Giải pháp tối ưu giúp điều trị nứt kẽ hậu môn

Trong các trường hợp nứt kẽ hậu môn kéo dài, tái phát nhiều lần hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa là giải pháp cần thiết để loại bỏ hoàn toàn tổn thương, tái lập lại cấu trúc vùng hậu môn. Trong số các kỹ thuật hiện đại, phương pháp HCPT II đang được đánh giá là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay trong điều trị nứt kẽ hậu môn.

Kỹ thuật HCPT II sử dụng đầu dò chuyên dụng đưa vào vùng hậu môn, truyền năng lượng điện cao tần đến vùng nứt kẽ. Phương pháp này hiện đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

  • Đau ít, chảy máu ít: Nhờ vào kỹ thuật cắt – đốt không sử dụng dao kéo, giúp hạn chế tổn thương cho mô xung quanh.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Chỉ mất khoảng 20–30 phút, bệnh nhân có thể trở về nhà trong ngày.
  • Thời gian hồi phục nhanh: Chỉ sau 5–7 ngày, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không ảnh hưởng đến công việc.
  • Tỷ lệ tái phát thấp: Phương pháp xử lý triệt để vết nứt và nguyên nhân gây tổn thương.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Khu vực hậu môn được phục hồi với tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo cứng và không gây hẹp hậu môn.
  • An toàn tuyệt đối: Hệ thống máy móc kiểm soát nhiệt độ một cách chính xác đến từng mm, phù hợp cho cả người cao tuổi, phụ nữ sau sinh và những người có bệnh nền.

Việc điều trị nứt kẽ hậu môn với HCPT II đòi hỏi tay nghề bác sĩ có chuyên môn cao. Vì thế, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể ứng dụng được nên mọi người cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện.

Công nghệ HCPT II – Giải pháp tối ưu giúp điều trị nứt kẽ hậu môn
Công nghệ HCPT II – Giải pháp tối ưu giúp điều trị nứt kẽ hậu môn

Bị nứt kẽ hậu môn nên đi khám ở đâu thì tốt?

Muốn chữa nứt kẽ hậu môn dứt điểm, ngoài việc lựa chọn phương pháp tiên tiến mọi người cũng cần chú trọng tìm đến những cơ sở y tế uy tín. Bởi nứt kẽ hậu môn vốn là bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn, việc can thiệp điều trị nếu không diễn ra an toàn với những bác sĩ có tay nghề giỏi thì nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao.

Nếu bạn phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn, hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, tọa lạc tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh sẽ được các chuyên gia tiến hành thăm khám một cách chi tiết. Quá trình nội soi hậu môn không dây và các xét nghiệm liên quan sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đây hiện đang là cơ sở tiên phong đi đầu trong việc áp dụng điều trị nứt kẽ hậu môn với kỹ thuật HCPT II tân tiến. Hơn nữa, đây được biết đến là địa chỉ chữa bệnh hậu môn trực tràng hàng đầu tại Thủ đô nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn vì:

  • Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn tại Phòng khám Cộng Đồng đã để lại những phản hồi tích cực. Phòng khám không chỉ áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, mà còn cho phép bệnh nhân được trực tiếp khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, với kiến thức y khoa vững vàng và nhiều năm kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, khi đến với địa chỉ này, người bệnh còn được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp với mô hình 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân – 1 y tá. Mô hình này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn bảo mật thông tin hồ sơ bệnh án tốt hơn.
  • Cơ sở hạ tầng của chúng tôi được xây dựng khang trang, đi kèm với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ những quốc gia có nền y học tiên tiến như Anh, Pháp, và Mỹ. Đặc biệt, chúng tôi luôn chú trọng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và vô trùng, giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho tất cả bệnh nhân. Nhờ vậy, thời gian điều trị bệnh được rút ngắn và chi phí cũng được tiết kiệm tối đa.
  • Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, phòng khám mở cửa linh hoạt từ 8h đến 20h00 hàng ngày. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong việc sắp xếp công việc cá nhân mà không lo ảnh hưởng. 
  • Về chi phí khám chữa bệnh, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cam kết mức giá hợp lý, phù hợp với đa số bệnh nhân. Chúng tôi cũng luôn cập nhật nhanh chóng và minh bạch thông tin về chi phí để người bệnh yên tâm hơn.
Bị nứt kẽ hậu môn nên đi khám ở đâu thì tốt?
Bị nứt kẽ hậu môn nên đi khám ở đâu thì tốt?

Liệu có phòng ngừa được bệnh nứt kẽ hậu môn hay không?

  • Tăng cường chất xơ trong thực đơn hằng ngày: Chất xơ có vai trò giữ nước trong phân và kích thích nhu động ruột. Bạn nên thường xuyên ăn rau xanh (mồng tơi, cải bó xôi…), trái cây (đu đủ, chuối, táo…), các loại ngũ cốc nguyên hạt và hạt chia. Tuy nhiên, hãy thêm chất xơ vào khẩu phần một cách từ từ để tránh đầy hơi, chướng bụng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nước đóng vai trò bôi trơn ruột và làm mềm phân. Hãy duy trì ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng hoặc bạn vận động nhiều. Uống nước ấm vào buổi sáng sớm cũng giúp kích thích nhu động ruột rất hiệu quả.
  • Hạn chế thực phẩm gây táo bón: Đồ chiên rán, cay nóng, rượu bia, cà phê hay nước ngọt có ga đều có thể khiến phân khô cứng và gây khó khăn khi đi ngoài. Việc loại bỏ những thực phẩm này không chỉ tốt cho hậu môn mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tránh viêm đại tràng và trĩ.
  •  Tập thói quen đại tiện đúng cách: Khi có nhu cầu, đừng nhịn. Việc trì hoãn đi ngoài sẽ khiến phân bị hút nước ngược và trở nên khô cứng, dễ gây tổn thương khi đi qua hậu môn. Ngoài ra, tránh rặn mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh – đây là thói quen nguy hiểm thường bị bỏ qua.
  • Tăng vận động, hạn chế ngồi lâu: Lối sống tĩnh tại là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng. Dành thời gian đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giảm áp lực lên vùng hậu môn, từ đó ngăn ngừa hiệu quả nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ.
  •  Vệ sinh đúng cách sau mỗi lần đi vệ sinh: Dùng nước sạch hoặc nước muối ấm để rửa nhẹ nhàng, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Tránh chà xát mạnh hoặc dùng giấy vệ sinh cứng vì có thể làm tổn thương lớp da mỏng quanh hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  •  Chú ý đặc biệt với phụ nữ mang thai: Thay đổi nội tiết và áp lực từ thai nhi dễ khiến mẹ bầu bị táo bón và nứt hậu môn. Do đó, cần ăn uống cân bằng, bổ sung sắt đúng liều và vận động hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết vừa rồi, bạn đọc đã nắm được những thông tin liên quan tới việc chữa nứt kẽ hậu môn. Mọi người nếu có còn thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý này, hãy chủ động liên hệ thông qua đường dây nóng 0243.9656.999 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *