Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam có triệt tiêu búi trĩ?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam như lá lốt, tỏi, trầu không, đu đủ, mật ong… được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 7 bài thuốc nam trị bệnh trĩ đơn giản, lành tính, dễ thực hiện,…

Vì sao cần phải chữa bệnh trĩ nội?

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam người bệnh cần biết những thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ nội là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn trực tràng do các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn quá mức và gây nên hiện tượng xung huyết.

Trĩ nội xuất hiện do nhiều nguyên nhân
Trĩ nội xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Bệnh trĩ nội có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả nam giới và nữ giới, trong đó phổ biến hơn cả là phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Bên cạnh đó những người thường phải đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế, bị bệnh táo bón lâu năm, mắc các căn bệnh về hậu môn cũng có nguy cơ mắc cao nhất. 

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội, khi mắc trĩ người bệnh có thể phải trải qua 4 cấp độ bệnh. Tùy thuộc mỗi cấp độ thì tình trạng bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau, bệnh càng nặng triệu chứng gây nên càng đau đớn, mệt mỏi. Khi mắc trĩ người bệnh trĩ nội còn thấy xuất hiện búi trĩ ở bên ngoài hậu môn, chảy máu hậu môn, sưng và nhiễm trùng.

Những triệu chứng của bệnh trĩ sẽ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, thậm chí cảm giác đau ở hậu môn còn khiến người bệnh không tập trung công việc, không dám đi đại tiện. Bệnh nặng người bệnh sẽ thấy chảy máu có thể thành tia, hậu môn bị ẩm ướt gây ngứa ngáy, sưng đau, khó chịu và rất đau đớn khi thò ra ngoài.

Không những vậy, bệnh trĩ nội nếu không được chữa trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: sa búi trĩ, tắc hoặc nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng máu, hậu môn, mất máu quá nhiều, bội nhiễm…

Xem thêm: Cập nhật nhanh các nguyên nhân trĩ nội và cách điều trị bệnh phù hợp

7 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội hiệu quả

Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau sử dụng. Giai đoạn đầu, hầu như trĩ nội không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nên khó nhận biết. Chính vì vậy, đối với trĩ nội cấp độ 1, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc nam dưới đây.

Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội – Cây vông nem

Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội – Cây vông nem
Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội – Cây vông nem

Cây vông nem thuộc họ nhà đậu. Được người dân ở vùng nông thôn trồng làm hàng rào, lá để nấu canh hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền ghi nhận, lá vông men tính bình, vị hơi đắng, an thần, sát trùng… Khi sử dụng làm thuốc trị bệnh trĩ sẽ giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm.

Ngoài ra, hoạt chất saponin được tìm thấy trong lá vông nem có tác dụng giảm đau, phục hồi nhanh tế bào bị tổn thương ở hậu môn và tĩnh mạch trĩ.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá vông nem nên lựa chọn loại lá bánh tẻ, còn tươi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn
  • Rửa sạch với nước muối
  • Giã nát, đắp trực tiếp vào hậu môn và băng cố định trong 30 phút
  • Áp dụng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng

Điều trị bệnh trĩ nội bằng cây thầu dầu tía

Thầu dầu tía là một trong những bài thuốc nam trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến. Sử dụng loại cây này đúng cách sẽ giảm bớt cảm giác ngứa hậu môn, đồng thời chống sưng viêm búi trĩ.

Cách 1. Ngâm hậu môn với nước lá thầu dầu

  • Hái 10 lá thầu dầu tía, đem rửa qua vài lượt nước cho sạch. Ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút nhằm tiêu diệt sạch vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá.
  • Tiếp theo, đun sôi 1 lít nước rồi cho lá thầu dầu vào nấu thêm 10 phút
  • Chờ nước nguội bớt, gạn ra chậu nhỏ rồi ngâm và rửa hậu môn 2 lần/ngày.

Cách 2. Đắp lá thầu dầu

  • Hái 2 – 3 lá thầu dầu đem rửa sạch với nước muối
  • Thái nhỏ, bỏ vào cối giã nát
  • Bỏ lá thầu dầu vào chả đem xào nóng
  • Bọc thuốc vào một miếng vải sạch rồi đắp vào hậu môn ngày 1 – 2 lần.

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây rau diếp cá

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây rau diếp cá
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây rau diếp cá

Rau diếp cá vừa là thực phẩm, vừa là cây thuốc nam có giá trị dược liệu cao. Hoạt chất trong rau diếp cá có tác dụng làm bền chắc thành mạch, ngăn chặn sự phình giãn tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, thu nhỏ búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn…

Cách 1. Xông hơi lá diếp cá

  • Chuẩn bị 1 bó rau diếp cá, 1 thìa cà phê muối, 1 củ nghệ tươi, 5 quả sung
  • Sung bổ làm đôi, nghệ vàng giã nát. Rau diếp cá nhặt lá và cuống tươi đem rửa sạch
  • Tất cả cho vào nồi, đun sôi kỹ cùng 2 lít nước trong 10 phút
  • Khi nước còn đang nóng, gạn ra một cái bô sạch, ngồi lên trên để xông hậu môn, chú ý khi xông nên giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng
  • Khi nước nguội, lấy nước xông rửa hậu môn
  • Áp dụng cách trên mỗi ngày 1 lần đều đặn trong một tháng liên tục để triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm.

Cách 2. Uống nước lá diếp cá

  • Dùng 1 nắm lá diếp cá tươi, đem xay nhuyễn với 1 ít nước lọc. Vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 – 2 ly
  • Hoặc lấy lá diếp cá khô nấu nước uống thay trà.

Trị bệnh trĩ nội bằng thuốc nam từ cây cối xay

Trong đông y, cây cối xay là dược liệu có tính bình, sát trùng, tiêu thũng, ngăn ngừa nhiễm trùng… Cây thu hoạch được cả rễ đem về chặt nhỏ, phơi khô làm thuốc chữa bệnh trĩ.

 Cách sử dụng:

  • Hàng ngày, lấy 200g cây cối xay khô, bỏ vào ấm sắc với 300ml nước
  • Đun cho đến khi nước trong ấm cô đặc lại còn 1 bát thì ngưng. Gạn thuốc sắc uống sau bữa ăn
  • Bã thuốc còn lại, tiếp tục đổ thêm vào 1 lít nước đun sôi để xông rửa hậu môn 2 lần/ngày. Kết hợp thuốc uống để đạt hiệu quả tối ưu.

Chữa bệnh trĩ nội từ cây thuốc nam – Cây trầu không

Chữa bệnh trĩ nội từ cây thuốc nam – Cây trầu không
Chữa bệnh trĩ nội từ cây thuốc nam – Cây trầu không

Tinh dầu và các hoạt chất quý như betel-phenol hay chavicol… là những chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, sát trùng mạnh. Ngoài ra, chúng hoạt động như một chất kháng sinh, giúp ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. Qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm búi trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn…

Sử dụng theo đường miệng, chất xơ và thành phần trong lá trầu không có khả năng kích thích tiêu hóa. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, ngăn ngừa, khắc phục táo bón kinh niên.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 25 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch, thái nhuyễn
  • Cho lá trầu không vào nồi, thêm vào 1 thìa muối ăn và 2 lít nước
  • Đun sôi, để lửa nhỏ liu riu nấu thêm 10 phút để các chất trong lá trầu được tiết ra
  • Dùng nước này xông hậu môn khi còn đang bốc hơi mạnh
  • Khi nước nguội lấy rửa hậu môn hoặc có thể dùng xác lá trầu không chà nhẹ vào búi trĩ để chất trong lá thấm sâu bên trong nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trường hợp bệnh trĩ nhẹ thì áp dụng mỗi ngày 1 lần. Nặng hơn thì ngày 2 lần.

Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn được gọi là cỏ mực, có tác dụng chữa bệnh: hạ sốt, nổi mề đay, gan nhiễm mỡ, rong kinh, viêm họng, trĩ…

Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, chống chảy máu khi đại tiện, chống sưng viêm ở tĩnh mạch, thu nhỏ búi trĩ…

Cách 1. Chữa chứng đại tiện ra máu

  • Cây cỏ mực sau khi thu hái về đem rửa sạch cho sạch đất cát, sao khô
  • Nghiền cỏ mực thành bột mịn, cất vào hũ thủy tinh
  • Để chữa bệnh, mỗi ngày dùng 3 lần: Lấy 10g cỏ mực hòa vào nước cơm uống vào sáng, trưa, tối.

Cách 2. Trị nóng trong, cầm máu, bổ huyết

  • Cây cỏ mực sử dụng cả rễ, mỗi lần dùng 1 nắm
  • Đem cắt ngắn, giã nát
  • Cho vào nồi đun nóng với 1 ly rượu trắng nhỏ
  • Vắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, bã đắp ngoài hậu môn

Chữa bệnh trĩ nội bằng cây thuốc nam – Cây lá bỏng

Chữa bệnh trĩ nội bằng cây thuốc nam – Cây lá bỏng
Chữa bệnh trĩ nội bằng cây thuốc nam – Cây lá bỏng

Cây lá bỏng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho người bệnh trĩ giúp diệt khuẩn, giảm đau, chống sưng búi trĩ. 

Cách 1. Kết hợp lá bỏng với rau sam

  • Dùng 50g lá bỏng kết hợp 50g rau sam
  • Cho cả 2 vào máy xay sinh tố xay nhuyễn sau khi đã rửa sạch với nước muối
  • Sau đó dùng rây lọc lấy nước, chia làm 2 lần sử dụng
  • Có thể tận dụng lấy phần bã đắp ngoài hậu môn để sát trùng, giảm đau tại chỗ.

Cách 2. Bài thuốc đắp từ lá bỏng kết hợp bồ kết, muối ăn

  • Trước tiên, dùng bồ kết đun lấy nước, pha vào chút muối để rửa sạch hậu môn
  • Sau đó giã nát lá bỏng rồi đắp vào búi trĩ
  • Thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Xem thêm: Các phương pháp chữa trĩ nội phổ biến hiện nay

Ưu và nhược điểm của bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội

Chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, trước khi áp dụng, nên tìm hiểu kỹ xem phương pháp này có phù hợp với mình không. Nếu lợi ích đem lại nhiều hơn nguy cơ thì có thể áp dụng.

Ưu và nhược điểm của bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội
Ưu và nhược điểm của bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội

Ưu điểm:

  • Hầu hết cây thuốc nam đều lành tính, an toàn cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách
  • Thành phần thuốc dễ kiếm, một số cây có sẵn trong vườn nhà nên không tốn tiền mua
  • Cách bào chế đơn giản
  • Thích hợp với nhiều đối tượng
  • Có thể dùng cây thuốc nam chữa bệnh trĩ trong thời gian dài mà không cần lo lắng tác dụng phụ.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả khác nhau ở mỗi trường hợp sử dụng. Điều này phụ thuộc cơ địa, tình trạng bệnh lý, cách thức người bệnh dùng thuốc.
  • Thời gian điều trị kéo dài: Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam đòi hỏi phải áp dụng một thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ ràng.
  • Tác dụng chậm, cải thiện triệu chứng một cách từ từ nên thích hợp với trường hợp trĩ nhẹ nên những trường hợp trĩ nặng không nên áp dụng.

Xem thêm: Cách chữa trĩ nội tại nhà: Những phương pháp bạn nên biết

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiên trì sử dụng thuốc nam kết hợp biện pháp điều trị khác như châm cứu, bấm huyệt, sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ…
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ tránh táo bón và áp lực lên vùng hậu môn
  • Tăng cường thực phẩm nhuận tràng như rau đay, rau ngót, mồng tơi,…
  • Nếu đại tiện ra máu thường xuyên, nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, kiêng chất kích thích
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch, giữ vùng kín khô thoáng…
  • Không nhịn đại tiện, tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe…

Vậy đâu là phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiệu quả và an toàn?

Chữa trĩ nội bằng thuốc nam được đánh giá mang lại hiệu quả nhưng không làm mất đi búi trĩ, sau 1 thời gian búi trĩ sẽ lại xuất hiện trở lại, do đó để đảm bảo được hiệu quả tối ưu nhất cũng như loại bỏ búi trĩ hoàn toàn thì cần áp dụng các phương pháp toàn diện hơn. 

Việc chữa trĩ như thế nào sẽ do các bác sĩ quyết định và thường sẽ có 2 cách là phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa.

1. Chữa trĩ bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc

Chữa trĩ bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc
Chữa trĩ bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc

Để chữa trĩ bằng phương pháp nội khoa bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi những yếu tố gây bệnh. Phương pháp này thường áp dụng với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ và người bệnh sẽ cần kiên trì điều trị. 

Các loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ như: 

  • Thuốc làm co mạch: Đây là những loại thuốc có tác dụng làm thắt chặt các mạch máu, làm thu nhỏ lại các mô mạch, hạn chế tình trạng chảy máu. Thuốc có thể được điều chế dạng bôi, thuốc đạn dược như: Phenylephrine, Medicine, Tronolane…
  • Dược chất để bảo vệ như: dầu khoáng, Lanolin, Glycerin, tinh bột, oxit kẽm để bảo vệ các thành mạch ở hậu môn, làm lành vùng da ở hậu môn, hạn chế viêm nhiễm và lở loét.
  • Thuốc giảm đau: Bệnh nhân trĩ sẽ thấy đau đớn khi mắc bệnh, chính vì thế các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc chứa hydrocortisone với liều lượng thấp, kem Cortisone.
  • Thuốc gây tê: Có tác dụng làm gây tê cục bộ, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: lanacane, nupercainal, medicine, kem trĩ gây mê…
  • Thuốc kháng sinh: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: ibuprofen, aspirin, acetaminophen… Đây là những loại thuốc kháng viêm và có tác dụng làm giảm đau.

Việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trĩ phải tuyệt đối theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự ý mua thuốc về chữa trị tại nhà. Một số các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, do đó người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng. 

Bên cạnh đó, việc chữa trị nội khoa ngoài sử dụng thuốc, người bệnh còn áp dụng phương pháp dân gian chữa tại nhà: chữa trĩ bằng rau diếp cá, chữa trĩ bằng cây nhọ nồi, điều trị trĩ bằng hoa thiên lý, chữa trĩ bằng đu đủ xanh… Thế nhưng, những phương pháp này chưa được kiểm chứng về hiệu quả nên người bệnh không nên áp dụng. 

2. Điều trị trĩ bằng phương pháp ngoại khoa, thủ thuật cắt trĩ

Điều trị trĩ bằng phương pháp ngoại khoa, thủ thuật cắt trĩ
Điều trị trĩ bằng phương pháp ngoại khoa, thủ thuật cắt trĩ

Thường áp dụng với những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ đã lòi ra ngoài và người bệnh cần phải loại bỏ búi trĩ. Phương pháp điều trị trĩ bằng phương pháp ngoại khoa sẽ bao gồm: 

Phương pháp thắt vòng cao su: đây được coi là phương pháp truyền thống, các bác sĩ sẽ sử dụng vòng bằng cao su để thắt đáy ở búi trĩ. Nút thắt này sẽ có tác dụng làm ngăn lưu thông máu đến búi trĩ và khiến búi trĩ sẽ nhỏ lại và rụng dần. 

Chích xơ búi trĩ: thường chỉ áp dụng với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và mắc các chứng bệnh đông máu. Khi tiêm xơ búi trĩ các bác sĩ sẽ bơm chất làm xơ bằng kim dưới da hoặc niêm mạc búi trĩ. 

Phẫu thuật cắt búi trĩ: Có nhiều phương pháp phẫu thuật búi trĩ như: Ferguson, HCPT, Milligan Morgan, Longo… thông thường phương pháp này sẽ áp dụng với những bệnh nhân bị trĩ độ 3 và độ 4. Mỗi phương pháp trên đây lại có những ưu và nhược điểm riêng và thời gian lành bệnh nhanh, hạn chế biến chứng và người bệnh có thể loại bỏ búi trĩ. 

Đặc biệt trong số đó phải kể đến hiệu quả của phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT II – bước cải tiến lớn trong điều trị bệnh trĩ hiện nay. Phương pháp này sử dụng sóng cao tần để tác động vào búi trĩ với nhiệt nội sinh từ 70-80 độ C từ đó làm đông và thắt nút mạch máu, sau đó loại bỏ búi trĩ bằng dao điện. 

Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT-II hiệu quả nhanh, không xâm lấn, thời gian phục hồi được rút ngắn.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ để đạt hiệu quả

Ngoài việc áp dụng các phương pháp để chữa trĩ, để chữa trĩ hiệu quả người bệnh cần phải lưu ý:

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ để đạt hiệu quả
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ để đạt hiệu quả
  • Nên chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và chữa bệnh. Người bệnh không nên vì ham rẻ mà chọn những cơ sở chữa bệnh không uy tín
  • Khi chữa trĩ nên tuân thủ đúng theo sự chỉ định của các bác sĩ, không tự ý thay đổi phác đồ điều trị
  • Sau khi chữa trĩ thành công nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi những thói quen xấu gây nên bệnh trĩ: đứng ngồi quá lâu 1 chỗ, nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây, tập đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định. 
  • Nếu phải phẫu thuật cắt trĩ thì nên vệ sinh sạch sẽ vết thương
  • Không nên sử dụng những loại giấy vệ sinh thô ráp sẽ làm tổn thương hậu môn
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng
  • Nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa theo chỉ định

Xem thêm: Khi nào cần mổ trĩ nội? Phương pháp, quy trình thực hiện và lưu ý

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, trĩ nội giai đoạn đầu. Chính vì vậy, khi bệnh nặng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để có biện pháp khắc phục triệt để. Liên hệ ngay qua số 0243 9656 999 để được hỗ trợ. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *