Cách nhận biết bệnh trĩ nội: Triệu chứng biểu hiện cụ thể

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Trĩ nội được biết đến là một trong những dạng bệnh lý trĩ cực kỳ phổ biến bên cạnh trĩ ngoại. Cách nhận biết bệnh trĩ nội nhanh chóng là nhìn vào biểu hiện của bệnh để chẩn đoán nhanh chóng, chính xác. Bệnh trĩ nội có thể xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều cấp độ bệnh khác nhau nên không thể chủ quan. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những dấu hiệu quan trọng để nhận biết bệnh lý trĩ đơn giản mà mọi người có thể tham khảo.

Trĩ nội là bệnh lý như thế nào?

Trĩ nội là một trong 3 dạng bệnh trĩ phổ biến cùng với trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp mà chủ yếu dựa vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà người ta chia ra làm từng dạng bệnh trĩ khác nhau. Trong đó, cách nhận biết bệnh trĩ nội là thấy búi trĩ xuất hiện ở bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược và giai đoạn đầu chưa có biểu hiện đau đớn khác trái ngược với búi trĩ ngoại nằm bên ngoài có thể quan sát thấy bằng mắt thường.

Bị trĩ nội là sao?
Bị trĩ nội là sao?

Bệnh trĩ nội được chia ra làm 4 cấp độ khác nhau và có thể xảy ra mọi nhóm đối tượng khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là đối tượng trong độ trong độ tuổi trung niên. Do đó, không thể chủ quan trước căn bệnh hậu môn trực tràng đang cực kỳ phổ biến này. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thường trĩ nội chưa có các biểu hiện cũ thể nên mọi người thường chủ quan, có cảm giác khó chịu nhưng không thăm khám và điều trị để rồi phải chịu những biến chứng tương đối nguy hiểm như nhiễm trùng búi trĩ, tắc nghẽn mạch trĩ, sa búi trĩ, nghiêm trọng hơn là hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng.

Bị trĩ nội thường do những nguyên nhân gì?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng bệnh trĩ nội nhưng chưa chắc mọi người đã biết chính xác về các nguyên nhân này. Cụ thể những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội như sau:

Bị trĩ nội thường do những nguyên nhân gì?
Bị trĩ nội thường do những nguyên nhân gì?
  • Do táo bón: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ nội và nếu bạn có biểu hiện táo bón kéo dài gây đau nhức hậu môn thì đây có thể là cách nhận biết bệnh trĩ nội điển hình. Táo bón lâu ngày có thể gây áp lực lớn đến hậu môn, trực tràng, nguy cơ hình thành các búi trĩ nội cực kỳ cao. 
  • Do mang thai: Khi mang thai, áp lực của thai nhi dồn lên tử cung, đặc biệt là những thai nhi kích thước lớn ở những tháng cuối thai kỳ gây chèn ép vùng chậu, nguy cơ xuất hiện các búi trĩ nội giai đoạn này tương đối phổ biến.
  • Do ít vận động: Một trong những nguyên nhân phổ biến được xem là một trong những cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại tương đối quen thuộc. Những người ít vận động, không tập luyện thể thao thường xuyên, thường xuyên ngồi nhiều sẽ gây áp lực chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn. Lâu ngày có thể khiến máu tĩnh mạch khó lưu thông và xuất hiện các búi trĩ nội.
  • Do mang vác nặng: Những người thường xuyên phải làm việc nặng, bê vác nặng nên sẽ dồn một lực lớn lên vùng chậu nên khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh trĩ nội nếu làm việc lâu dài.
  • Do tuổi tác: Đa số những người lớn tuổi thì tĩnh mạch hậu môn có sự lão hóa, thiếu đi sự đàn hồi nên nếu không có chú ý có thể dẫn đến mắc bệnh trĩ khó điều trị. 

Với rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trĩ nội này nên việc thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán đúng mức độ bệnh mới có thể đưa ra biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

Đọc thêm: Cập nhật nhanh các nguyên nhân trĩ nội và cách điều trị bệnh phù hợp

Cách nhận biết bệnh trĩ nội nhanh chóng, chính xác

Trĩ nội là căn bệnh phổ biến như vậy nên việc mọi người nhanh chóng muốn biết cách nhận biết bệnh trĩ nội chính xác cũng là điều dễ hiểu. Chuyên gia Hậu môn – Trực tràng đã giúp chỉ ra những cách nhận biết chính xác như sau:

Cách nhận biết bệnh trĩ nội nhanh chóng, chính xác
Cách nhận biết bệnh trĩ nội nhanh chóng, chính xác

Dựa vào vị trí búi trĩ

Như đã nói ở trên, để phân loại bệnh trĩ thường dựa vào vị trí xuất hiện búi trĩ để nhận biết và nhận biết bệnh trĩ nội cũng không phải là ngoại lệ. Thông thường, vị trí búi trĩ nội sẽ nằm ở:

  • Búi trĩ nội sẽ nằm ở vị trí bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược nên khó có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
  • Búi trĩ nội ở giai đoạn đầu khó nhận biết được nhưng càng để lâu thì kích thước búi trĩ ngày càng sưng to và có thể quan sát được.
  • Búi trĩ nội khi mới bị chưa có cảm giác đau đớn nhưng nếu không phát hiện sớm thì sẽ càng đau đớn và vướng víu ở khu vực hậu môn.

Dựa vào triệu chứng kèm theo

Cách nhận biết búi trĩ nội không chỉ dựa vào vị trí búi trĩ mà còn dựa vào các biểu hiện triệu chứng khác đi kèm. Thông thường, người bị bệnh trĩ nội sẽ có các dấu hiệu bệnh lý khác như:

  • Sưng đau hậu môn: Búi trĩ nội xuất hiện sẽ khiến cho ống hậu môn sưng đau, cảm giác đau đớn càng rõ nét hơn khi đi đại tiện; cảm giác đau có thể hết ngay sau đó hoặc kéo dài vài giờ đồng hồ.
  • Ngứa ngáy hậu môn: Búi trĩ nội sưng to, gây chèn ép giữa ống hậu môn nên khó tránh khỏi cảm giác khó chịu, ngứa ngáy do búi trĩ cọ xát gây nên.
  • Hậu môn tiết dịch nhầy: Chảy dịch nhầy ở hậu môn là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh trĩ nội. Người bệnh sẽ có biểu hiện chảy nhiều dịch nhầy, có mùi hôi cực kỳ khó chịu. 

Tùy theo mức độ bệnh mà biểu hiện bệnh lý trĩ nội sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân. Tuy nhiên, dù nặng hay nhẹ thì người bệnh cũng cần thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Dựa vào phương pháp chẩn đoán

Một trong những cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại để thấy sự khác biệt đó chính là xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài việc thăm khám các triệu chứng bên ngoài thì để chắc chắn về dạng bệnh trĩ nội đê tránh nhầm lẫn với trĩ ngoại, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết:

  • Nội soi trực tràng: Đây là bước nội soi nhằm quan sát kỹ các biểu hiện bên trong trực tràng để nhận biết mức độ tổn thương bằng ống mềm quan sát, hạn chế xâm lấn vào vùng mầm bệnh.
  • Siêu âm hậu môn trực tràng: Nhằm chẩn đoán hình ảnh để nhận biết chính xác cấp độ bệnh trĩ. Phương pháp này sẽ sử dụng sóng âm để đưa ra kết luận hình ảnh đúng. 

Tùy theo chẩn đoán của bác sĩ mà sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các bước siêu âm, nội soi phù hợp.

Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết về các cấp độ trĩ nội

Đâu là phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả?

Với những cách nhận biết bệnh trĩ nội trên thì có thể dễ dàng chẩn đoán chính xác bệnh trĩ nội và xác định chính xác mức độ bệnh để kịp thời can thiệp điều trị bệnh. Dựa vào mức độ bệnh trĩ nội mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.

Hiện nay, có các phương pháp chữa trị bệnh trĩ nội được áp dụng phổ biến hiện nay, được cấp phép thực hiện nghiêm ngặt là:

Điều trị nội khoa

Áp dụng đối với những trường hợp bị bệnh trĩ nội mức độ nhẹ (cấp độ 1, 2), chưa gây nhiều tổn thương. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh trĩ nội được cấp phép nhằm ngăn ngừa búi trĩ phát triển về kích thước, giảm thiểu những tổn thương đến các tế bào lành tính xung quanh. Tuy nhiên, muốn sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nội cần phải thăm khám cẩn thận và chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội khác nhau được chỉ định áp dụng nhưng cũng cần có cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nếu muốn sử dụng thuốc điều trị. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội như sau:

  • Botanica Bonivein: Bonivein là một sản phẩm được nhiều người bệnh trĩ sử dụng để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên được tạo ra từ các thành phần thiên nhiên có tác dụng chính là ngăn chặn và hạn chế trĩ nội, trĩ ngoại, tăng sức bền của tĩnh mạch và giảm táo bón. Sản phẩm này cũng được sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm tĩnh mạch chân, tê bì chân, đau chân và sưng phù chân.
  • Qee Tree Kingphar là một loại thuốc trị bệnh trĩ nội có khả năng cải thiện độ bền của thành mạch, tăng nhuận tràng, chống táo bón và ngăn ngừa chảy máu khi đi đại tiện. Viên uống Qee Tree Kingphar cũng giúp giảm kích thước búi trĩ và giảm đau và sưng nề do bệnh. Sản phẩm này được làm từ thảo dược thiên nhiên như cao dẻ ngựa, chiết xuất hoa hòe và cao diếp cá, vì vậy nó rất hiệu quả trong việc giảm sưng, kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu, bảo vệ thành mạch và co búi trĩ mà vẫn an toàn.
  • Viên giấp cá thêm: Thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, bao gồm immunepath-IP, rutin, inulin và cao khô diếp cá. Sản phẩm này điều trị táo bón, trĩ và suy giảm tĩnh mạch rất tốt. Thuốc này hỗ trợ điều trị trĩ nội hiệu quả bằng cách tăng tính bền mạch máu, sát khuẩn, kháng viêm, cầm máu và nhuận tràng. Sản phẩm này rất an toàn và lành tính, vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng nó.

Điều trị ngoại khoa

Áp dụng với những trường hợp bệnh trĩ mức độ nặng (cấp độ 3, 4) hay với cả những trường hợp búi trĩ nội đã sa ra ngoài do đó cần phải đảm bảo cách nhận biết bệnh trĩ nội là chính xác. Lúc này thuốc không còn mang lại hiệu quả nên việc can thiệp biện pháp ngoại khoa để loại bỏ đi búi trĩ là vô cùng cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt trĩ khác nhau được áp dụng nhưng trong số đó, nổi bật là công nghệ cắt trĩ bằng Hệ thống sóng cao tần HCPT – II.

Sóng cao tần HCPT II
Sóng cao tần HCPT II
  • Đây là một phương pháp hiện đại, tân tiến được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại phòng khám, sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu mà không sử dụng dao kéo. 
  • Phương pháp HCPT – II sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ tiêu chuẩn là 70 – 80 độ C để tác động lên mạch máu và cố định búi trĩ ở vị trí cần cắt. Sau đó, búi trĩ được loại bỏ nhanh chóng mà không gây đau đớn cho khu vực lân cận.

Phương pháp này đang được áp dụng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – Phòng khám chuyên khoa Hậu môn Trực tràng uy tín tại Hà Nội. Đây là phòng khám được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn bởi chuyên môn rõ ràng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa uy tín dày dặn kinh nghiệm, luôn trang bị những thiết bị y tế hiện đại tiên tiến nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cao. Phòng khám còn mang lại những quyền lợi hấp dẫn cho mọi bệnh nhân khi tới đây như quy trình khám nhanh gọn, được đăng ký lịch khám theo yêu cầu, được hỗ trợ tư vấn giải đáp 24/7 và đặt lịch hẹn online hoàn toàn miễn phí, nhận được ưu đãi chi phí hấp dẫn khi đặt lịch hẹn trước,…

Ngoài phương pháp HCPT – II điều trị trĩ nội còn có các phương pháp điều trị trĩ nội ngoại khoa khác được áp dụng, đó là:

  • Phương pháp PPH: Phương pháp cắt trĩ bằng phương pháp PPH được sử dụng cho những người mắc bệnh trĩ nội. Ngoài ra, phương pháp này là một phương pháp cắt trĩ an toàn và hiệu quả cao. Phương pháp này cho phép bác sĩ sử dụng máy PPH đưa vào lỗ hậu môn. Sau đó, bác sĩ sẽ siết chặt búi trĩ và phần niêm mạc hậu môn nằm trên đường lược bị sa giãn bằng cách sử dụng một loại kẹp đặc biệt. Đồng thời, cắt giảm nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Khi búi trĩ không được cung cấp dinh dưỡng, nó sẽ tự rụng xuống và hỗ trợ tái tạo cấu trúc ống hậu môn.
  • Phương pháp Longo: Phương pháp này có thể gây ra nhiều đau đớn hơn và mất nhiều thời gian hồi phục hơn các phương pháp phẫu thuật khác và phẫu thuật Longo thường sử dụng một ống Longo đưa vào bên trong để loại bỏ nhanh chóng các búi trĩ nội, hạn chế tổn thương đến các cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, phương pháp Longo thường có chi phí khá đắt đỏ do sử dụng dụng cụ riêng nên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện cắt trĩ nội bằng phương pháp này. 
  • Phương pháp thắt búi trĩ: Một trong những phương pháp ít xâm lấn nhất là thắt búi trĩ. Khi được thực hiện, phương pháp này hoạt động bằng cách cắt đứt lưu lượng máu đến các búi trĩ. Điều này dẫn đến sự chết chóc của các mô còn lại và tạo ra sẹo. Mô sẹo này giúp giảm bệnh trĩ. Bác sĩ thực hiện thủ thuật này bằng cách thắt búi trĩ nội bằng dây chun và giữ chúng cố định bằng kẹp kim loại. Mục đích của thủ thuật này là cắt đứt sự lưu thông máu nuôi các mô trĩ. Vì phương pháp này đau đớn nên người bệnh cần một thời gian để hồi phục.
  • Liệu pháp xơ hóa: Liệu pháp xơ hóa là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu khác. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm một dung dịch hóa chất vào các tĩnh mạch trực tràng bị sưng. Điều này sẽ làm tổn thương các tĩnh mạch và khiến chúng co lại. Điều này có thể cần lặp lại nhiều lần để đảm bảo rằng búi trĩ đã được loại bỏ hoàn toàn. Xơ hóa là một phương pháp liệu pháp hiệu quả để điều trị bệnh trĩ nội nhẹ, ít tiến triển.

Đọc thêm: Các phương pháp chữa trĩ nội phổ biến hiện nay

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội an toàn

Mọi người có thể dựa vào cách nhận biết bệnh trĩ nội để nhanh chóng chẩn đoán bệnh nhưng cũng cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh trĩ nội hiệu quả được chuyên gia khuyến cáo:

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội an toàn
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội an toàn
  • Ăn uống: Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước để kích thích quá trình tiêu hóa và khiến việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra. Ngoài ra, cần hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như không nên uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Sinh hoạt: Chú ý vận động, tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ nhằm làm giảm áp lực lên vùng hậu môn. Ngoài ra, nên hạn chế bê vác các đồ vật nặng sẽ khiến vùng chậu bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, mọi người nên hạn chế rặn mạnh hay ngồi đại tiện quá lâu để ngăn ngừa tổn thương đến ống hậu môn.
  • Vệ sinh: Mọi người cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trực tràng, tuy nhiên không nên thụt rửa quá sâu có thể gây tổn thương vùng hậu môn và càng làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể âm rửa hậu môn với nước ấm để ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như làm dịu cảm giác đau đớn do búi trĩ gây ra. Có thể sử dụng một số sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ để làm sạch nhưng cần ngưng nếu có biểu hiện bất thường.
  • Khám bệnh: Mọi người nên duy trì thói quen thăm khám bệnh định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa, phát hiện sớm nếu mắc bệnh, cũng như giúp kịp thời điều trị. Nên duy trì thói quen thăm khám bệnh tổng quát định kỳ 6 tháng/lần.

Đọc thêm: Chuyên gia khuyên bệnh trĩ nội nên uống thuốc gì hiệu quả nhất

Với những chia sẻ cụ thể về cách nhận biết bệnh trĩ nội được khá nhiều người quan tâm, bài viết đã cung cấp những thông tin cụ thể, chi tiết về tình trạng bệnh trĩ nội. Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đừng quên, nếu có thắc mắc bạn cần giải đáp nhanh chóng, chi tiết, hãy liên hệ ngay tới hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ ngay nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *