[Tổng hợp] Các cách làm giảm đau trĩ nội một cách an toàn, hiệu quả

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ. Thông thường, đau trĩ nội rất ít xảy ra ở những giai đoạn đầu bởi lúc này búi trĩ vẫn nằm ở vị trí ít dây thần kinh. Tuy nhiên, đến một mức độ nhất định, người bệnh bỗng cảm nhận rõ các cơn đau tại vùng hậu môn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trĩ nội đã bước vào giai đoạn nặng. Nếu đang có triệu chứng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, các triệu chứng đi kèm và cách làm giảm đau trĩ nội hiệu quả ngay dưới đây.

Định nghĩa: Trĩ nội là gì? 

Trước khi tìm hiểu về tình trạng đau trĩ nội, trước đó chúng ta cần biết trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ. Trong đó, trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch ở bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng, giãn nở quá mức tạo thành búi trĩ nằm bên trong hậu môn. Do vị trí búi trĩ nội xuất hiện ở khu vực có ít dây thần kinh nên ở những giai đoạn đầu, tình trạng đau hậu môn thường không quá phổ biến.

Tuy nhiên, đến khi phát triển đến các giai đoạn sau đó, búi trĩ có thể bị sa xuống và gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Vậy trĩ nội phát triển qua những giai đoạn nào và mức độ đau của mỗi giai đoạn ra sao? Theo mức độ tiến triển của búi trĩ, khoa học chia bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ phát triển như sau:

Nhận biết bệnh trĩ nội
Nhận biết bệnh trĩ nội
  • Cấp độ 1: Là giai đoạn áp lực cao trong lòng tĩnh mạch trực tràng dưới làm cho máu lưu thông kém hiệu quả. Máu bị ứ lại trong tĩnh mạch, khiến thành tĩnh mạch giãn ra và phình lên và hình thành các búi trĩ. Giai đoạn này người bệnh không thể sờ hay nhìn thấy búi trĩ do chúng nằm gọn bên trong hậu môn. Bên cạnh đó, mức độ đau trĩ nội ở giai đoạn này gần như không có hoặc chỉ đau nhẹ
  • Cấp độ 2: Trĩ nội cấp độ 2 là giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của bệnh trĩ nội, khi búi trĩ đã bắt đầu phì đại hơn và sa ra ngoài hậu môn trong quá trình đi đại tiện nhưng có thể tự co lại. Giai đoạn này, búi trĩ thường đau khi bị sa ra ngoài hoặc khi đi đại tiện và ở mức độ có thể chịu được.
  • Cấp độ 3: Trĩ nội cấp độ 3 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh trĩ nội. Lúc này búi trĩ bị sa ra ngoài và không thể tự co lại mà cần dùng tay hoặc dụng cụ đẩy vào bên trong. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự suy yếu nghiêm trọng của các cấu trúc nâng đỡ tĩnh mạch, gia tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và tổn thương kéo dài ở khu vực hậu môn – trực tràng. Mức độ đau ở giai đoạn này được đánh giá là khá nghiêm trọng và kéo dài không chỉ khi đi vệ sinh mà cả khi ngồi.
  • Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội với tình trạng búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể đẩy vào được dù bằng tay. Đây cũng là giai đoạn cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng của hệ tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, suy giảm chức năng cơ vòng hậu môn và nguy cơ xảy ra biến chứng vô cùng cao. Đau trĩ nội ở giai đoạn này khiến người bệnh khó có thể sinh hoạt bình thường, kèm theo đó là buốt rát ở hậu môn hoặc thậm chí là các dấu hiệu viêm nhiễm khác.

Xem thêm: Khám trĩ có cần nội soi không? – Khám ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Những yếu tố làm gia tăng cơn đau trĩ nội cần cảnh giác

Như đã chia sẻ, cơn đau trĩ nội rất ít xảy ra ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như bệnh tiến triển hoặc có tác động mạnh vào búi trĩ, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau tăng lên cả về tần suất lẫn mức độ nghiêm trọng. Trong đó, một số yếu tố có thể làm bệnh tiến triển hoặc gây tổn thương búi trĩ dẫn đến đau đớn có thể kể đến là:

Táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài
Táo bón kéo dài

Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ cũng như yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau trĩ. Nguyên nhân là do, khi mắc táo bón phân thường có hiện tượng khô cứng, khó đào thải ra ngoài khiến người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực lớn dẫn đến búi trĩ căng phồng hoặc phân cứng cọ xát với búi trĩ gây đau và chảy máu.

Vệ sinh hậu môn kém

Vệ sinh hậu môn không đúng cách hoặc không đảm bảo sạch sẽ là một trong những yếu tố khiến tình trạng đau búi trĩ nội trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn gây kích ứng, tổn thương vùng hậu môn – trực tràng, dẫn đến đau nhức kéo dài. 

Nguyên nhân là do khi hậu môn không được làm sạch sau mỗi lần đại tiện, các chất thải như phân hoặc dịch nhầy có thể lưu lại trên da và niêm mạc quanh hậu môn. Những chất này chứa vi khuẩn, độc tố và enzym tiêu hóa, gây kích ứng trực tiếp lên búi trĩ nội, dẫn đến viêm và đau rát nghiêm trọng.

Hoạt động sai tư thế

Đau trĩ nội do hoạt động sai tư thế
Đau trĩ nội do hoạt động sai tư thế

Búi trĩ nội hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở trực tràng phía trên đường lược. Trong đó, một số hoạt động sai tư thế như ngồi lâu trên bồn cầu, ngồi lâu một tư thế sẽ trực tiếp làm tăng áp lực lên búi trĩ nội. Khi ấy máu tại khu vực hậu môn trực tràng không được lưu thông tốt sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng máu trong búi trĩ, gây sưng và đau.

Không điều trị kịp thời khiến bệnh vào giai đoạn nặng

Ở những giai đoạn đầu, búi trĩ nội thường ít gây đau nên không được người bệnh chú ý và thường bỏ lỡ cơ hội điều trị thích hợp nhất. Lâu dần búi trĩ nội sẽ tiếp tục phát triển lớn và có hiện tượng sa ra ngoài nên dễ bị cọ xát với môi trường, quần áo gây đau đớn hơn. Bên cạnh đó, trĩ nội phát triển nặng cũng có nguy cơ tắc mạch búi trĩ khiến búi trĩ bị cứng, và đau hơn bình thường.

Xem thêm: Tại sao sau sinh bị trĩ nội? Bệnh có tự khỏi không?

Chia sẻ các cách làm giảm đau trĩ nội hiệu quả

Cơn đau trĩ nội chủ yếu bắt nguồn từ hiện tượng sưng viêm, cọ xát vào búi trĩ khi bị sa ra ngoài. Chính vì vậy, phần lớn các cách làm giảm đau trĩ nội cũng tập trung vào làm dịu, giảm sưng búi trĩ từ đó cải thiện cơn đau. 

Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng rất nhiều biện pháp giảm đau khác nhau từ cách thay đổi lối sống, áp dụng các biện pháp dân gian, sử dụng thuốc cho đến can thiệp ngoại khoa đối với tình trạng đau nhức nghiêm trọng. Chi tiết các biện pháp làm giảm đau trĩ nội hãy cùng theo dõi dưới đây:

Biện pháp giảm đau búi trĩ đơn giản tại nhà

Nếu tình trạng đau nhức búi trĩ nội không diễn ra thường xuyên mà chỉ xảy ra sau khi đi đại tiện thì người bệnh có thể áp dụng các cách làm giảm đau trĩ nội tại nhà.

Biện pháp giảm đau búi trĩ đơn giản tại nhà
Biện pháp giảm đau búi trĩ đơn giản tại nhà

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà thường tập trung cải thiện từ bên trong bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhờ cải thiện từ bên trong nên các biện pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện các triệu chứng khác của trĩ nội một cách đáng kể

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Cải thiện triệu chứng đau nhức búi trĩ từ sâu bên trong bằng cách thay đổi chế độ ăn là biện pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Một chế độ ăn cân bằng, giàu chất xơ, đủ nước sẽ giúp làm mềm phân cũng như kích thích nhu động ruột. Từ đó, giúp phân dễ dàng được đào thải ra khỏi cơ thể mà không gây áp lực hay cọ xát gây tổn thương búi trĩ, nhờ đó giảm được tình trạng đau nhức hậu môn một cách đáng kể
  • Tạo thói quen tập thể dục, vận động nhẹ: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, đặc biệt ở vùng chậu và hậu môn. Điều này giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch tại khu vực này, ngăn ngừa sự sưng viêm của búi trĩ và giảm đau nhức búi trĩ. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng chỉ nên tập thể dục bằng các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,…
  • Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh: Nhiều người không biết rằng thói quen ngồi lâu hàng giờ trên bồn cầu khi đi vệ sinh đã vô tình làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và tạo cơ hội hình thành búi trĩ. Chính vì vậy, nếu đang có thói quen này hãy bỏ ngay và chỉ nên đi vệ sinh tối đa 5 – 10 phút cũng như hạn chế rặn mạnh để cải thiện triệu chứng đau nhức búi trĩ

Biện pháp giảm đau búi trĩ theo “mẹo” dân gian

Ngoài các biện pháp giảm đau trĩ nội tại nhà kể trên, các mẹo dân gian cũng rất được các bệnh nhân ưa chuộng. Bởi các mẹo dân gian giảm đau búi trĩ thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm và có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, và kháng khuẩn. Hơn nữa, áp dụng mẹo dân gian cũng giúp người bệnh hạn chế ngại ngùng khi phải chạm mặt người lạ. Dưới đây là một số mẹo phổ biến được sử dụng để làm giảm đau búi trĩ nội:

Biện pháp giảm đau búi trĩ theo “mẹo” dân gian
Biện pháp giảm đau búi trĩ theo “mẹo” dân gian
  • Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều hoạt chất giúp làm dịu cơn đau, giảm ngứa ngáy cũng như kích thích tái tạo tế bào mới như glycoprotein, enzym bradykinin, …nên nha đam thường được dùng để cải thiện triệu chứng đau nhức bệnh trĩ. Người bệnh có thể sử dụng gel từ lá nha đam và thoa lên búi trĩ để làm dịu và giảm cảm giác đau nhức. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn các món ăn từ nha đam để cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón
  • Lá diếp cá: Lá diếp cá là một loại thảo dược quen thuộc trong y học dân gian, được biết đến với khả năng giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ điều trị búi trĩ nội hiệu quả nhờ các đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt và làm dịu. Lá diếp cá có rất nhiều cách sử dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất là xay nhuyễn lấy nước cốt rồi uống trực tiếp. Mỗi ngày người bệnh có thể sử dụng tối đa 2 ly nước ép rau diếp cá để thấy tình trạng đau nhức búi trĩ cải thiện một cách đáng kể
  • Gừng: Ngoài việc là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, gừng còn là vị thuốc quý trong Đông y nhờ khả năng kích thích lưu thông máu, giảm đau và kháng viêm một cách hiệu quả. Bệnh nhân bị đau trĩ nội có thể sử dụng gừng tươi để pha trà hoặc nấu nước uống hàng ngày để cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu này
  • Nghệ: Tương tự như gừng, nghệ cũng là gia vị quen thuộc đối với người Việt. Trong nghệ có chứa nhiều curcumin – hợp chất có tác dụng kháng viêm mạnh từ đó giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ pha với nước ấm để uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng để làm giảm sưng đau trĩ nội.

Mặc dù được nhiều bệnh nhân cho phản hồi tốt về hiệu quả của các mẹo dân gian trong việc cải thiện tình trạng đau nhức búi trĩ, nhưng khi áp dụng các mẹo này người bệnh cũng không nên kỳ vọng quá nhiều. Bởi các nguyên liệu trong cách làm giảm đau búi trĩ này đều đến từ thiên nhiên nên hiệu quả có thể chậm hoặc tùy cơ địa mới phát huy tác dụng. Do đó, hãy kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tháng, nếu không thấy hiệu quả thì nên ngừng ngay và tìm đến các biện pháp làm giảm đau khác.

Làm giảm đau trĩ nội với phác đồ điều trị y khoa

Nếu đã áp dụng các biện pháp giảm đau trĩ nội tại nhà hoặc các biện pháp dân gian nhưng không có hiệu quả, vậy thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Làm giảm đau trĩ nội với phác đồ điều trị y khoa
Làm giảm đau trĩ nội với phác đồ điều trị y khoa

Dựa trên tình trạng đau búi trĩ của người bệnh mà bác sĩ có thể tư vấn phác đồ điều trị khác nhau nhưng phổ biến nhất là điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp cắt bỏ búi trĩ:

  • Điều trị nội khoa: Điều trị đau búi trĩ bằng thuốc là phương pháp phổ biến và cho hiệu quả nhanh chóng. Các loại thuốc thường được kê đơn là thuốc bôi có chứa  Hydrocortisone hoặc  Lidocaine giúp giảm đau, ngứa và viêm tại chỗ nhanh chóng. Ngoài ra còn có các loại thuốc uống giúp làm bền thành tĩnh mạch từ đó giúp giảm sưng đau búi trĩ. Để biết chính xác cần dùng loại thuốc nào, người bệnh hãy thăm khám để căn cứ vào đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
  • Can thiệp ngoại khoa: Tình trạng đau búi trĩ nếu kéo dài hoặc không thể thuyên giảm sau khi đã sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật loại bỏ búi trĩ. Đây là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất trong điều trị bệnh trĩ và thường chỉ định cho trĩ độ 3, 4. Nổi bật nhất trong số các phương pháp ngoại khoa hiện nay chắc chắn phải kể kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao trong điều trị bệnh trĩ nhờ khả năng loại bỏ nhanh chóng và có thể can thiệp sâu để loại bỏ gốc trĩ từ đó ngăn ngừa búi trĩ quay trở lại. Bên cạnh đó, HCPT II ứng dụng nguyên lý xâm lấn tối thiểu nên hạn chế được tình trạng chảy máu hay làm tổn thương các mô lành tính xung quanh. Hiện HCPT II đã được cấp phép ứng dụng tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng và sẽ được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm. Phòng khám đã thực hiện nhiều ca điều trị ứng dụng biện pháp này nên bệnh nhân có thể yên tâm thực hiện.

Xem thêm: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – hiểu hết về bệnh để điều trị hiệu quả

Một số lưu ý khi áp dụng các cách giảm đau trĩ nội

Mặc dù các cách làm giảm đau trĩ nội chúng tôi kể trên đều có hiệu quả nhưng để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả giảm đau trĩ nội của chúng, người bệnh cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi áp dụng các cách giảm đau trĩ nội
Một số lưu ý khi áp dụng các cách giảm đau trĩ nội
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh: Trước khi bôi thuốc hoặc đắp các loại thảo dược lên hậu môn, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm và lau khô. Biện pháp này có thể hạn chế tình trạng ẩm ướt tại hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi gây viêm và làm giảm hiệu quả của thuốc
  • Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng: Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh bắt buộc phải thăm khám và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ
  • Chú ý theo dõi các thay đổi bất thường trong quá trình điều trị: Bất kỳ thay đổi nào trong quá trình điều trị cũng là dấu hiệu cho thấy việc điều trị có hiệu quả hay không. Nếu có những thay đổi tích cực, người bệnh có thể tiếp tục theo quá trình điều trị và ngược lại, nếu thấy có dấu hiệu nặng hơn thì cần ngừng điều trị và đi thăm khám ngay để tìm ra biện pháp xử lý
  • Kiên trì điều trị: Điều trị bệnh trĩ là một quá trình dài, vì vậy người bệnh cần kiên trì tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như nên có lối sống tích cực để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh khó chịu này

Xem thêm: Khám phá phác đồ điều trị trĩ nội tiên tiến nhất hiện nay

Đau trĩ nội
là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ nội đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được phép chủ quan mà cần chủ động thăm khám và điều trị ngay bằng biện pháp phù hợp. Hy vọng những cách làm giảm đau trĩ nội kể trên sẽ là thông tin tham khảo hữu ích với các bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Và đừng quên liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc xoay quanh bệnh lý này.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *