Cách chữa trĩ ngoại sau sinh giải quyết nỗi lo lắng của chị em

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Chữa trĩ ngoại sau sinh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bỉm sữa khi phải đối mặt với cảm giác đau rát, khó chịu và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh diễn ra phổ biến trong thời kỳ mang thai và hậu sản, nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng hơn và cần can thiệp phẫu thuật. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ sau sinh dễ mắc trĩ? Mức độ nguy hiểm ra sao? Đâu là phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc.

Trĩ ngoại sau sinh ở phụ nữ khác gì với người bình thường bị trĩ?

Trĩ ngoại ở phụ nữ sau sinh về cơ bản giống như trĩ ngoại ở người bình thường. Để phân biệt với trĩ nội, búi trĩ ngoại nằm ở rìa ngoài hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường và không tự thụt được vào trong. Các triệu chứng thường gặp của trĩ ngoại bao gồm:

  • Hậu môn xuất hiện khối thịt thừa màu đỏ, đen hoặc tím thẫm, nhìn và sờ thấy được, kích thước có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh.
  • Cảm thấy đau, rát ở hậu môn đặc biệt khi ngồi lâu, đại tiện hoặc vận động. Mức độ đau gia tăng khi búi trĩ phát triển lớn hơn.
  • Chảy máu khi đi vệ sinh – ít gặp hơn so với trĩ nội, máu thường rỉ ra hoặc nhỏ giọt khi đi vệ sinh (do cọ xát với phân cứng).
  • Búi trĩ có thể sưng to và tấy đỏ do viêm nhiễm hoặc tổn thương.
Trĩ ngoại sau sinh ở phụ nữ
Trĩ ngoại sau sinh ở phụ nữ

Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp của quá trình mang thai và sinh nở, các triệu chứng trĩ ngoại trong thời kỳ hậu sản thường nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những điểm khác biệt không thể bỏ qua:

  • Cảm giác đau đớn tăng lên, kéo dài khi mẹ sinh thường (nếu có rạch tầng sinh môn) và cả sinh mổ, khiến việc đi vệ sinh trở nên căng thẳng:

– Sau sinh thường: Việc rặn đẻ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến búi trĩ sưng to, gây đau rát nghiêm trọng hơn.
– Sau sinh mổ: Tuy không phải rặn đẻ, nhưng tình trạng táo bón do tác động của thuốc giảm đau sau mổ có thể khiến trĩ đau đớn hơn.
– Nếu bị rạch tầng sinh môn, cơn đau có thể lan rộng từ vết khâu đến vùng hậu môn, gây cảm giác khó chịu hơn khi đi lại, ngồi hoặc chăm con.

  • Khả năng viêm nhiễm cao hơn do phụ nữ sau sinh ra sản dịch trong từ 4-6 tuần. Nếu không vệ sinh đúng cách, vùng hậu môn dễ bị viêm nhiễm nặng hơn so với người bình thường mắc trĩ. Búi trĩ tiết dịch nhiều khiến vùng hậu môn ẩm ướt, gây ngứa ngáy và kích ứng nghiệm trọng.
  • Táo bón trở nên nặng hơn sau sinh do thay đổi nội tiết tố, mất nước, ít vận động hoặc tác dụng của thuốc giảm đau. Ngại đi vệ sinh vì đau vết mổ hoặc tầng sinh môn khiến phân tích tụ lâu ngày, làm phân cứng đi qua hậu môn dễ gây tổn thương búi trĩ và chảy máu.
  • Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ vì chăm con có thể khiến vết trĩ lâu hồi phục hơn, cơn đau khi ngồi lâu gây khó khăn khi cho con bú…

Đọc thêm: [HỎI – ĐÁP NHANH] Bệnh trĩ ngoại có tự hết không? Điều trị ra sao?

Phụ nữ bị bệnh trĩ ngoại sau sinh có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu chữa trĩ ngoại sau sinh, mẹ bỉm cần biết rằng bệnh có thể nhanh chóng trở nặng kèm theo biến chứng nếu không kịp thời điều trị. Những biến chứng nguy hiểm sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như gây khó khăn trong việc chăm sóc bé.

Phụ nữ bị bệnh trĩ ngoại sau sinh có nguy hiểm không?
Phụ nữ bị bệnh trĩ ngoại sau sinh có nguy hiểm không?

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên đi thăm khám sớm ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh để nhận phương án điều trị tối ưu, tránh những rủi ro nghiêm trọng sau đây:

  • Sa nghẹt, hoại tử búi trĩ: Do nằm ngoài hậu môn nên bị cọ xát, chèn ép quá lâu dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, lan rộng tạo ổ áp-xe, rò hậu môn.
  • Huyết khối: Là hiện tượng cục máu đông hình thành trong búi trĩ gây tắc mạch và đau đớn dữ dội, nhiều trường hợp phải can thiệp phẫu thuật.
  • Thiếu máu mãn tính: Chảy máu kéo dài khi đi vệ sinh dẫn đến thiếu máu, gây chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ lớn ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn, gây rỉ phân, mất kiểm soát đại tiện.
  • Ảnh hưởng tâm lý và chăm sóc con cái: Cơn đau rát, ngứa ngáy khiến mẹ dễ cáu gắt, mệt mỏi, mất ngủ, không có đủ sức khỏe để chăm bé, trở nên căng thẳng, lo âu, thậm chí là trầm cảm sau sinh.
  • Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng: Hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra, người bệnh nghĩ mình chỉ bị trĩ nên có xu hướng chủ quan không đi khám, bỏ sót bệnh lý nguy hiểm.

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu xem bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Tại sao phụ nữ dễ bị bệnh trĩ ngoại sau sinh?

Nghiên cứu của Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trĩ ở nước ta dao động từ 35-50%, trong đó nữ chiếm 61%, tức là cao gấp gần 1,5 lần nam giới. Điều này cho thấy phụ nữ, đặc biệt là sau sinh, có nguy cơ mắc trĩ ngoại cao hơn nam giới. Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Tại sao phụ nữ dễ bị bệnh trĩ ngoại sau sinh?
Tại sao phụ nữ dễ bị bệnh trĩ ngoại sau sinh?
  • Cấu tạo cơ thể đặc biệt: Vùng chậu của phụ nữ có tử cung, dễ chèn ép trực tràng, làm tăng nguy cơ táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
  • Khi mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lên vùng chậu, làm giãn nở các tĩnh mạch. Trọng lượng thai nhi tăng lên trong những tháng cuối, tạo thêm áp lực lên trực tràng và hậu môn cũng là yếu tố hình thành trĩ.
  • Rặn đẻ mạnh khi sinh thường tăng áp lực lên trực tràng và hậu môn dễ đẩy búi trĩ ra ngoài hoặc làm tình trạng trĩ nặng hơn.
  • Táo bón kéo dài do thay đổi nội tiết tố và mất nước sau sinh làm mẹ ngại đi vệ sinh, khiến phân cứng và khó đào thải.
  • Sau sinh, các cơ vùng chậu bị giãn và yếu đi làm giảm khả năng kiểm soát và tạo điều kiện cho trĩ phát triển.

Chữa trĩ ngoại sau sinh như thế nào hiệu quả?

Dù áp dụng chữa trĩ ngoại sau sinh nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để đạt được hiệu quả mong muốn. PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm, nguyên Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam, với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa có những chia sẻ như sau:

“ Yếu tố an toàn cần đặt lên hàng đầu trong điều trị cho phụ nữ sau sinh vì họ đang trong giai đoạn hồi phục và cho con bú, cũng như hạn chế thấp nhất rủi ro để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. ”

Chữa trĩ ngoại sau sinh bằng phương pháp nội khoa

Việc điều trị trĩ sau sinh cần thận trọng, ưu tiên các phương pháp tự nhiên như ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và vận động nhẹ nhàng. Khi sử dụng thuốc uống, bôi hoặc viên đặt, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn trong giai đoạn cho con bú. Chườm lạnh và ngâm hậu môn với nước ấm cũng giúp giảm đau và sưng hiệu quả.

Chữa trĩ ngoại sau sinh bằng phương pháp nội khoa
Chữa trĩ ngoại sau sinh bằng phương pháp nội khoa

Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc uống, thuốc bôi hay viên đặt hậu môn được chỉ định cho trĩ ngoại giai đoạn nhẹ, có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, chống viêm và hỗ trợ co búi trĩ.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu y khoa nào khẳng định thuốc có thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhờn thuốc hoặc sử dụng sai cách khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt: Mục đích để cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ, giúp búi trĩ co lại tự nhiên.

  • Tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp làm mềm phân. Nên ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp xay nhuyễn, thực phẩm giàu đạm dễ tiêu: thịt gà xé, thịt cá, đậu phụ… 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ cùng với rượu bia hoặc các thực phẩm có chứa chất kích thích.
  • Mỗi ngày uống 2 lít nước lọc có thể uống nhiều hơn nếu cần và uống thành các ngụm nhỏ.
  • Khi đi vệ sinh tránh rặn mạnh, không nên ngồi bồn cầu quá lâu, tập đi vệ sinh theo những khung giờ cố định.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng như đu bộ, tập yoga để tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể, giúp giảm táo bón.

Phương pháp hỗ trợ khác: Xông hơi và ngâm hậu môn bằng nước ấm sẽ giúp làm giảm sưng đau hậu môn, hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm và cải thiện quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Bên cạnh đó khi dùng đá lạnh để chườm xung quanh vùng hậu môn sẽ giúp làm co búi trĩ lại và giảm sưng tạm thời.  

Cách chữa trĩ ngoại sau sinh bằng phương pháp ngoại khoa

Trường hợp mức độ trĩ ngoại sau sinh quá nặng sẽ phải can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ thường sẽ chỉ định những phương pháp ít xâm lấn, ít đau, mau hồi phục để phù hợp với thể trạng của người mẹ lúc này.

Với ngành y tế ngày càng phát triển, các phương pháp mổ trĩ đã được cải tiến nhằm đảm bảo quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn và gần như không đau. Đặc biệt là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II bằng sóng điện cao tần. Đây là phương pháo giúp xử lý triệt để các mô trĩ mà còn giúp làm giảm đau tối đa, tuân thủ nguyên tắc 3 không: không chảy máu, không phải nằm viện và không tái phát.

Mổ rò hậu môn bằng phương pháp nào an toàn, cho hiệu quả lâu dài?
Mổ rò hậu môn bằng phương pháp nào an toàn, cho hiệu quả lâu dài?
  • Phương pháp này rất an toàn, với kỹ thuật hiện đại và vết thưởng mổ rất nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng đến các mô lành và chức năng hậu môn khác.
  • Không gây nóng rát và viêm nhiễm sau khi mổ. trong quá trình thực hiện thủ thuật sóng cao tần không sinh nhiệt cao nên không để lại sẹo sau mổ.
  • Thời gian thực hiện thủ thuật ngắn, chỉ cần 1 tiếng là có thể loại bỏ tận gốc búi trĩ, hạn chế tối đa khả năng tai phát bệnh.
  • Thời gian hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân không cần nằm viện giúp tiết kiệm chi phí.
  • Sau quá trình điều trị bằng thủ thuật bệnh nhân có thể đi về ngay, tự theo dõi tình trạng cơ thể tại nhà, dùng thuốc Đông – Tây y kết hợp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn chưa biết thì Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng hiện nằm trong số ít cơ sở chuyên khoa hậu môn – trực tràng được đánh giá uy tín hàng đầu Hà Nội, hoạt động dưới sự cấp phép của Sở Y Tế, cam kết tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn y tế, mang lại môi trường khám chữa bệnh an toàn, thoải mái.

Ngoài phương pháp chính xâm lấn HCPT II bằng sóng cao tần, phòng khám còn áp dụng tất cả kỹ thuật điều trị bệnh trĩ THD, PPH II, Longo,… phổ biến hiện nay. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ dựa trên tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân sau khi trao đổi với bác sĩ.

Bên cạnh phương pháp điều trị tiên tiến, phòng khám còn đi đầu sử dụng Máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn vào chăm sóc hậu phẫu. Đây là thiết bị cao cấp, chuyên biệt, khẳng định chưa có tại cơ sở chuyên khoa hậu môn nào khác, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất và ngăn ngừa tái phát:

  • Công nghệ nhiệt hiện đại giảm nhanh đau nhức, vệ sinh toàn diện thông qua loại bỏ dịch tiết và cặn bẩn sau phẫu thuật, ngăn nhiễm trùng.
  • Kích thích tái tạo các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình hồi phục hiệu quả.
  • Tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương giúp vết thương mau lành hơn.
Bác sĩ phòng khám Đa khoa quốc tế Cộng Đồng
Bác sĩ phòng khám Đa khoa quốc tế Cộng Đồng

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng vì sẽ được trực tiếp tư vấn và thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu có ít nhất 40 năm kinh nghiệm trong chuyên khoa bệnh lý hậu môn – trực tràng, đảm bảo mang lại sự chăm sóc tận tâm và hiệu quả nhất.

  • PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội Hậu môn Trực Tràng Việt Nam, bác sĩ có bề dày kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân trĩ nên luôn được tín nhiệm, tin tưởng lựa chọn.
  • Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng: Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa tại Bệnh viện Xanh Pôn, chuyên gia hàng đầu về khám chữa bệnh lý hậu môn – trực tràng với hơn 40 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Châu: Nguyên Trưởng Khoa tại Bệnh viện Quân Đội 354, hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị nhiều ca bệnh hậu môn – trực tràng phức tạp, mổ nội soi dạ dày đại tràng.
  • Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế: Nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, với hơn 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa Ngoại tổng hợp, trực tiếp phẫu thuật trĩ nội, trĩ ngoại, áp-xe, rò hậu môn…

Tất cả chi phí khám chữa đều được niêm yết công khai, không phụ thu ngoài giờ, không yêu cầu bồi dưỡng. Với kỹ thuật hiện đại cùng tay nghề cao của các bác sĩ, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng sau lần điều trị đầu tiên, tiết kiệm đáng kể so với những phương pháp không triệt để, tốn kém chi phí nhiều lần.

Ngoài ra phòng khám đang áp dụng các ưu đãi hấp dẫn cho bệnh nhân đặt lịch trước, vừa tối ưu chi phí vừa không phải xếp hàng, còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc tận tình. Để được tư vấn nhanh chóng, bạn có thể chat trực tiếp tại đây với bác sĩ chuyên khoa hoặc liên hệ hotline 0243 9656 999.

  • Địa chỉ: Số 193C1 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: 08:00 – 20:30 tất cả các ngày trong tuần, ngày lễ Tết

Đọc thêm: [Gỡ rối thắc mắc] Trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không?

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì cắt trĩ được?

Với trĩ mức độ nhẹ (độ 1 và 2), người bệnh có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc. Nếu trĩ đã tiến triển nặng (độ 3 và 4), các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật cắt trĩ, thắt búi trĩ hoặc tiêm xơ có thể được bác sĩ chỉ định. 

Phụ nữ sau sinh cần thời gian để cơ thể hồi phục và tử cung trở lại kích thước bình thường trước khi cân nhắc phẫu thuật. Nếu đang cho con bú, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp phù hợp, tránh ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa hoặc có thể yêu cầu tạm ngừng cho con bú trước và sau phẫu thuật.

Thời gian tối ưu để can thiệp ngoại khoa là sau ít nhất 3 tháng, nhưng tốt nhất là 6 tháng sau sinh.

Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị trĩ ngoại sau sinh?

Với trĩ ngoại sau sinh, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng. Bác sĩ gợi ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để không vô tình khiến bệnh trầm trọng hơn:

Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị trĩ ngoại sau sinh?
Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị trĩ ngoại sau sinh?

Thực phẩm nên ăn cho người bị trĩ ngoại sau sinh là các loại thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu thụ thức ăn, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.

  • Rau xanh: bông cải xanh, cải bó xôi, cải thảo, mồng tơi…
  • Trái cây tươi, chứa nhiều nước: chuối, táo, cam, bưởi, kiwi, nho…
  • Ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt…
  • Các loại đậu đen, đậu đỏ… và hạt chia, hạt lanh.
  • Thịt gà, thịt cá: Đây là nguồn đạm dễ tiêu hóa, ít béo, không gây táo bón, lời khuyên nên chế biến thành các món cháo, súp.
  • Trứng: Cung cấp đạm chất lượng cao và dễ tiêu hóa.
  • Sữa chua: Có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ các lợi khuẩn probiotic, giúp cải thiện đường ruột và làm dịu các triệu chứng.
  • Mật ong: Làm dịu viêm nhiễm và có tác dụng kháng khuẩn nhẹ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ phân mềm và dễ đi vệ sinh hơn.

Thực phẩm cần tránh bao gồm các loại đồ ăn cay, nóng chứa nhiều ớt, hạt tiêu, các gia vị mạnh khác như hành, tỏi… vì chúng kích thích viêm nhiễm, làm tăng đau rát vùng hậu môn. 

Bên cạnh đó, các món chiên, rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas cũng nằm trong danh sách vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, cần tránh các loại đồ uống có cồn như bia, rượu và caffeine như cà phê, trà đặc vì chúng sẽ làm cơ thể mất nước, góp phần làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm: Xông Trĩ Ngoại: Mẹo Dân Gian Hay Giải Pháp Hỗ Trợ Khoa Học?

Vậy là bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và hướng dẫn chữa trĩ ngoại sau sinh giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Không gì quan trọng hơn việc đi thăm khám sớm để nhận chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ 1-1 từ các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, chat tại đây hoặc liên hệ hotline 0243 9656 999 bạn nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *