Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà dễ làm và hiệu quả

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà là phương pháp được đông đảo người bệnh tìm kiếm với mong muốn có thể chữa tại nhà mà không cần đi khám và điều trị. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm tuy nhiên hiệu quả chưa được khoa học kiểm chứng mà chỉ là kinh nghiệm dân gian. Dưới đây là tổng hợp về một số cách trị bệnh trĩ tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo. 

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà có tốt không ? 

“Thập nhân cửu trĩ” câu nói rất đúng với bệnh trĩ khi có đến 55% dân số Việt Nam mắc căn bệnh này. Nguyên nhân thường do tuổi tác, táo bón mạn tính, đặc thù nghề nghiệp, mang thai và sinh con…gây sa giãn tĩnh mạch hậu môn và hình thành nên búi trĩ. Triệu chứng thường gặp bao gồm đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn, chảy dịch hậu môn liên tục…

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người tìm kiếm vì ưu điểm đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí mà không cần đi khám và phẫu thuật. Tuy nhiên, một số lưu ý bạn cần biết khi áp dụng phương pháp này:

  • Chỉ nên áp dụng khi triệu chứng bệnh trĩ nhẹ, có thể giúp kháng viêm, giảm nhẹ khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
  • Nên thăm khám y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng phương pháp này. 
  • Một số thảo dược/ cây thuốc cần lưu ý trong cách sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ. 
  • Với các trường hợp nặng, triệu chứng đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ – sinh hoạt, búi trĩ sa nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Chỉ mang tính truyền miệng dân gian, chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả và độ an toàn khi điều trị nên cần hết sức chú ý.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà có tốt không ? 
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà có tốt không ?

Các cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả

Nếu đang tìm kiếm các cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản đừng bỏ qua 30+ bài thuốc hay mẹo dân gian được chia sẻ dưới đây. 

1. Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có trị được bệnh trĩ? Trong dân gian áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá bởi loại cây này có khả năng thanh nhiệt, giải độc và chứa một số hoạt chất tốt cho bệnh trĩ:

  • Quercetin: Có khả năng tiêu trừ gốc tự do, tăng sức bền thành mạch nên có thể giúp kiểm soát tình trạng sa giãn tĩnh mạch trĩ, giảm ứ máu.
  • Decanonyl acetaldehyde: Có khả năng kháng viêm mạnh nên có thể dùng để phòng viêm nhiễm búi trĩ, hỗ trợ phục hồi mô tổn thương. 
  • Chất xơ: Giúp làm mềm phân, điều hoà nhu động ruột, cải thiện táo bón giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh trĩ. 

Cách dùng rau diếp cá trị bệnh trĩ:

Cách 1: Ăn sống rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Cách trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản nhất là ăn sống loại rau này. Rau diếp cá vốn tính mát nên được nhiều người làm rau sống ăn kèm theo các món ăn. Người bị bệnh trĩ có thể ăn rau diếp cá trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. 

Cách 2: Uống rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Bạn có thể ép nước diếp cá chữa bệnh trĩ, tuy nhiên sẽ có mùi tanh đặc trưng và vị khó uống nên không phải ai cũng có thể uống được. Để thay thế, bạn có thể chế biến trà rau diếp cá để dễ uống hơn mà vẫn giữ được nguyên công dụng chữa bệnh. 

Cách 3: Đắp rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá này giúp các hoạt chất có thể tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ. 

  • Giã nát hoặc xay nhuyễn khoảng 500g rau diếp cá và lọc lấy phần bã. 
  • Dùng phần bã đắp vào hậu môn và búi trĩ bị sa, dùng băng để cố định khoảng 30 phút. 
  • Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi đắp lá, kiên trì áp dụng từ 2-3 lần/ tuần

Cách 4: Cách dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ xông hơi

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước muối ấm. 
  • Đem rửa sạch 200g lá diếp cá, nấu cùng 1 lít nước đến khi sôi già.
  • Đổ ra chậu và đợi nguội bớt thì đem xông hơi hậu môn. Khi nước đã nguội có thể dùng lại để rửa hậu môn.

Cách 5: Chữa bệnh trĩ bằng diếp cá và nghệ
Cách trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá kết hợp nghệ xông hơi hậu môn cũng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nhẹ. Thời điểm xông hơi hậu môn tốt nhất là sau khi tập thể thao xong.

Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

2. Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

Tác dụng của lá trầu không với bệnh trĩ giúp sát khuẩn, cầm máu rất tốt. Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không giúp hạn chế sưng viêm, chống nhiễm trùng và hỗ trợ kích thích búi trĩ có thể co lại nhanh hơn. 

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không có thể áp dụng cho bệnh trĩ cấp độ 1, búi trĩ chưa tổn thương và chưa gây khó chịu đau đớn.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào? Cách thực hiện như sau: 

Cách 1: Đắp lá trầu chữa bệnh trĩ
Cách này giúp tinh chất từ lá trầu không được hấp thu trực tiếp vào búi trĩ, giúp sát khuẩn, cầm máu tốt và mang lại cảm giác dễ chịu hơn. 

Bạn có thể giã nát lá trầu không, dùng bông gòn để thấm phần nước cốt sau đó bôi lên búi trĩ. Cuối cùng rửa sạch với nước và lau khô hậu môn. 

Cách 2: Ngâm nước lá trầu không chữa bệnh trĩ 
Nước ngâm từ lá trầu chứa các hoạt chất cùng tinh dầu dễ dàng thẩm thấu và tác động lên búi trĩ, ngoài công dụng giúp kháng viêm còn giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ co trĩ. 

Cách 3: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không nhờ xông hơi
Hơi nước ấm nóng từ lá trầu không giúp sát khuẩn tốt, xoa dịu tổn thương, hỗ trợ co búi trĩ và giúp người bệnh thấy thư giãn hơn.

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

3. Cách trị bệnh trĩ ở nhà bằng tỏi

Tỏi có vị cay nồng, chứa nhiều vitamin, polisaccarit, khoáng chất, allicin, inulin…Trong đó có  allicin được ví như chất kháng sinh tự nhiên với khả năng kháng khuẩn mạnh. Việc chữa bệnh trĩ bằng tỏi giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn búi trĩ, giảm áp lực lên thành trực tràng, hỗ trợ co nhỏ búi trĩ, củng cố thành mạch. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi ngâm rượu là phương pháp được nhiều người áp dụng, được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 500g tỏi tươi, 200ml rượu trắng. Tỏi đem bóc vỏ, rửa sạch và để ráo nước. 
  • Thái tỏi thành lát mỏng, cho vào bình thuỷ tinh và đổ rượu vào, đậy kín nắp và ngâm khoảng 2 tuần. 
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 5-10ml, bôi vào hậu môn để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. 
Cách trị bệnh trĩ ở nhà bằng tỏi
Cách trị bệnh trĩ ở nhà bằng tỏi

4. Cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt chứa nhiều chất xơ, canxi, protein, sắt và vitamin, các flavonoid như beta-caryophyllene; hợp chất gốc benzyl có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt giúp giảm ngứa ngáy, giảm đau rát hậu môn, kháng khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ co búi trĩ. 

Cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt thực hiện như sau: 

Xông hơi hậu môn bằng lá lốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại và sa trĩ ở trĩ nội. Các hoạt chất từ lá lốt có khả năng ngăn ngừa nhiễm khuẩn búi trĩ, giúp mang lại cảm giác thư giãn, giảm khó chịu do búi trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà bằng lá lốt
Cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà bằng lá lốt

5. Cây thuốc quý chữa bệnh trĩ – Cây lược vàng

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây lược vàng có cơ sở khoa học, được cả Đông Tây y công nhận. Trong Đông y, cây lược vàng mang dược tính cao, giúp thanh nhiệt giải độc, cầm máu, tiêu viêm. Trong y học hiện đại, các hoạt chất trong cây lược vàng có công dụng rất tốt với bệnh trĩ. 

  • Hoạt chất flavonoid: tăng sức bền thành mạch, chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm đau, kháng viêm tốt, hỗ trợ phục hồi viêm loét hậu môn. 
  • Steroid: Kháng khuẩn, sát trùng vết thương, phòng ngừa nhiễm trùng bội nhiễm búi trĩ. 
  • Ngăn ngừa ung thư đại tràng – một biến chứng của bệnh trĩ.

Cách thực hiện: 

Ngâm rượu từ cây lược vàng, sử dụng cả thân, rễ, lá ngâm cùng rượu trắng 40 độ và một chút muối. Để càng lâu càng cho hiệu quả cao, sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 50l để mang lại hiệu quả tốt.

Cây thuốc quý chữa bệnh trĩ - Cây lược vàng
Cây thuốc quý chữa bệnh trĩ – Cây lược vàng

6. Bệnh trĩ và cách chữa dân gian bằng lá sung

Theo Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình có công dụng tiêu thũng, thanh lọc giải nhiệt, cải thiện tiêu hoá, cải thiện tình trạng viêm đại tràng, giúp điều trị trĩ lòi dom…Quả sung còn giúp nhuận tràng, giảm táo bón, giảm đau và giảm chảy máu khi đại tiện. 

Cách thực hiện: 

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung
Kết hợp lá sung cùng lá cúc tần, lá lốt, nghệ tươi để mang lại hiệu quả cao hơn. Đem đun nước hỗn hợp các loại lá trên cùng 2 lít nước, khi nước sôi đun đến già khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp. Gạn nước ra chậu, đợi nước nguội bớt dùng để xông hơi hậu môn. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung tại nhà
Cách đơn giản nhất là ăn quả sung xanh. Bạn có thể ăn từ 10-15 quả sung một ngày để đẩy lùi bệnh trĩ, chống táo bón, thông tiểu, giảm đau rát hậu môn khi đại tiện.

Bệnh trĩ và cách chữa dân gian bằng lá sung
Bệnh trĩ và cách chữa dân gian bằng lá sung

7. Tự điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cây ngò gai

Y học hiện đại đã tìm ra trong cây ngò gai nhiều hoạt chất chống viêm như  flavonoid, carotenoid, axit ascorbic. Ngoài ra, hoạt chất beta-caroten còn giúp ngăn ngừa ứ trệ máu, cải thiện tuần hoàn máu. Ngò gai còn giúp bổ sung chất xơ, làm mềm phân, cải thiện hệ tiêu hoá nên có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ. 

Cách sử dụng cây ngò gai chữa bệnh trĩ: 

  • Chuẩn bị 1 nắm ngò gai, rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn. 
  • Cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút và đổ ra chậu. 
  • Đợi nước bớt nóng rồi xông hơi hậu môn. 
  • Sau khi nước nguội có thể dùng nước ngò gai để rửa hậu môn. 
Tự điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cây ngò gai
Tự điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cây ngò gai

Xem thêm : 5+ cách chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian và ngoại khoa

8. Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây vông nem

Cây vông (còn gọi là cây vông nem) vốn là vị thuốc dân gian thường được dùng với người bệnh trĩ. Lá vông chữa bệnh trĩ mang lại công dụng tiêu viêm, giảm sưng và hỗ trợ co nhỏ búi trĩ. 

Cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ như sau: 

  • Cách 1: Hãm nước từ cây vông nem chữa bệnh trĩ.
  • Cách 2: Hơ nóng cây tầm vông rồi đắp vào hậu môn để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. 
Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây vông nem
Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây vông nem

9. Bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà từ hạt gấc

Tác dụng của hạt gấc chữa bệnh trĩ là gì? Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng hạt gấc cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Theo sách xưa, hạt gấc vốn vị đắng, tính ôn và hơi ngọt mang lại công dụng giảm sưng tấy, ứ huyết, tiêu thũng…nên được sử dụng giảm triệu chứng bệnh trĩ. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc thực hiện như sau: 

Bài thuốc 1 :
Chuẩn bị 1 lượng hạt gấc, đem giã nát và hoà với chút rượu trắng cùng giấm. Cho hỗn hợp vào miếng vải sạch và đắp vào hậu môn, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì sử dụng 2 ngày 1 lần để thấy triệu chứng bệnh trĩ cải thiện hiệu quả. 

Bài thuốc 2 :
Đem nướng chín một lượng hạt gấc, cho vào hũ sạch và đổ rượu trắng vào ngâm. 

Dùng bông gòn thấm hỗn hợp rượu gấc, bôi lên khu vực búi trĩ sa ra ngoài và sưng lên. Kiên trì thực hiện từ 2-3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà từ hạt gấc
Bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà từ hạt gấc

10. Mẹo điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa chữa bệnh trĩ như thế nào? Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu dừa mang đặc tính chống viêm và giảm sưng tấy hiệu quả, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng nhờ đặc tính kháng khuẩn mà dầu dừa có thể giúp tổn thương do búi trĩ nhanh lành hơn. 

Dầu dừa điều trị bệnh trĩ ngoài khả năng chống viêm còn giúp nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ cho người chưa mắc bệnh. 

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa có nhiều cách khác nhau. Ngoài cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa bôi ngoài hậu môn, bạn có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào nước để vệ sinh hậu môn hàng ngày.

Mẹo điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa
Mẹo điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa

11. Cây thuốc trị bệnh trĩ tại nhà – Cây mua

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây mua như thế nào? Cây mua là loại cây bụi mọc hoang, còn có tên gọi khác là cây mua bà, cây dã mẫu sơn, cây địa như…Để làm thuốc, người ta thu hái cây dùng riêng hoặc có thể kết hợp cây mua cùng các vị thuốc kháng sử dụng dưới dạng thuốc sắc. 

Trong đông y, thân – cành – lá mua có tác dụng làm tan máu ứ và tiêu sưng, cầm máu tốt, trị tiêu chảy…Do đó, dân gian lưu truyền có thể dùng cây mua chữa bệnh trĩ với công dụng giảm sưng, cầm máu do búi trĩ chảy máu khi đại tiện.

Cây thuốc trị bệnh trĩ tại nhà - Cây mua
Cây thuốc trị bệnh trĩ tại nhà – Cây mua

12. Thực phẩm chữa bệnh trĩ – Gân bò

Nhiều người đã dùng thức ăn trị bệnh trĩ, trong đó có món gân bò. Vậy ăn gân bò chữa bệnh trĩ có được không? 

Trong gân bò chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: 

  • Collagen: duy trì sự đàn hồi giúp ngăn ngừa lão hoá. 
  • Đạm: Cung cấp năng lượng, phục hồi thể lực. 
  • Kẽm, magie: Chống oxy hoá, tăng cường sức đề kháng. 
  • Sắt: Tái tạo hồng cầu. 
  • Axit amin: ngăn ngừa thoái hoá khớp, khô cứng xương khớp,
  • Chất béo: cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
  • Vitamin: Cung cấp trong quá trình trao đổi chất. 

Hiện tại chưa có nghiên cứu cho thấy hiệu quả chữa bệnh trĩ của gân bò, tuy nhiên ăn nhiều gân bò có thể gây béo phì. Khi bị béo phì có thể làm tăng áp lực lên hậu môn khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Thực phẩm chữa bệnh trĩ - Gân bò
Thực phẩm chữa bệnh trĩ – Gân bò

13. Thảo dược điều trị bệnh trĩ từ thầu dầu

Trong Y học cổ truyền, thầu dầu tía có tên gọi tỳ ma – một vị thuốc nam có tính bình, vị ngọt cay. Công dụng mang lại giúp giảm ngứa, khu phong, tiêu thũng bạt độc, hoạt huyết;  nên có thể sử dụng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ. 

Theo Y học hiện đại, cây thầu dầu chữa bệnh trĩ nhờ các hoạt chất như axit tactric, axit xitric, axit aruto nozit, quexetin, axit corydalic, astragalin và ricin (khoảng 1,3%). Cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ mang lại công dụng hỗ trợ teo nhỏ búi trĩ, kháng khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu môn. 

Các hoạt chất trong lá thầu dầu tía còn giúp giảm ngứa rát và khó chịu do triệu chứng bệnh trĩ. Ricin trong lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ nhưng có tính độc (tuy nhiên lượng độc tố thấp hơn trong hạt thầu dầu) nên cần sử dụng theo đúng hướng dẫn. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía như sau:

Cách 1: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía 
Cách đơn giản là giã nát lá thầu dầu tía và đắp trực tiếp lên búi trĩ. Chuẩn bị khoảng 5 lá thầu dầu tía cùng chút muối hạt, giã nát và đắp lên hậu môn, cố định bằng miếng gạc sau đó rửa sạch với nước ấm.

Cách 2: Xông hơi bằng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ
Đun nước từ lá đu đủ tía thêm chút muối trong khoảng 10-15 phút để tinh dầu được hấp thu tối đa. Đổ ra chậu và sử dụng để xông hơi hậu môn khi nước đã bớt nóng, cuối cùng có thể dùng nước để rửa lại hậu môn. 

Cách 3: Cách trị bệnh trĩ bằng đu đủ tía và rau dừa cạn
Chuẩn bị 5 lá đu đủ tía + 10 lá dừa cạn + muối tinh đem giã nát và chắt lấy nước cốt. Bôi nước cốt của hỗn hợp trên trực tiếp lên hậu môn từ 2-3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

Thảo dược điều trị bệnh trĩ từ thầu dầu
Thảo dược điều trị bệnh trĩ từ thầu dầu

14. Các loại lá cây chữa bệnh trĩ – Lá bàng

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá bàng là một phương pháp dân gian dễ thực hiện, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng. 

Cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ: 

Cách đơn giản nhất là đun nước lá bàng để xông hơi hậu môn hàng ngày. Việc xông hơi giúp các thành phần có lợi cho sức khoẻ có thể trực tiếp tác động vào búi trĩ, hỗ trợ chống viêm, giảm sưng và giảm kích ứng.

Các loại lá cây chữa bệnh trĩ - Lá bàng
Các loại lá cây chữa bệnh trĩ – Lá bàng

15. Lá gì chữa bệnh trĩ – Lá cúc tần

Lá cúc tần chữa bệnh trĩ nhờ công dụng sát khuẩn, chống viêm và giảm đau. Cây cúc tần còn được gọi là cây từ bi, đại ngải, cây cỏ mát, băng phiến ngải…chứa nhiều hoạt chất như protit, lipit, xenlulozơ, Fe, caroten, vitamin C…có thể khắc phục các triệu chứng bệnh trĩ. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá cúc tần như sau: 

Cách đơn giản nhất là dùng nước lá cúc tần để uống hàng ngày. Chuẩn bị khoảng 15g lá cúc tần đem rửa sạch, sau đó giã nát để lấy nước cốt uống.

Lá gì chữa bệnh trĩ - Lá cúc tần
Lá gì chữa bệnh trĩ – Lá cúc tần

16. Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam tại nhà

Cây nha đam (còn gọi là cây lô hội) mang đặc tính chống viêm, giúp giảm kích ứng nên thường được sử dụng khắc phục các vấn đề ngoài da nhất là bệnh trĩ. Đặc biệt, gel nha đam rất lành tính nên an toàn khi sử dụng với búi trĩ. 

Tuy nhiên, nhiều người có thể bị dị ứng với gel nha đam nên trước khi sử dụng chữa bệnh trĩ, bạn nên bôi thử gel lên tay để kiểm tra nguy cơ bị dị ứng. Nếu không có vấn đề bất thường mới bắt đầu sử dụng lên hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam tại nhà

17. Bột sắn dây chữa bệnh trĩ tại nhà

Bột sắn dây mang tính mát, thanh nhiệt nên có thể sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, bột sắn dây còn giúp giảm đau rát khó chịu khi đi đại tiện nên có công dụng nhuận tràng rất tốt. 

Bột sắn dây còn chứa thành phần hỗ trợ co mạch và giảm viêm, rất tốt cho người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bột sắn dây không phải thuốc chữa trĩ mà chỉ có công dụng cải thiện khó chịu do triệu chứng bệnh trĩ gây ra.

Bột sắn dây chữa bệnh trĩ tại nhà
Bột sắn dây chữa bệnh trĩ tại nhà

Xem thêm : Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng khác nhau ở đâu ?

18. Các cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Cây bình bát

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây bình bát như thế nào? Cây bình bát (na xiêm) là một loại thảo dược tự nhiên, lành tính có công dụng như sau: 

  • Có tính sát khuẩn, giúp chống viêm và kháng khuẩn. 
  • Giúp nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện hệ thần kinh, chống trầm cảm.
  • Thanh lọc cơ thể, giúp giảm độc hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động tốt hơn. 

Cách sử dụng cây bình bát trị bệnh trĩ: 

Cách đơn giản nhất bạn có thể xông hơi bằng lá bình bát trị bệnh trĩ. 

  • Chuẩn bị 250g lá cây bình bát đem rửa sạch.
  • Đun sôi trong khoảng 10 phút, đổ ra chậu và đợi nước nguội bớt. 
  • Xông hơi đến khi nước nguội để cải thiện triệu chứng bệnh. 
Các cây thuốc nam chữa bệnh trĩ - Cây bình bát
Các cây thuốc nam chữa bệnh trĩ – Cây bình bát

19.Thảo dược điều trị bệnh trĩ bằng lá ngải cứu

Lá ngải có chữa được bệnh trĩ không? Ngải cứu theo y học dân gian có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tốt cho can thận và kinh tỳ. Công dụng giúp thanh nhiệt giải độc, tốt cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ như sưng viêm, đau rát hậu môn, sa trĩ…

Trong Y học hiện đại, các hoạt chất tốt cho bệnh trĩ được tìm thấy trong lá ngải bao gồm:

  • Absinthin và absinthe: giảm nhẹ cảm giác đau rát, kích ứng ngứa ngáy do búi trĩ sưng to gây ra. 
  • Yomogin: Giúp cầm máu nhanh, co búi trĩ nhanh và hỗ trợ tăng sức bền cho thành mạch. 
  • Tricosanol, tetradecatrilin, cineol…: Kháng viêm, sát trùng, hỗ trợ giảm đau nên giúp ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ, giúp vết thương mau lành hơn. 

Cách dùng cây lá ngái chữa bệnh trĩ: 

Cách đơn giản nhất là xông hơi hậu môn. Chuẩn bị lá ngải, bồ kết, nghệ và lá cúc tần đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 10-15 phút và đem đi xông hơi hậu môn.

Thảo dược điều trị bệnh trĩ bằng lá ngải cứu
Thảo dược điều trị bệnh trĩ bằng lá ngải cứu

20. Cây thuốc chữa bệnh trĩ nội – Cây dương xỉ

Trong Đông y, cây dương xỉ được sử dụng trong việc cải thiện bệnh đau lưng mỏi gối, phong hàn, tiểu són, chân tay nhức mỏi hay bệnh lang ben, bạch biến…Ngoài ra, nhờ công dụng cầm máu, chữa tiêu chảy nên dương xỉ cũng được sử dụng cải thiện bệnh trĩ. 

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây dương xỉ như sau:

  • Cách 1: Chọn phần lá và búp non đem chế biến thành món ăn giúp làm sạch đường ruột, cải thiện tiêu chảy, phòng ngừa táo bón. 
  • Cách 2: Chọn lá và phần ngọn non dương xỉ giã nát và đắp lên hậu môn từ 15-20 phút. 
Cây thuốc chữa bệnh trĩ nội - Cây dương xỉ
Cây thuốc chữa bệnh trĩ nội – Cây dương xỉ

21. Các loại lá chữa bệnh trĩ – Lá mơ

Lá mơ lông có vị ngọt, tính mát, hơi đắng có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, hoạt huyết, kháng viêm và hỗ trợ kích thích tiêu hoá. Ngoài ra, lá mơ lông còn giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, điều hoà nhu động ruột nên có thể sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. 

Ngoài ra, cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông còn dựa trên thành phần hoạt chất có trong loại cây này. Bisulfur carbon, Alkaloid, Scanderoside, Sulfur dimethyl disulphide, Paederin, Methyl Mercaptan, Tanin,…có khả năng chống viêm, làm lành thương tổn ở hậu môn, phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ.

Các loại lá chữa bệnh trĩ - Lá mơ
Các loại lá chữa bệnh trĩ – Lá mơ

22. Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ ngoại – Cây cỏ xước

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây cỏ xước cũng được nhiều người lựa chọn. Nhờ công dụng đào thải cholesterol xấu, giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, loại bỏ độc tố gan thận. 

Axit oleanolic trong cây cỏ xước có khả năng chống viêm, hạ đường huyết, lợi tiểu, chống oxy hoá, thanh nhiệt. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 30g mỗi loại cây cỏ xước + cỏ gấu + mần trầu. 
  • Sơ chế cỏ gấu cẩn thận, 1 phần ngâm nước gừng 5%; 1 phần ngâm trong giấm; 1 phần ngâm nước muối 5%; 1 phần ngâm trong rượu 40 độ C trong khoảng 12h. 
  • Thái nhỏ nguyên liệu, đem sao vàng và đi sắc với 3 bát nước. 
  • Đun đến khi nước cạn còn 1 bát thì chắt ra uống, 2-3 lần và liên tục trong 5-7 ngày để cải thiện triệu chứng. 
Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ ngoại - Cây cỏ xước
Cây thuốc nam chữa bệnh trĩ ngoại – Cây cỏ xước

23. Cây cộng sản chữa bệnh trĩ

Cây cộng sản (cây cỏ lào, cỏ việt minh, cây ba bóp…) có vị cay, tính ấm và mùi hôi nhẹ. Lá cây thường được sử dụng để trị ho, thuốc cầm máu và kháng viêm. 

Trong cây cộng sản có chứa nhiều tinh dầu, tanin, đạm, alkaloid, kali…có công dụng chữa sốt rét, cầm máu, chống viêm và chống oxy hóa, chống co thắt, chữa lành vết thương, kháng khuẩn…

Cách điều trị này mang tính truyền miệng và chưa có kiểm chứng khoa học rõ ràng. Do đó, nếu đang có ý định sử dụng cây cộng sản trị bệnh trĩ cần hết sức lưu ý.

Cây cộng sản chữa bệnh trĩ
Cây cộng sản chữa bệnh trĩ

24. Cao ayofa trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ nên làm gì? Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn rất sôi nổi về sản phẩm cao massage đa năng Ayofa có tác dụng thần kỳ chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH AYOFA với sự kết hợp của nhiều thảo dược như sáp ong, sáp nành, dầu bạc hà, dầu nho, tinh dầu gừng quế sả chanh, Cetyl Alcohol…

Tuy nhiên, sản phẩm này có giấy công bố chỉ là mỹ phẩm, không phải là thuốc nên không có công dụng điều trị bệnh như quảng cáo. Loại cao này không chỉ được giới thiệu có công dụng chữa trĩ mà còn chữa rất nhiều bệnh khác như suy giảm tĩnh mạch, tê bì chân tay, bệnh gout, viêm xoang…Không có loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh như vậy nên mọi người cần hết sức lưu ý.

Cao ayofa trị bệnh trĩ
Cao ayofa trị bệnh trĩ

25. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu trong Đông y có vị chát, hơi ngọt với công dụng giúp bổ máu, giảm đau, bổ tỳ tốt cho thận, tăng cường sinh lý nam, lưu thông khí huyết, bồi bổ suy nhược, cường dương…

Nấm ngọc cẩu chữa bệnh trĩ, đặc biệt hững người cần chữa táo bón hoặc nhuận tràng có thể tham khảo sử dụng nấm ngọc cẩu kết hợp cùng nhục thung dung cùng mật ong giúp cải thiện nhanh chóng.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nấm ngọc cẩu
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nấm ngọc cẩu

26. Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua

Phèn chua chắc hẳn là nguyên liệu không còn xa lạ với nhiều người, nhất là những người đang mắc bệnh trĩ. Phèn chua giúp người bệnh trĩ có thể thoát khỏi triệu chứng khó chịu, tuy nhiên chỉ hiệu quả với trĩ độ 1 và 2, trường hợp nặng vẫn cần đi thăm khám và điều trị y tế. 

Cách thực hiện: Hoà tan phèn chua với nước, dùng nước đã pha rửa hậu môn hàng ngày, đợi một lúc thì lau khô với khăn mềm.

Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua
Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua

27. Chữa bệnh trĩ bằng đá lạnh

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng đá lạnh cũng được nhiều người áp dụng. Đối với trường hợp búi trĩ đã sa xuống, sưng viêm có thể dùng túi chườm đá để cải thiện khó chịu và đau rát. 

Cách thực hiện: Bọc viên đá lạnh trong miếng vải hoặc chiếc khăn bông sạch, vệ sinh sạch sẽ hậu môn và chườm túi đá lên khu vực hậu môn và búi trĩ khoảng 10-15 phút để giảm nhanh triệu chứng sưng tẩy, khó chịu.

Chữa bệnh trĩ bằng đá lạnh
Chữa bệnh trĩ bằng đá lạnh

28. Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai lang

Trong Đông y, rau khoai lang và cả củ khoai lang mang vị ngọt, tính bình có công dụng cường thận, ích khí, tiêu viêm, kiện vị…Khoai lang chữa bệnh trĩ được là nhờ hàm lượng chất xơ cao giúp nhuận tràng, làm mềm phân và chống táo bón. Ngoài ra, các thành phần vitamin A, vitamin C, mangan, kẽm, anthocyanins…có khả năng giảm viêm, rất tốt cho người mắc bệnh trĩ. 

Cách thực hiện: 

  • Uống nước canh rau khoai lang luộc
  • Ăn củ khoai lang luộc chữa trĩ
  • Chế biến các món ăn từ rau khoai lang.
Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai lang
Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai lang

29. Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

Khoai tây có hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt cho người bệnh trĩ, giúp làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột giúp giảm táo bón. Các hợp chất chống viêm trong khoai tây giúp giảm sưng viêm búi trĩ, làm dịu và giảm khó chịu ngứa ngáy; vitamin C hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết thương. 

Cách điều trị trĩ tại nhà bằng khoai tây:

  • Chế biến khoai tây theo món ăn hàng ngày
  • Kết hợp khoai tây và dầu oliu đắp trực tiếp lên búi trĩ. 
  • Uống nước ép khoai tây.
Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây
Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai tây

30. Cách chữa bệnh trĩ bằng muối

Có nhiều cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng muối mà bệnh nhân có thể áp dụng như: Pha nước muối ấm ngâm hậu môn hàng ngày hoặc đun nước muối xông hậu môn hoặc kết hợp muối cùng các thảo dược như ngải cứu, lá sung, lá cúc tần, nghệ tươi…để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. 

Phương pháp này chỉ giúp giảm nhẹ khó chịu do triệu chứng bệnh trĩ gây ra, không có khả năng làm teo búi trĩ. Do đó không nên quá lạm dụng và coi như phương pháp điều trị chính.

Cách chữa bệnh trĩ bằng muối
Cách chữa bệnh trĩ bằng muối

31. Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ

Cây xấu hổ là một cây thuốc nam mang tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Trong dân gian truyền miệng về cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cây xấu hổ là nhờ các thành phần như Terpenoids, Tannins, Flavonoid C – glycosides, Sterols, Alkaloids, acid béo… có khả năng làm giảm nhanh đau rát, ngứa ngáy, cầm máu và giảm phù nề hậu môn. 

Cách thực hiện như sau:

  • Uống nước cây xấu hổ
  • Đắp lá cây xấu hổ vào hậu môn chữa bệnh trĩ
  • Xông hơi hậu môn bằng lá cây xấu hổ.
Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ
Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ

Trên đây là tổng hợp về 30+ cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản, tiết kiệm mà phòng khám chữa bệnh trĩ chia sẻ  bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, mọi phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà không thể thay thế chẩn đoán và phác đồ điều trị chuyên khoa. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng bệnh nên nhanh chóng đi khám, hoặc chưa có thời gian đi khám có thể gọi ngay hotline Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *