Trĩ nội là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến rất dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì vậy, vấn đề chữa trĩ nội bằng cách nào cho hiệu quả, hạn chế để lại biến chứng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Nếu cũng đang tìm hiểu về cách chữa bệnh trĩ nội, vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Định nghĩa bệnh trĩ nội là gì?

Để chữa trĩ nội đúng cách, hiệu quả thì trước đó chúng ta cần biết trĩ nội là kết quả của tình trạng các tĩnh mạch bên trong trực tràng, nằm trên đường lược (một cấu trúc phân chia vùng hậu môn – trực tràng), bị giãn nở quá mức, dẫn đến hình thành các búi trĩ bên trong. Khác với trĩ ngoại, trĩ nội không dễ dàng nhận biết từ bên ngoài vì búi trĩ nằm sâu trong hậu môn.
Trong đó, trĩ nội chủ yếu hình thành do sự gia tăng áp lực trong ổ bụng hoặc việc lưu thông máu kém ổn định do một số yếu tố sau:
- Tăng áp lực trong ổ bụng táo bón, ho kéo dài hoặc mang thai khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép, giãn nở và sưng phồng hình thành búi trĩ
- Mô liên kết suy yếu dần do tuổi tác hoặc các yếu tố duy trì khiến các tĩnh mạch dễ bị phồng lên
- Lưu thông máu kém do ngồi, đứng lâu gây ứ đọng và tăng nguy cơ phình giãn các búi tĩnh mạch trĩ
Theo các nhà khoa học, trĩ nội được chia làm 4 cấp độ phát triển tuỳ theo mức độ sa của búi trĩ và các triệu chứng kèm theo như chảy máu, đau đớn, viêm nhiễm.
Các giai đoạn phát triển của trĩ nội và triệu chứng đặc trưng
Như đã chia sẻ, trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn có thể chữa trĩ nội bằng các phác đồ khác nhau. Do đó, hiểu rõ từng giai đoạn phát triển của trĩ nội sẽ giúp người bệnh nhanh chóng tìm ra cách chữa trĩ nội phù hợp.

- Giai đoạn 1: Dưới sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, búi trĩ bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Kích thước búi trĩ thời điểm này khá nhỏ, không gây đau nên thường không được chú ý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có các triệu chứng như chảy máu, ngứa rát hậu môn nhưng không quá thường xuyên nên thường bị bỏ qua.
- Giai đoạn 2: Thời điểm này, búi trĩ sẽ phát triển dần về kích thước và có thể sa ra khỏi hậu môn nếu người bệnh rặn mạnh khi đi vệ sinh nhưng sẽ tự co lại được. Các triệu chứng đi kèm cũng tương tự giai đoạn 1 nhưng máu chảy nhiều hơn và gây đau đớn hơn.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng của bệnh với búi trĩ to, sa ra ngoài và cần dùng tay đẩy lại vị trí cũ. Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu không chỉ diễn ra khi đi đại tiện mà cả khi búi trĩ bị cọ xát, các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát cũng trở nên rõ rệt hơn.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất. Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài và không thể đẩy vào bên trong. Các búi trĩ có thể nằm lộ hẳn bên ngoài hậu môn, gây khó khăn cho sinh hoạt, dẫn đến nhiều biến chứng như viêm nhiễm, loét, thậm chí tắc mạch trĩ.
Nhiều bệnh nhân hiểu rõ các giai đoạn của trĩ nội vẫn thường thắc mắc trĩ nội có chữa được không. Vấn đề này các chuyên gia đã giải đáp rằng trĩ nội có thể chữa khỏi, miễn là điều trị đúng biện pháp với từng giai đoạn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội chính xác
Muốn chữa trĩ nội hiệu quả, bên cạnh việc nắm rõ các giai đoạn phát triển cũng như triệu chứng của nó người bệnh còn cần chủ động thăm khám để đánh giá mức độ phát triển của búi trĩ, loại trừ các bệnh lý liên quan để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Để có kết quả chính xác nhất, người bệnh không thể bỏ qua các bước thăm khám quan trọng như khám lâm sàng và kiểm tra cận lâm sàng bao gồm:
Khai thác triệu chứng lâm sàng

Khai thác triệu chứng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán trĩ nội. Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về các dấu hiệu, thời gian xuất hiện và mức độ khó chịu mà người bệnh gặp phải, bao gồm có các triệu chứng như chảy máu khi đi đại tiện, cộm rát hậu môn hay đau nhức khó chịu khi đi đại tiện hay không? Bước này giúp bác sĩ xác định các triệu chứng cơ bản, mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn phát triển ban đầu của trĩ nội.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm các vấn đề như tiền sử bệnh lý, trong gia đình có người mắc bệnh không,…nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài hỏi các vấn đề liên quan, bác sĩ cũng tiến hành thăm khám trực tiếp khu vực hậu môn trực tràng bằng cách:
- Bác sĩ đeo găng tay và sử dụng chất bôi trơn, sau đó đưa ngón tay vào trực tràng của bệnh nhân để kiểm tra sự hiện diện của các búi trĩ và đánh giá tình trạng của chúng.
- Thăm khám bằng tay giúp bác sĩ cảm nhận được kích thước và độ cứng mềm của búi trĩ, đồng thời phát hiện các bất thường khác như nốt cứng hoặc mô sưng.
Phương pháp này giúp xác định vị trí và kích thước của búi trĩ, đặc biệt hữu ích để chẩn đoán trĩ nội ở giai đoạn đầu.
Thăm khám cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh trĩ nội là việc sử dụng các phương pháp và công cụ hỗ trợ để xác định rõ ràng mức độ tổn thương, vị trí, giai đoạn và các biến chứng của bệnh trĩ nội, đồng thời phân biệt với các bệnh lý khác ở hậu môn – trực tràng.

Trong đó, phổ biến nhất là các biện pháp thăm khám sau:
- Nội soi hậu môn – trực tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi hậu môn (anoscope) hoặc trực tràng (proctoscope), thiết bị này có gắn nguồn sáng và đôi khi là camera để cung cấp hình ảnh rõ ràng. Bệnh nhân nằm nghiêng và bác sĩ đưa ống soi vào qua hậu môn, sau đó quan sát vùng bên trong. Kết quả thu được sẽ cho thấy hình ảnh búi trĩ ở từng giai đoạn: giai đoạn 1 búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong, giai đoạn 2 và 3 có thể thấy búi trĩ sa khi rặn, và giai đoạn 4 búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn cũng như phát hiện các bất thường khác trong ống hậu môn hoặc trực tràng để phân biệt với các bệnh lý khác
- Siêu âm hậu môn – trực tràng: Phương pháp này sử dụng đầu dò siêu âm để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm, tĩnh mạch và cơ xung quanh hậu môn – trực tràng và thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng hoặc bệnh lý phối hợp. Siêu âm hậu môn trực tràng sẽ giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc búi trĩ và mức độ giãn nở của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng cũng như phát hiện các biến chứng như tắc mạch trĩ, áp xe hậu môn hoặc viêm nhiễm.
- Chụp cộng hưởng từ vùng chậu MRI: Biện pháp này không phổ biến trong chẩn đoán trĩ nội thông thường, nhưng được sử dụng trong các trường hợp phức tạp hoặc nghi ngờ có tổn thương lan rộng ở vùng chậu. MRI sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết của toàn bộ cấu trúc vùng hậu môn – trực tràng, bao gồm tĩnh mạch, cơ, và các mô xung quanh.
Trĩ nội có chữa được không và trĩ nội chữa như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh lý cũng như vị trí, kích thước búi trĩ. Chính vì vậy bệnh nhân tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ bước thăm khám nào để có phác đồ điều trị chính xác nhất.
Xem thêm: Cập nhật chi tiết về hình ảnh trĩ nội và cách điều trị bệnh an toàn
Các biện pháp điều trị trĩ nội dựa trên các giai đoạn phát triển
Chữa trĩ nội là một quá trình phức tạp và cần thiết phải tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Mỗi giai đoạn của bệnh trĩ sẽ yêu cầu một phương pháp điều trị khác nhau, từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt cho đến các thủ thuật can thiệp y khoa hoặc phẫu thuật.
Phương án điều trị trĩ nội độ 1 + 2
Trĩ nội giai đoạn 1, 2 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, dẫu vậy vẫn có nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết trĩ nội độ 1 có chữa khỏi không và trĩ nội độ 1 chữa như thế nào? Theo các chuyên gia y tế, trĩ nội độ 1 và 2 có thể chữa khỏi bằng việc tập trung vào thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kèm theo. Đây được đánh giá là giai đoạn bệnh có phác đồ điều trị đơn giản nhất bởi lúc này búi trĩ mới hình thành và chưa sa ra khỏi hậu môn, các triệu chứng đi kèm diễn ra còn rất nhẹ nên dễ dàng cải thiện.
Thay đổi lối sống

Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tổng thể của con người. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi thay đổi lối sống có thể cải thiện được tình trạng bệnh trĩ giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn: Chất xơ có tác dụng giúp làm mềm phân, giảm táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây trĩ. Vì vậy hãy chủ động bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau xanh (rau bina, cải xoăn, bông cải xanh), trái cây (táo, lê, chuối), và ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, bánh mì nguyên cám).
- Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho phân, giúp quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cũng nên tránh sử dụng đồ uống chứa caffeine hoặc cồn vì chúng có thể gây mất nước.
- Tạo thói quen đại tiện lành mạnh:Không ngồi lâu trong nhà vệ sinh và tránh rặn mạnh khi đi đại tiện, vì điều này làm tăng áp lực lên búi trĩ. Hãy hình thành thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định mỗi ngày để giảm nguy cơ táo bón.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Áp dụng các biện pháp dân gian
Từ xa xưa, cha ông ta đã có rất nhiều mẹo điều trị bệnh trĩ còn được lưu truyền đến hiện nay. Các mẹo này chủ yếu dùng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên nên rất dễ kiếm và cũng khá lành tính. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh cũng nên thử ra một vùng da nhỏ để tránh hiện tượng dị ứng, kích ứng.
Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược như lá diếp cá, lá trầu không, hoặc vỏ cây hạt dẻ ngựa có thể được dùng để ngâm hậu môn, hỗ trợ kháng viêm và giảm ngứa. Đây cũng là thành phần có trong nhiều loại thuốc chữa bệnh trĩ trên thị trường hiện nay nên bệnh nhân có thể yên tâm về hiệu quả của chúng.
Điều trị nội khoa

Ngoài thay đổi lối sống, chế độ ăn uống thì nếu bệnh nhân có các triệu chứng như chảy máu, đau nhức hậu môn thì có thể dùng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ để làm giảm các triệu chứng này. Trong đó, phổ biến nhất là các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Trĩ nội độ 1 có thể gây cảm giác đau nhẹ, khó chịu hoặc ngứa ở vùng hậu môn, đặc biệt khi đi đại tiện. Thuốc giảm đau được sử dụng nhằm mục tiêu giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như Lidocaine, Pramoxine,…
- Thuốc làm co búi trĩ: Ở giai đoạn 1 của trĩ nội, các búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa gây sa búi trĩ. Thuốc làm co búi trĩ được sử dụng nhằm thu nhỏ kích thước búi trĩ, giảm sưng viêm, chảy máu và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Các loại thuốc làm co búi trĩ phổ biến thường dùng trong giai đoạn này có thể kể đến là thuốc chứa Phenylephrine, thuốc chứa Witch Hazel.
Phương án điều trị trĩ nội độ 3, 4
Trĩ nội độ 3, 4 là giai đoạn nặng của bệnh nên đòi hỏi phác đồ điều trị phức tạp hơn. Bên cạnh đó, giai đoạn này rất khó đáp ứng được hiệu quả của thuốc nên can thiệp thủ thuật là biện pháp được ưu tiên hơn cả.
Tuỳ vào mức độ bệnh, triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể tư vấn thực hiện một trong số các biện pháp sau:
Thực hiện các thủ thuật điều trị không phẫu thuật

Các thủ thuật không phẫu thuật là lựa chọn hiệu quả cho trĩ nội giai đoạn nhẹ (độ 1 và 2) hoặc độ 3 trong một số trường hợp. Đây là những phương pháp ít xâm lấn, nhằm mục đích giảm triệu chứng và làm co hoặc loại bỏ búi trĩ mà không cần phẫu thuật cắt bỏ. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến là:
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là một trong những phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến và hiệu quả đối với trĩ nội độ 1-3. Phương pháp này sử dụng một vòng cao su nhỏ để thắt chặt phần chân búi trĩ nhằm ngăn máu lưu thông đến búi trĩ, khiến nó teo lại, hoại tử và rụng tự nhiên sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, biện pháp này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, thậm chí là chảy máu nhẹ sau khi làm thủ thuật cũng như dễ tái phát nên bệnh nhân hãy cân nhắc trước khi thực hiện
- Tiêm xơ búi trĩ: Phương pháp này sử dụng dung dịch xơ hóa (thường là phenol, polidocanol, hoặc sodium tetradecyl sulfate) để tiêm vào búi trĩ. Dung dịch xơ hoá có tác dụng gây viêm và xơ hóa các mạch máu, dẫn đến việc lưu thông máu bị ngừng lại và búi trĩ không còn được nuôi dưỡng. Kết quả là, búi trĩ co lại và cuối cùng teo đi trong vài tuần sau khi tiêm. Tuy nhiên, biện pháp này đôi khi cần thực hiện thêm một số lần tiêm để đạt hiệu quả tối ưu, đặc biệt nếu búi trĩ lớn hoặc có nhiều búi và có thể gây đau, chảy máu.
Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Với búi trĩ quá to, có khối huyết khó xử lý bằng các thủ thuật kể trên thì bác sĩ khuyến khích thực hiện cắt búi trĩ. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cắt trĩ dưới đây:

- Cắt trĩ Milligan-Morgan: Đây là phương pháp phẫu thuật sử dụng dao mổ truyền thống. Bệnh nhân sẽ được gây mê sau đó bác sĩ sẽ dùng kẹp hậu môn để mở rộng vùng hậu môn và kiểm tra các búi trĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ các búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoặc có kích thước lớn, gây ra đau đớn và chảy máu. Nhược điểm của phương pháp này là mức độ xâm lấn lớn cũng như vết thương thường để hở nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Cắt trĩ Longo: Phẫu thuật Longo sử dụng kỹ thuật cắt trĩ bằng máy khâu tự động, thay vì cắt bỏ trực tiếp các búi trĩ như trong phương pháp truyền thống. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần niêm mạc trĩ ở vị trí búi trĩ, đồng thời kéo búi trĩ lên và khâu lại tại vị trí cao hơn trong hậu môn. Kỹ thuật này giúp giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, làm cho chúng co lại và không còn gây ra các triệu chứng như sa búi trĩ, chảy máu và đau đớn. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí cao cũng như vẫn có tỷ lệ tái phát khá cao nếu người bệnh chăm sóc không đúng cách
- Cắt trĩ bằng HCPT II: HCPT II là một kỹ thuật điều trị bệnh trĩ sử dụng sóng cao tần (sóng điện với tần số cao) để tác động lên các mô trĩ. Sóng điện cao tần sẽ được dẫn qua một điện cực và phát ra nhiệt độ cao, làm đông máu, co các mạch máu của búi trĩ khiến búi trĩ tự rụng đi. Hiện HCPT II đang là biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao nhất trong các kỹ thuật chữa trĩ nội và được áp dụng tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng.
Xem thêm: Các phương pháp cắt trĩ nội phổ biến hiện nay: Đối tượng, quy trình, lưu ý
Trên đây là các thông tin giải đáp về vấn đề chữa trĩ nội bao gồm biện pháp chẩn đoán và điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng 24/7.
Trả lời