Trĩ ngoại là một bệnh lý nguy hiểm tại hậu môn, gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe của người mắc. Bệnh lý này hiện được chia thành các cấp độ khác nhau để đánh giá mức độ nghiêm trọng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn đang muốn biết mình ở cấp độ trĩ ngoại độ mấy, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Trĩ ngoại hiểu sao cho đúng?
Muốn nắm được các cấp độ trĩ ngoại thì trước hết người bệnh cũng cần hiểu đúng thế nào là trĩ ngoại. Trĩ ngoại là một bệnh lý hậu môn khá phổ biến, xảy ra khi những tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn và phình to, tạo thành các búi trĩ. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại nằm ở phía dưới đường lược hậu môn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trĩ ngoại và bệnh lý dễ mắc phải nên mọi người cũng cần chú ý tới nguyên nhân gây bệnh để có hướng phòng bệnh ngay từ sớm. Dưới đây được xem là những nguyên nhân chính khiến bệnh lý này hình thành:
- Thói rặn khi đi cầu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ ngoại. Khi bạn rặn quá nhiều sẽ gây nên một lượng áp lực lớn tới khu vực hậu môn. Điều này lâu dần còn gây cản trở lưu lượng máu. Lúc này máu có thể ứ đọng lại rồi khiến các tĩnh mạch tại hậu môn rồi gây ra bệnh trĩ.
- Ít vận động: Với những người thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, mang vác các vật dụng nặng cũng sẽ khiến hình thành bệnh trĩ. Bởi tất cả những thói quen này sẽ gây gia tăng áp lực lên tĩnh mạch bằng cách cản trở lưu lượng máu. Nguy hiểm hơn, việc này còn gây ra sự hình thành các búi trĩ ngoại và kích thước của chúng tăng lên nhanh chóng.
- Chế độ ăn ít chất xơ: Chế độ ăn không đảm bảo tiêu thụ đủ lượng chất xơ cần thiết sẽ khiến việc đại tiện khó khăn, phân cứng và khô và tăng nguy cơ táo bón. Khi bị táo bón, thói quen rặn quá nhiều là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch và hình thành bệnh trĩ.
- Thói quen xấu: Bệnh nhân có thói quen đại tiện lâu, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, ngồi xổm, rặn khi đại tiện… đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.
- Bệnh lý: Một số bệnh về đường hô hấp (hen phế quản, giãn phế quản, viêm phế quản, v.v.) và các bệnh về đường tiêu hóa có thể gây ra khí thấp và suy nhược, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Nhận diện trĩ ngoại thông qua các cấp độ
Vậy các cấp độ trĩ ngoại được phân chia như thế nào? Theo các chuyên gia, từ hình ảnh trĩ ngoại dưới đây, búi trĩ ngoại khi xuất hiện có thể được chia thành 4 cấp độ chính như sau:

Trĩ ngoại độ 1
Ban đầu, búi trĩ nhô ra từ hậu môn, có kích thước bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Người bệnh có cảm giác thô ráp dưới hậu môn, rất ẩm ướt, ngứa ngáy và rất khó chịu. Ngoài ra người bệnh đôi khi còn có thể nhận thấy máy chảy mỗi lần đi đại tiện.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại độ 1 là:
- Hậu môn ẩm ướt, tấy đỏ, sưng tấy, đau nhức, khó chịu và ngứa ngáy
- Búi trĩ có màu đỏ hoặc hồng, kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ nắn được
- Cảm thấy có vật cứng ở vùng hậu môn khi ngồi
- Trĩ ngoại độ 1 sẽ gây chảy máu, lượng máu ít, chỉ thấm ra giấy vệ sinh hoặc phân.
Bệnh trĩ ở cấp độ này được điều trị rất đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và bệnh trĩ sẽ tự giảm đi.
Trĩ ngoại độ 2
Các búi trĩ có thể mọc ở rìa ngoài hậu môn rồi phát triển thành những đám rối ngoằn ngoèo. Mỗi lần đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và chảy máu thường xuyên hơn. Cùng với đó, mọi người còn có thể nhận thấy chất dịch nhầy sẽ tiết ra ở hậu môn gây kích ứng. Nếu vùng hậu môn không được giữ sạch sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng hậu môn và các khu vực xung quanh.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại độ 2 là:
- Hậu môn chảy máu, ngứa, đau rát, sưng tấy…
- Các búi trĩ nằm ở bên ngoài, to hơn gây cảm giác vướng víu cho người bệnh
Bệnh trĩ ngoại độ 2 vẫn được coi là mức độ lành tính của bệnh nhưng nếu không điều trị sớm sẽ tiến triển đến mức độ nguy hiểm hơn.
Bệnh trĩ ngoại độ 3
Lúc này những búi trĩ ngoại thường đã phát triển khá lớn, dễ gây tắc nghẽn hậu môn khiến những khu vực này gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Những búi trĩ còn có thể cọ xát vào nhau khiến người bệnh chảy máu. Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại độ 3 là:
- Tĩnh mạch trĩ sưng to ở mức độ 2
- Trĩ ngoại độ 3 bắt đầu gây tắc hậu môn
- Hậu môn chảy máu, đau, đại tiện khó khăn
Trĩ ngoại độ 4
Khi đã phát triển tới trĩ ngoại độ 4 tiết nhiều dịch nên dễ gây nhiễm trùng, gây đau, rát, ngứa và khó chịu. Khi máu dồn về hậu môn nhiều hơn, người bệnh sợ đi đại tiện. Nếu chảy máu nhiều có thể gây thiếu máu và các biến chứng như áp xe hậu môn, viêm hậu môn, rò hậu môn…
Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại độ 4 là:
- Búi trĩ sưng tấy, rỉ nước, có mùi hôi và gây nên những đau đớn nặng nề.
- Búi trĩ sa ra ngoài một thời gian có thể gây, nhiễm trùng và hoại tử.
- Máu mỗi lần đi đại tiện có thể chảy thành tia gây mất máu trầm trọng.
Ở giai đoạn này nếu không điều trị người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn như viêm hậu môn, áp xe hậu môn thậm chí có thể dẫn đến ung thư hậu môn, trực tràng.
Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại ở mỗi người sẽ khác nhau, chính vì thế khi xuất hiện những biểu hiện bất thường mọi người vẫn nên chủ động đi thăm khám để được chuyên gia hỗ trợ tìm ra hướng chữa trị phù hợp.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh trĩ và các cấp độ trĩ ngoại
Vì sao phải can thiệp điều trị trĩ ngoại từ sớm?
Nhiều trường hợp có suy nghĩ đơn giản với những cấp độ trĩ ngoại nhẹ thì không cần can thiệp chữa trị. Suy nghĩ này là hết sức sai lầm bởi những búi trĩ sẽ không thể tự biến mất, chính vì thế dù là ở những giai đoạn đầu của bệnh mọi người vẫn cần can thiệp chữa trị.

Vì nếu mọi người cứ chủ quan dù là ở bất cứ các giai đoạn của trĩ ngoại bởi trì hoãn không chữa trị bệnh trĩ mọi người sẽ có nguy cơ phải đối diện với rất nhiều biến chứng như:
- Dễ bị thiếu máu và giảm trí nhớ: Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh trĩ bằng dấu hiệu phân có máu. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng mất máu nhiều thường khiến những bệnh nhân mắc trĩ rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ xao nhãng, mất tập trung và thậm chí còn bị suy giảm trí nhớ,… thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng khi lái xe.
- Bị táo bón kéo dài: Khi mắc bệnh trĩ, việc đại tiện thường khó khăn hơn, gây đau đớn, khó chịu, nhiều người thường trì hoãn việc đi vệ sinh. Vì vậy, táo bón rất dễ gặp ở người mắc bệnh trĩ.
- Không còn ham muốn tình dục: Nhiều người có lẽ thường bất ngờ nhưng bệnh trĩ nếu không điều trị còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tình dục. Khi mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh luôn cảm thấy ngượng ngùng, không còn muốn gần gũi với bạn tình việc việc quan hệ cũng khó đạt được sự thăng hoa như mong muốn.
- Áp xe hậu môn: Đây cũng được coi là biến chứng của trĩ ngoại nếu mọi người cứ liên tục trì hoãn không điều trị. Nếu chủ quan không chữa trĩ, áp xe hậu môn có thể dẫn đến rò hậu môn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Do đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dục và vùng hậu môn nằm sát nhau nên khi bệnh trĩ bị nhiễm trùng ở hậu môn do không được điều trị tốt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo và âm hộ, gây nên nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Trĩ ngoại là bệnh lý nguy hiểm, càng trì hoãn tình trạng bệnh lại càng thêm nặng. Nhất là với những bệnh nhân có búi trĩ lòi ra ngoài trong nhiều ngày, nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử hậu môn là rất cao.
Xem thêm: Tìm hiểu về hiện tượng trĩ ngoại chảy máu
Chẩn đoán trĩ ngoại bằng cách nào cho an toàn, chính xác?
Muốn phân biệt cấp độ trĩ ngoại chính xác thì người bệnh bắt buộc cần thăm khám cùng với các chuyên gia. Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại thường khá đơn giản và chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và khám trực tiếp. Bác sĩ sẽ tiến hành khám hậu môn để xác định sự hiện diện của búi trĩ, kích thước, vị trí và mức độ sa trễ của búi trĩ.

- Khám trực tràng kỹ thuật số: Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra trương lực u cục cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Đồng thời, khám trực tràng bằng kỹ thuật số giúp phân biệt bệnh trĩ ngoại với một số bệnh lý hậu môn, trực tràng khác. Để thực hiện kỹ thuật này, chuyên gia sẽ đeo găng tay và dùng một ít gel bôi trơn. Sau đó bác sĩ đưa ngón tay sâu vào trực tràng để kiểm tra.
- Nội soi hậu môn: Một ống nhựa nhỏ, dẻo có gắn camera ở đầu sẽ được đưa vào hậu môn. Điều này giúp bác sĩ kiểm tra bên trong và bên ngoài ống hậu môn.
- Khám đại tràng: Trong quá trình chẩn đoán bệnh trĩ ngoại, bác sĩ có thể kiểm tra đại tràng thông qua nội soi để chẩn đoán và điều trị chính xác.
- Nội soi đại tràng: Phương pháp này được thực hiện với mục đích kiểm tra các dạng bệnh trĩ và các vấn đề liên quan. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sử dụng một ống nhỏ, dài, linh hoạt đưa sâu vào hậu môn để kiểm tra toàn bộ ruột già của bạn.
- Sinh thiết: Thường kỹ thuật này chỉ được chỉ định thực hiện với những bệnh nhân mắc trĩ ngoại nhưng xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường theo chiều hướng nặng.
Phải làm gì để thoát khỏi bệnh trĩ ngoại?
Trên thực tế, dù là ở cấp độ trĩ ngoại đi chăng nữa mọi người vẫn cần can thiệp điều trị ngay từ sớm để bảo vệ sức khỏe của chính bạn. Với nền y học phát triển như hiện nay, quá trình khám chữa bệnh trĩ dần được rút ngắn nên mọi người cũng không cần quá lo lắng.
Vậy nên lựa chọn phương pháp nào để điều trị bệnh trĩ? Nếu mọi người đang muốn tìm được phương pháp chữa trĩ hiệu quả, đừng bỏ qua HCPT II. Đây là phương pháp chữa bệnh uy tín được đông đảo chuyên gia khuyến khích thực hiện bởi:

- Ít xâm lấn: Thủ thuật được thực hiện qua đường hậu môn, chỉ tác động trực tiếp lên búi trĩ, gây tổn thương tối thiểu cho các mô xung quanh.
- Ít đau: Quá trình thực hiện được gây tê cục bộ nên đa phần bệnh nhân khi chữa trĩ với phương pháp này thường sẽ không phải chịu đau đớn.
- Chảy máu ít: Sóng cao tần giúp cầm máu hiệu quả, giảm nguy cơ mất máu giúp sức khỏe của bệnh nhân sau điều trị vẫn ổn định.
- Thời gian hồi phục nhanh: Mọi người khi loại bỏ búi trĩ ngoại bằng HCPT II còn có thể được xuất viện ngay trong ngày và hồi phục sau một thời gian ngắn.
- Tỷ lệ tái phát thấp: Khi thực hiện đúng kỹ thuật, tỷ lệ tái phát của bệnh rất thấp.
- An toàn: Phương pháp này an toàn, ít biến chứng và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, kể cả những người có bệnh lý nền.
- Không gây đau đớn lâu dài: Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân ít cảm thấy đau đớn so với các phương pháp truyền thống.
- Thẩm mỹ: Không để lại sẹo nên sẽ bảo toàn tính thẩm mỹ cho khu vực hậu môn.
Đâu là địa chỉ chữa bệnh trĩ mà mọi người nên lựa chọn?
Ngoài quan tâm tới những cấp độ trĩ ngoại thì điều mà người bệnh cũng cần quan tâm chính là tìm cho bản thân một địa chỉ chữa trĩ uy tín. Vì trĩ vốn là căn bệnh nhạy cảm, việc chữa trị nếu không diễn ra chính xác và an toàn thì nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ rất cao.
Nếu ở Hà Nội, một địa chỉ chữa bệnh trĩ chất lượng cao đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng có thể kể tới Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có trụ ở tại 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Địa chỉ này là một trong những cơ sở y tế tiên phong trong việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT II. Hơn nữa, nơi đây còn được Sở Y tế cấp phép đi vào hoạt động từ lâu năm nên bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng.
Việc lựa chọn khám và điều trị bệnh trĩ tại cơ sở này còn giúp mọi người được hưởng nhiều quyền lợi như:
- Quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu có chuyên môn sâu, y đức vững vàng, tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân. Vì muốn bệnh nhân có cảm giác riêng tư nên phòng khám đã phát triển mô hình thăm khám chữa bệnh riêng tư 1-1.
- Toàn bộ máy móc của phòng khám đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là việc tư vấn và điều trị có thể diễn ra suôn sẻ, an toàn và đạt kết quả tốt. Đây là sự khác biệt của phòng khám với những cơ sở y tế khác
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có giờ làm việc linh hoạt từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, từ thứ Hai đến Chủ nhật và mở cửa cả vào những ngày nghỉ lễ. Với việc này, bệnh nhân có thể dễ dàng đặt lịch hẹn với bác sĩ mà không sợ bị ảnh hưởng tới công việc cá nhân.
- Hiện nay dù phòng khám mở cửa ngoài giờ nhưng toàn bộ chi phí khám chữa bệnh ở đây vẫn đang được thu đúng theo quy định mà Sở Y tế ban hành. Toàn bộ chi phí đều sẽ được liệt kê chi tiết tới tận tay bệnh nhân nên mọi người cũng không cần lo lắng về tình trạng chặt chém.
Xem thêm: Tìm hiểu rõ về dấu hiệu trĩ ngoại để thăm khám kịp thời
Làm sao để phòng tránh mắc bệnh trĩ ngoại?
Thực tế, trĩ ngoại là bệnh lý thường hay gặp phải ở hậu môn. Thế nhưng bệnh lý này nếu được phát hiện và điều trị ngay từ sớm thì tỷ lệ chữa thành công là rất cao. Cùng với đó, mọi người cũng có thể chủ động phòng ngừa việc mắc trĩ thông qua một số lưu ý dưới đây:

- Cung cấp thêm cho cơ thể lượng chất xơ: Theo các chuyên gia hậu môn – trực tràng, việc nạp đủ lượng chất xơ mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, hạn chế nguy cơ mắc trĩ. Vì thế trong bữa ăn hàng ngày mọi người cần chịu khó ăn thêm rau xanh, hoa quả hoặc uống nước ép để đảm bảo nạp vào cơ thể đủ lượng chất xơ cần thiết.
- Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng cách: Việc đi đại tiện đúng cách cũng là một trong những cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. Thế nên mọi người cần đi đại tiện ngay khi có cảm giác,tuyệt đối không được nhịn đi cầu dù trong hoàn cảnh nào.
- Bổ sung lượng nước phù hợp: Mỗi ngày mọi người cần uống tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Việc này không những hỗ trợ việc làm mềm phân mà còn giúp quá trình đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Để giảm thiểu nguy cơ mắc trĩ ngoại mọi người cũng cần chú ý tới việc vệ sinh khu vực hậu môn mỗi ngày. Cùng với đó, bạn cũng cần dành thời gian chơi thể thao, không ngồi hoặc đứng quá lâu để hạn chế gây áp lực lên khu vực hậu môn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới vấn đề các cấp độ trĩ ngoại để mọi người tham khảo. Bạn đọc nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề này, hãy tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia thông qua Phòng khám bệnh trĩ với đường dây nóng 0243.9656.999.
Trả lời