Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng cực kỳ phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng và việc bị trĩ nội khi mang thai cũng không phải hiếm gặp hiện nay. Tình trạng chị em mang thai bị trĩ nội thường xuất hiện vào những tháng cuối thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy mắc trĩ nội khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không? Đọc hết bài viết sau đây để biết câu trả lời.
Bị trĩ nội khi mang thai là gì?
Trĩ là một căn bệnh xảy ra ở hậu môn trực tràng cực kỳ phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, trong đó không thể không nhắc tới đối tượng là phụ nữ mang thai. Bị trĩ nội khi mang thai có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào của thai kỳ nhưng thường xuất hiện chủ yếu vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bị trĩ trong quá trình mang thai có thể gây nhiều ảnh hưởng, khó chịu cho người mẹ, khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút nhưng không quá nguy hiểm cho thai nhi nếu được chữa trị ngay từ đầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi nên khiến người mẹ cần hết sức chú ý thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng bị trĩ nội khi mang thai?
Theo chia sẻ, đánh giá của nhiều chuyên gia thì hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bị trĩ nội khi mang thai mà chị em nên biết. Đó có thể là nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp. Cụ thể những nguyên nhân chính như sau:
Áp lực dồn lên tử cung

Phụ nữ khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ thường phải chịu áp lực rất lớn lên tử cung do thai nhi những tháng cuối sẽ có sự phát triển nhanh chóng về kích thước dẫn đến dồn sức nặng lên tử cung của người mẹ. Đặc biệt, thai nhi lớn sẽ chèn ép lên vùng chậu, chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn dẫn đến sưng phồng, giãn nở tĩnh mạch và dẫn đến sự hình thành các búi trĩ.
Thậm chí, có nhiều chị em bị trĩ cộng thêm việc kích thước thai nhi quá lớn sẽ chèn ép gây đau đớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Táo bón kéo dài
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bị trĩ nội khi mang thai do chế độ ăn uống của chị em không lành mạnh, ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Khi tình trạng này diễn ra nhiều ngày thì chị em sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện, nguy cơ ứ đọng phân cực kỳ cao, gây chèn ép lên thành trực tràng.
Nếu khối lượng chất thải ứ đọng nhiều và gây sức nặng lên hậu môn trực tràng lâu ngày thì tĩnh mạch hậu môn sẽ khó lưu thông máu, gây ứ đọng máu đông dẫn đến xuất hiện các búi trĩ nguy hiểm.
Lượng hormone thay đổi
Trong suốt quá trình mang thai, lượng hormone progesterone tăng lên đáng với công dụng giải phóng và nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, điều này vô tình làm tăng lên tác động lên nhu động ruột, gây chèn ép ống hậu môn cũng như tĩnh mạch hậu môn dẫn đến tăng nguy cơ hình thành búi trĩ, gây ra bị trĩ nội khi mang thai.

Đặc biệt, tình trạng tăng số lượng hormone progesterone lên cao đột ngột có thể đồng thời làm tăng lượng máu cũng như thể tích máu dẫn đến tĩnh mạch nên càng khiến tĩnh mạch giãn nở. Từ đó, dẫn đến hình thành, xuất hiện tình trạng mắc trĩ nội khi mang thai không quá khó hiểu.
Do ít vận động
Phụ nữ mang thai thường ít vận động, đi lại ít và thời gian ngồi tương đối nhiều, vì thế đây là nguyên nhân vô tình dẫn đến tình trạng mang thai bị trĩ nội cực kỳ phổ biến hiện nay. Việc ngồi nhiều sẽ dồn sức nặng của cả cơ thể lên vùng xương chậu nên có thể khiến tĩnh mạch bị chèn ép quá mức. Khi tĩnh mạch chịu áp lực lớn thì sẽ dẫn đến hình thành nên nhiều búi trĩ nội tương đối nguy hiểm.
Do thực phẩm chức năng
Ít ai ngờ rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị trĩ nội khi mang thai là do tác dụng phụ của các sản phẩm chức năng chị em uống hàng ngày trong quá trình mang thai. Điển hình là thực phẩm bổ sung sắt sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ cao hơn so với nhiều loại sản phẩm chức năng khác. Vì thế, bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo, chị em nên bổ sung các chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tốt hơn là qua thực phẩm chức năng.
Xem thêm: Khi nào cần mổ trĩ nội? Phương pháp, quy trình thực hiện và lưu ý
Nhận biết dấu hiệu bị trĩ nội khi mang thai
Không khó để nhận biết tình trạng bị trĩ nội khi mang thai bởi bệnh lý này có rất nhiều dấu hiệu nhận biết điển hình. Có thể kể đến những triệu chứng điển hình của việc mắc trĩ nội khi mang thai như sau:
Chảy máu khi đi đại tiện

Xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện là một trong những biểu hiện hàng đầu của tình trạng trĩ nội trong quá trình mang thai. Có búi trĩ nội sưng to, chèn ép ống hậu môn sẽ cản trở việc đi đại tiện nên khi chị em có rặn mạnh để đẩy chất thải ra bên ngoài thì sẽ làm tổn thương hậu môn cũng như chèn ép búi trĩ gây nứt búi trĩ, dẫn đến chảy máu.
Tình trạng chảy máu không quá nguy hiểm ở giai đoạn đầu nhưng càng để lâu thì mức độ chảy máu sẽ ngày càng nguy hiểm hơn. Chị em có thể thấy có máu chảy nhỏ giọt hoặc thành tia với lượng máu tương đối nhiều. Nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng này có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Dịch hậu môn tiết nhiều
Một biểu hiện khác của tình trạng bị trĩ nội khi mang thai khác là dịch nhầy hậu môn tiết nhiều kèm theo mùi hôi cực kỳ khó chịu. Điều này có thể lý giải là do các búi trĩ nội phát triển lớn, sưng to sẽ ảnh hưởng đến môi trường ở hậu môn dẫn đến dịch nhầy sẽ tiết nhiều bất thường, gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Đau rát, ngứa ngáy hậu môn
Bị trĩ nội khi mang thai thì không thể tránh khỏi tình trạng ngứa ngáy, đau nhức hậu môn. Các khối búi trĩ nội sưng to sẽ khiến chị em gặp khó khăn khi đại tiện nên phải dùng sức để rặn mạnh, điều này càng khiến cho ống hậu môn sưng phồng, gây đau nhức. Cảm giác đau nhức có thể hết ngay sau khi đi đại tiện nhưng cũng có thể kéo dài nhiều giờ sau đó.
Ngoài ra, khi dùng sức rặn mạnh như vậy rất dễ làm tổn thương hậu môn dẫn đến các vết nứt ở hậu môn. Điều này vô tình là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Do đó, chị em mang thai bị trĩ nội sẽ thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy ở khu vực hậu môn.
Sa búi trĩ ra ngoài
Dấu hiệu này xuất hiện khi bệnh trĩ ở bà bầu đã ở mức độ nghiêm trọng. Nếu bạn bị trĩ nội, đại tiện trĩ sẽ bị thò ra ngoài, nhưng nếu bạn bị trĩ ngoại, trĩ sẽ phồng lên. Các búi trĩ thò ra nhiều hơn và không có dấu hiệu tụt vào trong càng ngày càng to hơn. Ngoài ra, búi trĩ làm tăng nguy cơ xuất huyết nhiều hơn so với bình thường. Do đó, bà bầu thường cảm thấy đau rát và khó chịu khi ngồi.
Xem thêm: Tiêm xơ trĩ ngoại: Cơ chế hoạt động và quy trình thực hiện từ A – Z
Bị trĩ nội khi mang thai có nguy hiểm không?
Mắc trĩ nội khi mang thai không phải là tình trạng bệnh lý có thể chủ quan bởi nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ chuyển biến ngày càng nặng hơn và khó điều trị, hơn nữa sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Đối với thai phụ

Trước hết, bị trĩ nội khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai phụ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như gây ra nhiều vấn đề bệnh lý khác:
- Cơ thể mệt mỏi, stress: Đây là một trong những ảnh hưởng đầu tiên của bệnh trĩ nội đối với thai phụ. Cảm giác đau đớn, ngứa ngáy sẽ khiến cho thai phụ cảm giác khó chịu, đi lại hay ngồi đều không thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ khiến cho cơ thể ngày càng mệt mỏi, uể oải và gây ra căng thẳng, stress ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.
- Nguy cơ thiếu máu: Trĩ nội thường khiến cho người bệnh đi đại tiện ra máu nên càng để lâu mức độ chảy máu sẽ càng nhiều nếu chị em bị mắc trĩ nội khi mang thai trong thời gian dài. Khi chảy máu quá nhiều thì chị em rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống. Thậm chí, nếu chảy máu quá nhiều cộng thêm việc chảy máu nhiều ở các vết nứt hậu môn do rặn quá mạnh có thể dẫn đến vi khuẩn xâm nhập, gây nên nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Khi mang thai bị trĩ nội trong thời gian dài không được điều trị, đặc biệt là trĩ nội đã sa ra ngoài thì búi trĩ có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao. Khi tình trạng viêm nhiễm lâu ngày có thể khiến các ổ viêm nhiễm lâu ngày lây lan sang các bộ phận khác gây viêm nhiễm phụ khoa, nguy hiểm hơn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng đến các cơ quan sinh sản bên trong. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp chị em bị viêm nhiễm búi trĩ lâu ngày không chữa trị dẫn đến hoại tử búi trĩ cực kỳ nguy hiểm.
- Khó khăn khi sinh nở: Đây được xem là một trong những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp do bị trĩ nội khi mang thai. Nhiều chị em gặp khó khăn khi sinh nở, phải dùng sức rặn mạnh nên mức độ đau đớn cao hơn nhiều so với những chị em không bị bệnh trĩ. Ngoài ra, sau khi sinh, do ảnh hưởng của việc phải rặn mạnh do búi trĩ thì chị em có thể rơi vào tình trạng sa trực tràng cần điều trị ngay sau đó.
Đối với thai nhi

Không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ mà bệnh trĩ còn gián tiếp gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu người mẹ không nhanh chóng điều trị, khắc phục tình trạng mang thai bị trĩ nội hiện nay:
- Thai nhi chậm phát triển: Mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm, khó hấp thụ thức ăn. Táo bón, cùng với bệnh trĩ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hoá, cung cấp ít chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và bé, khiến cơ thể chậm phát triển.
- Hệ miễn dịch yếu kém: Một khi bà bầu bị trĩ, khó có thể đào thải các chất độc hại ra ngoài, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Hơn nữa, các chất khó đào thải đó sẽ ở lại trong bụng mẹ và đi vào cơ thể bé thông qua màng ối. Lúc này, cơ thể thai nhi còn khá yếu và hệ miễn dịch của nó chưa hoàn thiện để chống lại các chất có hại, điều này khiến cơ thể bé yếu ớt và dễ bị ốm khi sinh ra.
Điều trị bệnh trĩ nội khi mang thai như thế nào hiệu quả?
Muốn điều trị khỏi tình trạng bị trĩ nội khi mang thai thì cần thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị, can thiệp kịp thời. Tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa thăm khám hay có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị với thuốc kê đơn
Đối với tình trạng trĩ nội mức độ nhẹ thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn khi có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị như thế nào cần phải có sự can thiệp chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi có rất nhiều loại thuốc chữa trĩ chống chỉ định của phụ nữ mang thai.
Do đó, hiện nay, thuốc được chỉ định điều trị với phụ nữ mang thai thường là thuốc nhuận tràng hoặc thuốc nhét hậu môn để không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Điều trị với thủ thuật ngoại khoa
Còn đối với những trường hợp bị trĩ nội khi mang thai mức độ nặng thì thuốc không còn mang đến hiệu quả điều trị, do đó, can thiệp thủ thuật là giải pháp tối ưu để điều trị bệnh trong trường hợp này. Nhưng không phải phương pháp thủ thuật nào cũng phù hợp với thai phụ nên cần cân nhắc hiệu quả trước khi điều trị. Hiện nay, có một phương pháp chữa trĩ nội được áp dụng cho mọi đối tượng, chính là Hệ thống sóng cao tần HCPT – II. Phương pháp này mang nhiều ưu điểm nổi bật như loại bỏ nhanh chóng và tận sát chân trĩ nên hạn chế tối đa tình trạng tái phát, mức độ xâm lấn thấp nên người bệnh ít đau đớn, ít chảy máu khi thực hiện và có thể ra về ngay sau đó mà không cần nằm viện, thời gian thực hiện cũng tương đối nhanh chóng nên không cần chờ đợi lâu.
Hiện phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang là cơ sở y tế tiên phong áp dụng phương pháp này với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa danh tiếng, sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại nên sẽ mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, đảm bảo an toàn.
Biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh trĩ nội khi mang thai an toàn?
Mặc dù bị trĩ nội khi mang thai không quá đáng lo ngại nhưng nếu bị trong thời gian dài thì đây lại là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, chị em có thể phòng ngừa mắc trĩ nội khi mang thai bằng những cách như sau:

- Ăn uống lành mạnh: Một trong những cách góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ nội trong quá trình mang thai chính là cần tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng như bổ sung đủ chất xơ, chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé trong các bữa ăn, nên uống nhiều nước để giảm thiểu nguy cơ táo bón. Hơn nữa, chị em nên hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều muối sẽ không tốt cho hệ đường ruột.
- Sinh hoạt điều độ: Một trong những biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng bị trĩ nội khi mang thai là duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ như tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nên ngồi lâu khi đi đại tiện, chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ; thai phụ không nên bê vác vật nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng chậu. Đặc biệt, nên chú ý không không quan hệ qua đường hậu môn hay thụt rửa quá sâu vào trong hậu môn.
- Tập thể dục đều đặn: Việc duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, không ngồi quá lâu một chỗ sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ rất hiệu quả. Chị em có thể tham khảo các bài tập kegel nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Thắt trĩ nội: Có nên thực hiện không? Hiệu quả ra sao?
Một số thắc mắc khác về tình trạng bị trĩ nội khi mang thai?
Như đã nói ở trên, chị em bị trĩ nội khi mang thai không phải là vấn đề hiếm gặp và tình trạng này cũng tương đối dễ điều trị nếu như phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, tiên tiến. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chị em lo lắng về tình trạng bệnh lý này và có một số thắc mắc khác như:
Bị trĩ nội khi mang thai có sinh thường được không?
Thường thì tình trạng bị trĩ khi mang thai sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới việc sinh nở của chị em. Trường hợp búi trĩ nội sưng to vừa gây hẹp hậu môn nhưng cũng làm cản trở việc rặn đẻ. Hơn nữa, có nhiều chị em bị trĩ nội khi mang thai có biểu hiện nặng hơn sau khi cố rặn đẻ. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo những chị em bị mắc trĩ nội khi mang thai có biểu hiện nặng nên sinh mổ để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
Có nên phẫu thuật trĩ nội khi mang thai không?
Không phải trường hợp nào khi mang thai bị trĩ nội cũng có thể can thiệp phẫu thuật. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như không ảnh hưởng đến quá trình sinh để thì những trường hợp bị trĩ nội cần phẫu thuật thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sau khi sinh.
Xem thêm: Khám trĩ có cần nội soi không? – Khám ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin chi tiết về tình trạng bị trĩ nội khi mang thai được nhiều chị em quan tâm cũng như gợi ý phương pháp điều trị phù hợp với hiệu quả cao. Ngoài ra, hãy liên hệ tới 0243 9656 999 nếu bạn có thắc mắc bệnh lý khác cần chuyên gia giải đáp nhanh chóng, chính xác, đầy đủ nhé!
Trả lời