Bị táo bón đi đại tiện ra máu: nguyên nhân và cách xử trí

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bị táo bón đi đại tiện ra máu không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt với những ai mắc các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng. Nhưng trong số đó có những căn bệnh nguy hiểm như ung thư hậu môn – trực tràng, vốn điều trị phức tạp và cần can thiệp kịp thời. Vì vậy người bệnh tuyệt đối đừng chủ quan trước dấu hiệu này, cần xem xét những biểu hiện đi kèm và tìm đến bác sĩ để nhận chẩn đoán chính xác, nếu như không muốn đối mặt với hậu quả nghiêm trọng!

Vì sao bị táo bón đi đại tiện ra máu ?

Bị táo bón đi đại tiện ra máu thường do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây, chủ yếu liên quan đến việc phân bị khô cứng và quá trình rặn mạnh khiến hậu môn bị tổn thương:

1. Nứt kẽ hậu môn

Phổ biến nhất trong các trường hợp đại tiện ra máu do táo bón, do tổn thương niêm mạc hậu môn. Khi đại tiện khó, phải rặn mạnh, niêm mạc hậu môn dễ bị rách, hình thành các vết nứt. Ban đầu, máu thường chỉ dính trên giấy vệ sinh và ít gây khó chịu, nhưng 1 khi nếu vết nứt lớn và sâu, máu có thể chảy nhiều thành giọt, kèm theo đau rát dữ dội. 

Tình trạng này nếu kéo dài mà không điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, áp-xe, rò hậu môn, lở loét nghiêm trọng, đối mặt với việc phải sử dụng hậu môn giả vĩnh viễn.

2. Bệnh trĩ

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Càng để lâu, trĩ càng khó điều trị và dễ trở nặng. Khi phải rặn nhiều do táo bón, búi trĩ sẽ to dần, gây áp lực, dễ dẫn đến vỡ mạch máu hoặc tắc mạch trĩ.

Biểu hiện thường gặp là chảy máu tươi khi đi vệ sinh, máu có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy, thường không gây đau rõ rệt mà chỉ hơi ngứa, căng tức nhẹ vùng hậu môn. Ở giai đoạn nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài, máu chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia, kèm đau dữ dội và nguy cơ biến chứng do nhiễm trùng cao.

3. Polyp hậu môn – trực tràng

Polyp hậu môn là những khối u nhỏ (thường dưới 2,5 cm) xuất hiện trên niêm mạc hậu môn, mặc dù kích thước nhỏ nhưng polyp lại tiềm ẩn nguy cơ ác tính cao hơn so với nhiều bệnh lý hậu môn khác. Theo thống kê có đến 65% trường hợp mắc polyp có thể biến chứng thành ung thư trực tràng. 

Khi bị táo bón kéo dài, phân cọ xát vào các khối polyp gây chảy máu nhẹ, máu đỏ tươi chảy thành giọt hoặc tia. Cách điều trị duy nhất với bệnh này là phẫu thuật cắt bỏ, vì vậy thăm khám sớm khi polyp còn nhỏ sẽ giúp việc điều trị đơn giản, ít tốn kém hơn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

4. Viêm loét đại tràng

Là tình trạng đại tràng bị viêm, sưng tấy do lối sống thiếu khoa học hoặc các bệnh lý nền như viêm loét đại tràng, Crohn. Khi bị táo bón, phân cứng ma sát với vùng viêm loét dễ gây chảy máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, thường kèm theo chất nhầy do niêm mạc ruột bị tổn thương và tăng tiết dịch. Nếu không vệ sinh đúng cách, vùng hậu môn ẩm ướt sẽ dễ bị ngứa ngáy, viêm nhiễm nặng hơn.

Bệnh thường kéo dài, tái phát dai dẳng hoặc xuất hiện từng đợt. Nếu kèm theo chướng bụng, đau quặn, tiêu chảy, sụt cân… là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo xuất huyết nặng hoặc thậm chí ung thư đại tràng.

5. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng hiện chưa có phương pháp đặc trị, tiềm ẩn nguy cơ tử vong nên có mức độ nguy hiểm cao nhất. Táo bón kéo dài, kèm theo máu trong phân có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm, thường có màu đỏ sẫm hoặc đen, lượng máu chảy nhiều hơn khi khối u phát triển và xâm lấn mô.

Triệu chứng chảy máu rất dễ nhầm với bệnh trĩ. Người bệnh nên cẩn trọng nếu phát hiện các dấu hiệu khác như chướng bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân không rõ nguyên nhân… cần phải đi khám ngay. Nếu tìm đến bác sĩ khi quá muộn thì hiệu quả điều trị sẽ rất thấp hoặc không thể điều trị nữa.

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài bệnh lý trực tiếp, 1 số nguyên nhân gián tiếp cũng có thể khiến người bệnh bị táo bón đi đại tiện ra máu. Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước khiến phân trở nên khô cứng, khó đào thải. Lối sống thiếu vận động do thói quen hoặc tính chất công việc làm giảm nhu động ruột, gây khó khăn trong việc đại tiện. Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài có thể khiến cơ thể phụ thuộc, ruột mất dần khả năng co bóp tự nhiên.

Vì sao bị táo bón đi đại tiện ra máu ?
Vì sao bị táo bón đi đại tiện ra máu ?

Ai dễ bị táo bón đi đại tiện ra máu?

Các nhóm đối tượng sau đây dễ gặp phải tình trạng táo bón và đi ngoài chảy máu. Người bệnh nên lưu ý xem mình có thuộc trường hợp nào hay không để kịp thời điều chỉnh thói quen và chăm sóc sức khỏe.

  • Người có chế độ ăn thiếu xơ, uống ít nước: Ăn ít rau xanh, trái cây và tiêu thụ nhiều thịt đỏ, thực phẩm tinh chế sẽ khiến tiêu hóa kém, cùng với ít uống nước làm phân trở nên khô cứng và khó đẩy ra ngoài.
  • Người thường xuyên nhịn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh quá lâu, cơ thể sẽ mất phản xạ tự nhiên của ruột, khiến phân bị giữ lại lâu trong trực tràng và dần trở nên khô cứng, khó thải ra ngoài.
  • Người hay ngồi lâu, ít vận động: Như nhân viên văn phòng, tài xế, người trung niên… Việc này khiến nhu động ruột hoạt động chậm, phân di chuyển chậm và dễ bị táo bón.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh: Trong thai kỳ, thay đổi nội tiết tố và áp lực từ thai nhi lên vùng chậu có thể gây táo bón. Sau khi sinh, nhiều phụ nữ có xu hướng nhịn rặn vì sợ đau, làm chậm quá trình đào thải phân.
  • Người lớn tuổi: Khi tuổi tác tăng lên, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, kết hợp với việc ít vận động và sử dụng một số loại thuốc như thuốc sắt, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp… dễ dẫn đến táo bón.
  • Người mắc bệnh lý đường tiêu hóa hoặc hậu môn: Các bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp, viêm loét đại tràng hay ung thư trực tràng có thể gây hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón, dễ dẫn đến chảy máu khi rặn.
Ai dễ bị táo bón đi đại tiện ra máu?
Ai dễ bị táo bón đi đại tiện ra máu?

Bị táo bón đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, tình trạng bị táo bón đi đại tiện ra máu tuyệt đối KHÔNG NÊN XEM NHẸ!

Dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng ngay lập tức, như đã đề cập đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn – trực tràng nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư. Việc can thiệp y khoa sớm là cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân và ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe sau đây:

  • Thiếu máu gây suy nhược cơ thể: Mất máu kéo dài khiến lượng máu cung cấp cho các cơ quan không đủ, gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, tim đập nhanh, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống, trường hợp khẩn cấp nếu người bệnh tụt huyết áp quá nhanh, ngất xỉu cần phải đi cấp cứu ngay.
  • Nguy cơ ác tính: Các tế bào ung thư thường phát triển âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu điều trị quá muộn, hiệu quả gần như không còn hoặc rất thấp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Hệ miễn dịch kém: Cơ thể thiếu hụt hồng cầu và các yếu tố đông máu làm cho đề kháng suy yếu, dễ mắc bệnh. Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, cho thấy cơ thể không còn có khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Chất lượng cuộc sống đi xuống: Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và mất tự tin khi đối mặt với tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí gây rạn nứt đời sống vợ chồng do tâm lý e ngại, tạo khoảng cách với bạn đời.
Bị táo bón đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Bị táo bón đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Chữa dứt điểm bị táo bón đi đại tiện ra máu bằng cách nào?

Việc điều trị táo bón kèm đại tiện ra máu cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá theo từng mức độ để đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp, thường theo 2 giai đoạn chính như sau:

1. Mức độ nhẹ

Điều trị nội khoa thường hiệu quả nếu được can thiệp sớm và đúng cách, nếu nguyên nhân là do táo bón thông thường, nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ ở mức độ nhẹ đến vừa. Dưới đây là các hướng điều trị phổ biến:

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

Là nền tảng quan trọng nhất trong điều trị táo bón, khi duy trì thói quen lành mạnh theo hướng tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe – đặc biệt là hệ tiêu hóa. Ngược lại, lối sống thiếu khoa học sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

  • Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi (đu đủ, chuối, cam, bưởi, mồng tơi, rau lang…), thêm ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, hạt chia, mè đen, khoai lang vào thực đơn.
  • Uống đủ nước: Tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày, có thể thêm nước ấm hoặc nước ép rau củ.
  • Tập vận động đều đặn: Đi bộ, yoga, đạp xe nhẹ nhàng ít nhất 20–30 phút mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Không nhịn đi ngoài, nên đi vào buổi sáng. Ngồi đúng tư thế (gác chân lên ghế thấp giúp đường hậu môn – trực tràng thẳng hơn).

Dùng thuốc nội khoa hỗ trợ

  • Thuốc làm mềm phân/ nhuận tràng nhẹ: Lactulose, sorbitol, PEG 3350 (Movicol) an toàn, giúp tăng nước trong phân. Magie hydroxit giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Thuốc bôi/ đặt hậu môn khi có chảy máu, đau rát (nứt hậu môn, trĩ): Kem bôi chứa hydrocortison, lidocain, hoặc thuốc kháng viêm (Proctolog, Titanorein…). Các loại thuốc đặt hậu môn như Anusol, Proctosedyl.
  • Thuốc ngăn ngừa táo bón nguồn gốc thảo dược: Trà senna, bột psyllium, cao diếp cá, nhuận tràng từ thảo mộc.

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng kích thích (bisacodyl, senna dạng viên) vì dùng lâu dài có thể làm ruột “lười” hoạt động.

Chữa dứt điểm bị táo bón đi đại tiện ra máu bằng cách nào?
Chữa dứt điểm bị táo bón đi đại tiện ra máu bằng cách nào?

2. Mức độ nặng

Chảy máu hậu môn thường trở nên nghiêm trọng hơn nếu do nguyên nhân bệnh lý. Theo các chuyên gia, can thiệp ngoại khoa là giải pháp dứt điểm trong trường hợp này vì giúp loại bỏ tận gốc mầm bệnh, thường được chỉ định khi bệnh chuyển biến phức tạp và điều trị nội khoa không còn hiệu quả.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền y tế, các thủ thuật xâm lấn hiện đại đã hỗ trợ khắc phục những hạn chế của phương pháp phẫu thuật truyền thống, không cần sử dụng dao kéo.Trong số đó, công nghệ HCPT II sử dụng sóng cao tần – được đánh giá là bước đột phá trong điều trị táo bón kèm đại tiện ra máu. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sóng điện cao tần tác động trực tiếp vào vùng viêm nhiễm, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, giúp điều trị hiệu quả.

  • Hạn chế gây đau, ngăn chảy máu nhờ thủ thuật ít xâm lấn.
  • Sóng cao tần với mức nhiệt vừa phải không gây ra hiện tượng nóng rát trong quá trình.
  • Ngăn nhiễm trùng hậu phẫu, bảo vệ các chức năng hậu môn khác.
  • Thời gian làm thủ thuật nhanh chóng nhưng cho hiệu quả cao, chưa đến 1 tiếng là bệnh nhân có thể hồi sức và ra về ngay sau đó.
  • Người bệnh kết hợp dùng thuốc Đông – Tây y theo bác sĩ kê đơn giúp đẩy nhanh phục hồi.
công nghệ HCPT II sử dụng sóng cao tần
công nghệ HCPT II sử dụng sóng cao tần

Sau nhiều năm áp dụng thành công kỹ thuật xâm lấn HCPT II, phương pháp này đã trở thành phương pháp chủ đạo điều trị các bệnh lý hậu môn tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Với sự tự hào là cơ sở chuyên khoa uy tín, phòng khám đã giúp hàng nghìn bệnh nhân phục hồi sức khỏe.

Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động ngay từ khi thành lập, hiện phòng khám đang sở hữu đội ngũ chuyên gia – bác sĩ đầu ngành với hơn 30 năm cống hiến trong chuyên khoa hậu môn – trực tràng, có chuyên môn vững vàng và luôn tận tâm, giải đáp mọi thắc mắc 1 cách tận tình với tất cả bệnh nhân.

  • PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Có trên 60 năm kinh nghiệm chuyên khoa – Là Nguyên Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam.
  • Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Có trên 30 năm kinh nghiệm chuyên khoa – Là Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
  • Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế: Có trên 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa – Là Nguyên Trưởng khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
  • Đại tá. Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Châu: Có trên 30 năm kinh nghiệm chuyên khoa – Là Nguyên Trưởng khoa Bệnh viện Quân Đội 354.

Phòng ngừa bị táo bón đi đại tiện ra máu sao cho hiệu quả?

Để phòng tránh táo bón dẫn đến chảy máu hậu môn, người bệnh nên bắt đầu từ việc xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh cá nhân đúng cách và tăng cường vận động thể chất. Điều đó không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn.

1. Chế độ ăn uống

Xây dựng 1 chế độ ăn uống khoa học vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn bệnh tật.

Hãy bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn và uống đủ 2 lít nước/ ngày giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, rượu, bia, cafe vì kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, đồng thời ngăn béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận.

2. Vận động thể chất

Cùng với chế độ ăn uống, việc duy trì chế độ tập luyện hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi chất và ngăn ngừa táo bón. 

Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên, tránh tình trạng ngồi hoặc đứng quá lâu để giảm áp lực lên vùng hậu môn – đặc biệt cần lưu ý đối với dân văn phòng. Đồng thời, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và stress cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, từ đó giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

3. Vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng hậu môn

Thói quen đi vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hậu môn – trực tràng, vì vậy người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng: không nhịn khi có nhu cầu, đi vệ sinh đúng giờ và tránh rặn mạnh để giảm áp lực lên hậu môn, hạn chế nguy cơ mắc trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn. 

Bên cạnh đó nên sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc khăn không chứa hương liệu để tránh gây kích ứng da, và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi ngoài bằng nước ấm hoặc dung dịch dịu nhẹ để ngăn ngừa viêm nhiễm.

Phòng ngừa bị táo bón đi đại tiện ra máu sao cho hiệu quả?
Phòng ngừa bị táo bón đi đại tiện ra máu sao cho hiệu quả?

 

4. Khám sức khỏe định kỳ đều đặn

Các bệnh lý hậu môn – trực tràng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Khi xuất hiện tình trạng táo bón kèm đi ngoài ra máu, cần chủ động thăm khám sớm để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn như trĩ, polyp, viêm loét đại tràng…

Đặc biệt, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như người lớn tuổi, người có tiền sử gia đình mắc bệnh đường ruột, nên thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Như vậy, những thông tin vừa rồi đã cho thấy tình trạng bị táo bón đi đại tiện ra máu là dấu hiệu không thể xem nhẹ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Qua đó nếu người bệnh còn băn khoăn hay muốn nghe tư vấn thêm về phương pháp điều trị, lộ trình chăm sóc hay các chương trình ưu đãi hiện có, đội ngũ y tế tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng luôn sẵn sàng giải đáp tận tình. Chat nhanh tại đây hoặc liên hệ ngay hotline 0243 9656 999 bạn nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *