Bệnh trĩ được phân loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp tùy theo vị trí xuất hiện của búi trĩ. Mỗi phân loại lại được chia nhỏ thành các cấp độ như trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Bài viết ngày hôm nay vừa là thông tin tổng quan về căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến này, vừa là thông tin chi tiết cho chủ đề trĩ nội cấp độ 1 – nhận biết, nguyên nhân, biến chứng và cách chữa.
Tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom do đặc trưng lòi đám rối tĩnh mạch bị sưng phồng ra ngoài hậu môn, chủ yếu do chịu quá nhiều áp lực từ hậu môn qua hoạt động đại tiện và một số sinh hoạt khác.

nội
Trĩ nội độ 1 là một cấp độ của phân loại trĩ nội của bệnh trĩ nói chung được chia cấp độ từ 1 – 4 tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khi búi trĩ nằm ở phía trong ống hậu môn. Ngoài bệnh trĩ nội còn có bệnh trĩ ngoại – được nhận biết rõ ràng hơn hẳn do búi trĩ sưng phồng, viêm và gây đau đớn ngay tại rìa hậu môn; bệnh trĩ ngoại thường không chia cấp độ mà chỉ phân cấp trĩ ngoại mức độ nhẹ và trĩ ngoại mức độ nặng tuỳ theo kết quả kiểm tra, nội soi của bác sĩ có chuyên môn.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân sau khi kiểm tra phát hiện tồn tại song song cả búi trĩ phát triển trong và rìa hậu môn – khi này các bác sĩ sẽ kết luận bệnh trĩ hỗn hợp (mang cả dấu hiệu triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại).
Bệnh trĩ nội độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng ảnh hưởng
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội – khi tĩnh mạch tại vùng trên đường lược bị giãn ra, phình to quá mức và ở các cấp độ tiếp theo sẽ sa ra ngoài hậu môn kèm theo các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ nội cấp độ 1.
- Trĩ nội độ 1: Giai đoạn đầu tiên, búi trĩ mới bắt đầu hình thành và chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng, khó phát hiện do búi trĩ vẫn đang ở sâu trong ống hậu môn.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi người bệnh ngồi đại tiện nhưng tự thụt vào được sau đó. Bạn có thể nhìn thấy cục thịt thập thò tại hậu môn nếu ngồi xổm. Trĩ nội độ 2 gây ngứa ngáy và khó chịu vùng hậu môn kèm theo các dấu hiệu ở độ 1.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện hoặc khi vận động mạnh, không tự thụt vào được mà phải dùng tay đẩy vào. Các triệu chứng chảy máu, ngứa rát, đau đớn và viêm nhiễm tại hậu môn ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, không thể đẩy vào được. Khi tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài hậu môn búi trĩ nhanh chóng bị viêm nhiễm, gây đau đớn, viêm nhiễm, và có nguy cơ hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội cấp độ 1
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 1 cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ bao gồm nguyên nhân sinh hoạt, ăn uống; bất thường hệ tiêu hoá, các hoạt động tình dục, do đặc trưng một số đối tượng khác hoặc do bệnh lý. Cụ thể được chi tiết như sau:

Trĩ nội 1 do sinh hoạt không lành mạnh
Những yếu tố đóng vai trò lớn trong việc tạo áp lực liên tục và lặp lại hậu môn thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như:
- Thói quen nhịn đại tiện tạo áp lực lên ống hậu môn đồng thời tiềm ẩn các bệnh đường ruột và trực tràng khác.
- Rối loạn khi đại tiện: đến từ thực đơn ăn uống thiếu cân bằng nhóm chất, không đủ rau và nước khiến phân lúc bị quá khô gây ra táo bón và người bệnh phải rặn mạnh; hoặc phân lỏng gây ra tiêu chảy khiến vùng hậu môn dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với dịch nước từ phân.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc sử dụng đồ chơi tình dục đút vào hậu môn vừa dễ gây ra bệnh trĩ lại dễ gây ra viêm nhiễm, lây truyền các bệnh qua đường tình dục.
- Thiếu các hoạt động thể dục thể thao trong sinh hoạt hằng ngày khiến cho nhu động ruột hoạt động gặp khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tạo phân và đại tiện gặp khó khăn hơn.
Một số đối tượng có đặc trưng dễ bị trĩ nội độ 1
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ do thai nhi phát triển gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, dễ gây ra táo bón và khó đại tiện.
- Phụ nữ sau khi sinh thường do quá trình rặn chưa đúng cách dẫn đến tình trạng trĩ hình thành sau sinh và trong quá trình nuôi con sơ sinh.
- Nhân viên văn phòng, người béo phì, người lái xe đường dài, công nhân nhà máy, những công việc có đặc trưng ngồi nhiều, đứng nhiều hoặc thường xuyên mang vác vật nặng.
- Người đang điều trị hoặc gặp một số vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột và gây ra căng thẳng trong quá trình đại tiện.
Do một số bệnh lý khác
Ngoài ra, một số bệnh lý như bệnh viêm ruột mãn tính (gọi là bệnh Crohn), hội chứng đường ruột kích thích; khiến cho bệnh thường xuyên bị tiêu chảy kéo dài; bệnh lao phổi khiến người bệnh thường xuyên ho và gây áp lực lên ống hậu môn hình thành nên trĩ nội 1.
Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trĩ nội ở cấp độ 1
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên khi trĩ bắt đầu hình thành, cũng chính vì thế các dấu hiệu khá mơ hồ và người bệnh phải để ý lắm mới có thể nhận biết. Những triệu chứng này cũng không quá ảnh hưởng đến các hoạt động công tác và sinh hoạt nên thường bị người bệnh chủ quan bỏ qua:

- Người bị trĩ nội độ 1 thường không bị đau hoặc mức độ đau không khiến người bệnh cảm nhận được rõ. Cảm giác tại hậu môn chỉ hơi châm chích như bị giun kim hay cảm giác mót rặn, hậu môn hơi căng cứng.
- Có chảy máu khi đại tiện lẫn vào trong phân khi phân cứng đi qua búi trĩ và gây ra thương tổn khiến máu tươi lẫn vào phân trong bồn cầu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn không đau kể cả khi đại tiện ra phân lẫn máu.
- Táo bón, phân thay đổi hình dạng và kết cấu như quá cứng, quá dài và người bệnh cần rặn mạnh mới có thể đẩy phân ra ngoài từ hậu môn. Cũng chính hành động này khiến cho bệnh trĩ ở độ 1 phát triển nhanh chóng sang các cấp độ cao hơn.
Ảnh hưởng của trĩ độ 1
Là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh được điều trị đơn giản, hiệu quả do ít nguy cơ tái phát và biến chứng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít trường hợp bệnh nhân nhận biết trĩ nội 1 và lựa chọn khám và điều trị đúng cách ở giai đoạn này.
Nhiều bệnh nhân chủ quan khiến bệnh phát triển nhanh chóng lên cấp độ 2, 3, 4 khi đó các dấu hiệu nghiêm trọng hơn:
- Bệnh nhân bị đau đớn và bị chảy máu nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, dễ bị thiếu máu, giảm sức đề kháng. Ở người lớn và phụ nữ đang mang thai rất nguy hiểm do có thể bị ngất xỉu do thiếu máu gây chóng mặt – ảnh hưởng đến tính mạng.
- Khi búi trĩ lớn, sa dần hoặc sa hẳn ra ngoài hậu môn sẽ gây ra nhiều hệ luỵ như viêm nhiễm, chảy máu hoặc mưng mủ tại búi trĩ, khi sang giai đoạn nặng búi trĩ bị hoại tử, vỡ búi trĩ ảnh hưởng đến vùng da ở hậu môn và các khu vực lân cận như bộ phận sinh dục.
- Tình trạng đau đớn, khó chịu khiến nhiều người bị stress, căng thẳng và trốn tránh các hoạt động tình dục vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần; hạnh phúc gia đình.
Cũng chính vì thế, khuyến cáo của các bác sĩ nếu bệnh nhân nhận biết được trĩ nội 1 thì nên khám, kiểm tra và chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên nên điều trị tại cơ sở y tế uy tín để tránh tiền mất tật mang hay chữa bệnh giá rẻ – tiền nào của đấy.
Định hướng chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và phương pháp phù hợp
Dù có thể bệnh trĩ nội độ 1 chưa gây ra các triệu chứng rõ rệt nhưng để chắc chắn quá trình khám ra kết quả chính xác, chữa bệnh với phác đồ phù hợp và hiệu quả người bệnh cần được:

Xác định chính xác mức độ bệnh qua công tác thăm khám
- Khám lâm sàng với bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ: Bác sĩ sẽ khám ngoài, khám trong và trao đổi với bạn về các triệu chứng bệnh, các loại thuốc hay cách chữa mà bạn đã áp dụng (nếu có); chế độ sinh hoạt và một số yếu tố có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở bạn.
- Sau bước khám lâm sàng, nếu cảm thấy cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số thủ tục lấy mẫu xét nghiệm, nội soi hậu môn để chắc chắn rằng bệnh trĩ nội đúng là đang ở cấp độ 1 và chưa có gì quá đáng lo ngại.
Nguyên tắc chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1
Khi được kết luận bị trĩ nội độ 1 người bệnh không cần quá lo lắng bởi đây là giai đoạn chữa trị đơn giản. Với tình hình bệnh lý thực tế để điều trị theo 2 nguyên tắc:
- Kết hợp sinh hoạt và phương pháp nội khoa: Tức là bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh kiêng một số loại thực phẩm, chú trọng vào việc thay đổi chế độ sinh hoạt để hỗ trợ cải thiện chất lượng tiêu hoá và giảm tình trạng táo bón. Sau đó các loại thuốc vẫn sẽ được kê đơn dựa trên tiền sử bệnh lý và cơ địa người bệnh.
- Chủ yếu điều trị nội khoa: Các loại thuốc nặng hơn sẽ được kê đơn bao gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc ngâm và thuốc rửa hậu môn – tuỳ thuộc vào kết quả ở quá trình thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra loại phù hợp.
- Bệnh trĩ độ 1 không có chỉ định cắt trĩ hay tiêm xơ hat áp dụng bất kỳ loại thủ thuật nào tại hậu môn. Người bệnh lưu ý để tránh gặp phải những sự tư vấn không chính xác.
Lưu ý: Bệnh nhân không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hơn 50% bị tiến triển nặng, biến chứng nguy hiểm thậm chí cấp cứu do hoại tử vùng hậu môn khi dùng các loại thuốc lá, thuốc đắp, thuốc bôi không rõ nguồn gốc, không được kê đơn. Khi này, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa, mổ trĩ, loại bỏ viêm nhiễm và có độ rủi ro cao hơn, nguy hiểm hơn và ảnh hưởng đến chức năng đại tiện của hậu môn.
Phòng tránh và sinh hoạt để hạn chế nguy cơ tái phát
Kể cả sau khi điều trị bệnh hiệu quả, bệnh vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu người bệnh tiếp tục có các yếu tố nguy cơ kích thích búi trĩ nội hình thành. Việc thay đổi chế độ sinh hoạt: ăn, uống, ngủ, nghỉ không chỉ giúp bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 nhanh khỏi hơn mà còn phòng tránh những nguy cơ rủi ro tái phát.
Theo các bác sĩ người có tiền sử bị bệnh trĩ đã được điều trị và những người có nguy cơ mắc trĩ cần sinh hoạt điều độ và lành mạnh hơn. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống
Với những người bị trĩ một lượng chất xơ đầy đủ và nước lọc hàng ngày thực sự rất tốt cho hệ tiêu hoá, quá trình tích phân và quá trình đại tiện. Chất xơ rất cần thiết bởi có thể làm mềm phân, giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ chịu hơn. Bạn nên bổ sung chất xơ qua các loại rau củ quả có màu xanh, các loại đậu và một số loại rau sống.
Ngoài ra bạn cũng nên ăn cân bằng các nhóm chất, không dung nạp quá nhiều protein từ trứng và sữa, ăn với lượng vừa đủ các loại thịt đỏ và hải sản có vỏ. Không nên ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn có quá nhiều gia vị và dầu mỡ. Hạn chế sử dụng rượu bia, trà và cà phê cũng nên được sử dụng hợp lý và không nên lạm dụng.
Tạo thói quen đại tiện
Hoạt động rặn mạnh khi đại tiện là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ, chính vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người bệnh đi lại vài vòng trước khi đại tiện để hạn chế phải rặn khi đi vệ sinh. Ngoài ra bạn cũng không nên nhịn đại tiện mà cần tạo thói quen đi vệ sinh vào các khung giờ nhất định. Lưu ý sau khi đi cầu bạn nên sử dụng khăn giấy ướt lau vệ sinh nhẹ nhàng và sạch sẽ cho hậu môn để hạn chế viêm nhiễm, tránh sử dụng giấy quá khô gây đau rát và xước vùng da hậu môn.
Bạn cũng nên lựa chọn vải quần lót thoáng mát, không quá chật và không quá rộng; quần lót nên được giặt riêng bằng tay và treo phơi khô tại nơi có ánh nắng mặt trời. Hạn chế mặc các loại quần bó sát như quần da, bộ đồ bảo hộ bí bách…
Hoạt động với mức độ nhẹ nhàng
Bên cạnh việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý thì việc hoạt động với mức độ vừa phải sẽ giúp nhu động ruột, hệ tiêu hoá và quá trình đại tiện trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Bạn nên đi bộ, bơi lội, yoga thay vì các môn yêu cầu quá nhiều hoạt động như cầu lông, đá bóng, gym,…
Những người có nguy cơ cao bị trĩ như phụ nữ mang thai nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều nên đi lại nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút sau 2 tiếng ngồi. Nên kê thêm đệm mông thoáng mát để tránh hậu môn chịu sức ép trực tiếp vào mặt ghế cứng.
Khám và điều trị các bệnh lý khác có thể gây ra bệnh trĩ
Một số bệnh lý về đường ruột và tiêu hoá gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy quá nhiều sẽ là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Nếu mắc một số loại bệnh này bạn nên khám và điều trị từ sớm tránh cho đến khi bị trĩ phải điều trị song song hai loại bệnh, dùng kháng sinh hay các loại thuốc điều trị thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho thận, gan và tim mạch của bạn.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về các cấp độ trĩ nội
Cơ sở y tế chữa trĩ số 1 Hà Nội: Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng
Bệnh trĩ vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại khi nhiều người quá đầu tư thời gian và công sức vào công việc mà quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân. “Thập nhân cửu trĩ” câu nói được lưu truyền bao thế hệ cảnh báo ai ai cũng có thể là người bị trĩ nếu không phòng tránh bệnh ngay từ khi chưa thấy dấu hiệu bệnh.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bị trĩ nội độ 1 như phần bài viết trên đã chia sẻ thông tin người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín như Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Tại đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm, đã học tập, công tác và trực tiếp điều trị hàng ngàn bệnh nhân với các mức độ bệnh lý khác nhau. PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm – nguyên Chủ tịch Hội trực tràng Việt Nam; Tiến Sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là người phụ trách chuyên môn chính tại phòng khám. Bởi vậy, việc lựa chọn một cơ sở y tế chất lượng cao không chỉ giúp bạn nhanh khỏi, hạn chế biến chứng mà còn tiết kiệm được thời gian và tài chính.
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn cực kỳ dễ điều trị và nhanh khỏi nếu bạn được chữa bệnh đúng cách tại địa chỉ uy tín. Liên hệ với các chuyên viên tư vấn Hậu môn trực tràng của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại 0243 9656 999 để nhận được hỗ trợ về phát hiện triệu chứng, trao đổi về các ưu đãi và phương pháp chữa bệnh tại cơ sở.
Trả lời