Bệnh trĩ nên làm gì tốt cho tốc độ hồi phục của người bệnh

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bệnh trĩ nên làm gì hoặc phải làm gì khi búi trĩ lòi ra ngoài là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều người bệnh. Bệnh trĩ là căn bệnh có thể gây ám ảnh với nhiều người khi mắc phải, chúng gây khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, khi nắm rõ cách thực hiện khi phát hiện căn bệnh này bạn sẽ khắc phục được tình trạng của mình hiệu quả. 

Bệnh trĩ là gì ?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ nên làm gì các bác sĩ chuyên khoa các bệnh Hậu môn của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết trước hết người bệnh cần hiểu đặc điểm của bệnh trĩ và sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa. Sau đó tuy thuộc tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. 

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức và hình thành nên các búi trĩ. Thực chất các búi trĩ là các tĩnh mạch bị xung huyết, theo thời gian chúng sẽ sa dần xuống hậu môn nên gọi là sa búi trĩ. 

Căn cứ vào vị trí của búi trĩ, có thể chia bệnh trĩ thành nhiều loại khác nhau phổ biến nhất và thường gặp nhất là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Để có lời khuyên hiệu quả nên làm gì khi bị bệnh trĩ người bệnh cũng cần xác định mình mắc loại bệnh trĩ nào, nguyên nhân gây bệnh là do đâu?

  • Bệnh trĩ nội: các búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, thường người bệnh khó phát hiện khi mới mắc bệnh. Đến khi bệnh chuyển sang cấp độ 3, cấp độ 4, búi trĩ lòi ra ngoài người bệnh mới phát hiện ra. 
  • Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở rìa ngoài hậu môn kèm theo triệu chứng đau rát, nhức, nhất là những khi đứng lên hoặc ngồi xuống. 
  • Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại khi người bệnh mắc hai loại này cùng 1 lúc tạo thành búi trĩ lớn và kéo dài từ trong ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn.

Sau khi xác định loại bệnh trĩ mà mình mắc phải người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh: 

  • Tình trạng bệnh trĩ xuất hiện chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
  • Người bệnh thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế
  • Rặn quá sức mỗi lần đi đại tiện làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn
  • Ăn nhiều thức ăn có nhiều chất béo, có nhiều gia vị
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá 

Nếu bạn có những nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh dưới đây thì cần khắc phục càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh trĩ là gì ?
Bệnh trĩ là gì ?

Bị bệnh trĩ nên làm gì để tránh biến chứng ?

Thực tế cho thấy có hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ thế nhưng không phải ai cũng biết bệnh trĩ nên làm gì để tránh những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc có thể xảy ra, dưới đây là 1 vài những lưu ý được tiến sĩ, bác sĩ Trịnh Tùng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ. 

1. Gạt bỏ ngại ngùng đi khám sớm để tránh biến chứng

Bệnh trĩ là bệnh lý nhạy cảm, do búi trĩ ở hậu môn – trực tràng khá gần với cơ quan sinh dục, vì thế nên nhiều bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, đặc biệt là với phụ nữ.

Bệnh trĩ được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn
  • Giai đoạn 2: Lúc bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn còn khi đi cầu thì các búi trĩ sẽ thập thò hoặc lòi ít ra ngoài. Tuy nhiên sau khi đi đại tiện xong búi trĩ sẽ tự thụt vào trong
  • Giai đoạn 3: tình trạng nặng hơn giai đoạn 2, không chỉ đi cầu mà kể cả những lúc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ xa ra ngoài. Lúc này người bệnh phải nằm nghỉ hoặc dung tay đẩy nhẹ vào.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất khi mà búi trĩ luôn luôn nằm ở ống hậu môn

Khi mắc bệnh trĩ, tùy từng giai đoạn mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ ít có triệu chứng rõ ràng nhưng từ giai đoạn 2 trở đi người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, chảy máu trong khi đi vệ sinh, ngứa hậu môn, nứt hậu môn, sưng xung quanh vùng hậu môn, xuất hiện khối nhô lên gần hậu môn, cảm giác đau, rát…

Trên thực tế, không quá khó để nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ. Tuy nhiên, bắt nguồn từ tâm lý e ngại và xấu hổ nên có nhiều người âm thầm chịu đựng bệnh tật nhiều năm và chỉ chấp nhận đi chữa trị khi bệnh trĩ ngoại đã ở giai đoạn muộn.

Lúc này, việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn do búi trĩ phát triển to gây chảy máu nhiều hoặc búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn không thể nhét vào bình thường.

Thêm vào đó, bệnh trĩ còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nhiễm khuẩn, sa nghẹt, mất nhiều máu… rất nghiêm trọng khiến cho người bệnh đau đớn, thậm chí gặp rất nhiều nguy hiểm tới tính mạng.

Một khi phát hiện ra rằng mình bị trĩ, người bệnh chỉ cần suy nghĩ tích cực, vượt qua tâm lý ngại ngùng ban đầu để đi khám nghe bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị tận gốc bệnh để bảo vệ sức khỏe, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.

Gạt bỏ ngại ngùng đi khám sớm để tránh biến chứng
Gạt bỏ ngại ngùng đi khám sớm để tránh biến chứng

2. Làm gì khi bị bệnh trĩ – áp dụng phương pháp nội khoa

Thường phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể dùng thuốc hoặc các phương pháp dân gian. Các loại thuốc chữa trĩ cấp thường được bán tại các nhà thuốc mà không cần kê đơn. 

Khi thấy có triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện, đau rát ở hậu môn… người bệnh có thể đến nhà thuốc gần nhất để được dược sĩ tư vấn. Sử dụng những loại thuốc này sẽ giúp cầm máu sau 3 ngày, sau 4 ngày tiếp theo sẽ hết triệu chứng. Sau khoảng 7 ngày thì các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ hết hoàn toàn. 

Nếu sau 1 thời gian dùng thuốc mà bạn không thấy triệu chứng thuyên giảm thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. 

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để hỗ trợ chữa bệnh trĩ: dùng rau diếp cá, cây sống đời, lá thiên lý, quả sung, nha đam… 

3. Bệnh trĩ nên làm gì – Điều trị ngoại khoa nếu tình trạng nặng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Trong 1 số trường hợp mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng cần tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp ngoại khoa, nhằm loại bỏ búi trĩ tận gốc, tránh bệnh có thể tái phát trở lại. 

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp cắt trĩ, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi chọn các phương pháp cắt trĩ bạn cần chú ý lựa chọn các phương pháp hiện đại, giảm đau hiệu quả và an toàn. Một trong số các phương pháp có thể kể đến là cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. 

Đây là phương pháp cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp cắt trĩ truyền thống. Trong đó phải kể đến những ưu điểm như hạn chế chảy máu, không đau, không cần nằm viện. 

Người mắc bệnh trĩ cần tuyệt đối lưu ý, sau khi cắt trĩ cần tuân thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, không nên vận động mạnh, tránh ngồi lâu khi đi đại tiện, vệ sinh và thay băng sạch sẽ… điều này sẽ tránh những tổn thương sau khi phẫu thuật cắt trĩ.

Bệnh trĩ nên làm gì - Điều trị ngoại khoa nếu tình trạng nặng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
Bệnh trĩ nên làm gì – Điều trị ngoại khoa nếu tình trạng nặng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

4. Bị bệnh trĩ cần làm gì – Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Một trong những việc giúp giải đáp nên làm gì khi bị bệnh trĩ chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Theo các chuyên gia thăm khám các bệnh ở hậu môn của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, ngoài việc sử dụng thuốc và tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh trĩ để chữa bệnh thì người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

5. Bệnh trĩ nên ăn gì?

Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì? Bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi bị bệnh trĩ người bệnh nên ăn:

  • Những loại thực phẩm giàu chất xơ: có trong các loại rau xanh, trái cây, đậu phụ, ngũ cốc nguyên cám… giúp dễ dàng đảo thải phân ra bên ngoài
  • Những loại thực phẩm giàu sắt: cua, gan, hạt điều, cá ngừ, cải bó xôi, mộc nhĩ, thịt lợn, thịt bò… rất tốt cho những người bị đại tiện ra máu. 
  • Thực phẩm nhuận tràng: chuối, quýt, bưởi, rau mồng tơi, rau đay, khoai lang… sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, hạn chế sự tăng nặng của búi trĩ nội. 
  • Dầu thực vật: Giúp phân hoạt động trở nên trơn tru hơn, dễ di chuyển trong trực tràng và hậu môn. Bạn có thể bổ sung thêm các loại dầu ăn như: dầu hướng dương, dầu oliu, dầu hạt lanh…
  • Uống nhiều nước: Bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giúp các hoạt động trao đổi chất hoạt động tốt hơn. Uống nhiều nước để ngăn chặn nguy cơ táo bón. 
Bệnh trĩ nên ăn gì?
Bệnh trĩ nên ăn gì?

Xem thêm : Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà dễ làm và hiệu quả

6. Bệnh trĩ không nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm không tốt cho người bị bệnh trĩ mà bạn nên tránh. Những loại thực phẩm người bị bệnh trĩ nên tránh như: 

Thực phẩm ít chất xơ :

Bệnh trĩ nên làm gì thì đó chính là bổ sung thêm nhiều chất xơ vì đây là nguồn dinh dưỡng giúp quá trình đào thải phân ra bên ngoài hiệu quả. Do đó nếu bạn không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể sẽ khiến tình trạng táo bón nặng nề và tồi tệ hơn. Bạn không nên ăn những loại thực phẩm có ít chất xơ mà tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, trái cây…

Thức ăn nhiều dầu mỡ :

Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động không hiệu quả, khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Điều này sẽ tăng nguy cơ bị táo bón, làm tăng áp lực cạnh hậu môn. lúc này bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng táo bón, khiến bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm cay nóng :

Những loại thực phẩm cay nóng như: gừng, hạt tiêu, ớt… sẽ làm kích ứng dạ dày khiến hậu môn đau rát. Không những thế, những loại thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, một trong những loại thực phẩm gây bệnh trĩ hàng đầu.

Những loại thực phẩm cay nóng còn làm tắc nghẽn xoang hậu môn, khiến bệnh trĩ nội bị kích ứng và chảy máu nhiều hơn.

Các loại thực phẩm mặn, nhiều muối :

Ăn nhiều thức ăn có nhiều muối sẽ không tốt cho người bệnh trĩ, do đó nếu bạn đang không biết bệnh trĩ nội cần kiêng gì thì tránh loại thực phẩm này. Đặc tính của muối là có tính hút nước nên nếu ăn nhiều thức ăn mặn sẽ khiến đường ruột bị rút bớt hơi nước nên có hại cho người mắc bệnh trĩ

Đặc biệt, dùng nhiều muối trong bữa ăn hàng ngày còn làm tăng áp lực lên mạch máu, khiến các búi trĩ sưng to và gây đau đớn.

Đồ uống có cồn hoặc có nhiều gas :

Khi bạn đã bị mắc bệnh trĩ nội thì không nên uống nhiều nước có ga, cà phê, trà, rượu, bia… vì những loại đồ uống này sẽ làm tăng áp lực lên đường ruột và khiến tình trạng bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể thấy những món ăn không tốt cho người mắc bệnh trĩ trên đây rất phổ biến trong bữa cơm và thực đơn hàng ngày. Chính bởi vậy, bạn cần nắm rõ và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bệnh trĩ không nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bệnh trĩ không nên ăn gì, kiêng ăn gì?

7. Bệnh trĩ nên kiêng làm gì ?

Một số những thói quen không lành mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ bạn nên tránh những thói quen sau đây:

Không uống đủ lượng nước cần thiết :

Nước được xem là chìa khóa quan trọng giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru và là liều thuốc giải độc với những người mắc bệnh táo bón. Ngoài chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất nước còn giúp làm mềm phân, phòng chống các bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa cũng như những bộ phận khác trong cơ thể hoạt động hiệu quả.

Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu :

Bệnh trĩ nội cần kiêng gì? Đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khoảng hơn 70%. Do đó nếu bạn đang làm những công việc thường xuyên phải đứng nhiều, ít vận động, ngồi lâu 1 chỗ như: nhân viên bán hàng, thu ngân, thợ may, lái xe, nhân viên văn phòng thì cần chú ý.

Tốt nhất bạn nên đứng lên đi lại, vận động sau khoảng 45 đến 60 phút một lần. Nếu ngồi xổm bạn nên đứng lên đi lại khoảng 30 phút một lần.

Ăn nhanh, không nhai kỹ :

Khi thức ăn được nhai kỹ sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời giúp hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại nếu bạn ăn quá nhanh, giao tiếp, làm việc nhiều không có thời gian để nhai thức ăn sẽ khiến đường tiêu hóa hoạt động kém và tăng nguy cơ táo bón.

Bạn hãy nhớ, nhai chính là giai đoạn đầu giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và đầy đủ. Do đó bệnh trĩ nội cần kiêng gì bạn hãy nhai chậm và kỹ thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày và đường ruột.

Không nhịn đi đại tiện :

Có rất nhiều lý do để bạn trì hoãn việc đi đại tiện, đây là thói quen rất nguy hiểm vì sẽ khiến tình trạng táo bón nặng hơn, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, phân tồn đọng nhiều sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện hơn.

Do đó, nếu có dấu hiệu muốn đi đại tiện bạn nên đi ngay. Khi đi đại tiện bạn nên để đầu gối cao hơn hông bằng cách đặt 2 chân lên ghế thấp trước mặt.

Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?
Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?

Xem thêm : Những cách nhận biết bệnh trĩ dễ nhất qua từng dấu hiệu

Không nên đi đại tiện quá lâu :

Bạn không nên căng thẳng và ngồi quá lâu sẽ làm giãn dây chằng trực tràng, máu sẽ dồn nhiều hơn vào tĩnh mạch trĩ, tình trạng bệnh sẽ càng trở nên tệ hơn. Khi bạn ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu hậu môn. Chính vì vậy nếu không thật sự cần thiết bạn không nên đọc sạch, xem điện thoại khi đang đi đại tiện.

Không nên mang vác vật nặng :

Khi mang vác vật dụng nặng, trọng lượng cơ thể sẽ phải dồn xuống dưới chân và vùng hậu môn, điều này sẽ làm tăng thêm áp lực cho người mắc bệnh trĩ. Do đó bạn hãy tránh mang vác vật dụng quá nặng thường xuyên và trong thời gian dài.

Rặn mạnh khi đi đại tiện :

Bệnh trĩ cần kiêng gì? Với những bệnh nhân bị bệnh trĩ do táo bón cần chú ý không nên rặn mạnh sẽ làm tổn thương vùng hậu môn và tác động trực tiếp lên búi trĩ nội. Không những thế, khi búi trĩ to kết hợp phân cứng nếu bạn càng cố rặn mạnh sẽ khiến hậu môn bị đau rát, chảy máu, tình trạng bệnh càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Trên đây là những giải đáp bệnh trĩ nên làm gì, hy vọng với những chia sẻ trên, người bệnh có thông tin phòng và khắc phục bệnh trĩ hiệu quả. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp chuyên sâu hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243 9656 999 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *