[ Giải Đáp ] Bệnh trĩ có gây ưng thư không và chữa bằng cách nào ?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bệnh trĩ nằm trong top đầu các bệnh lý xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng với các biến chứng vô cùng nguy hiểm như thiếu máu, hoại tử hậu môn,…ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh trĩ có gây ung thư không cũng là một trong những biến chứng khiến người bệnh thắc mắc. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng theo dõi những thông tin được chúng tôi cung cấp ngay sau đây nhé!

Một vài thông tin về bệnh trĩ

Để biết bệnh trĩ có gây ung thư không thì trước đó, việc nắm được các thông tin liên quan đến bệnh trĩ là vô cùng cần thiết. 

Đầu tiên, bệnh trĩ hay còn được gọi với tên dân dã là bệnh lòi dom xảy ra khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị giãn và phình to quá mức, tạo thành các búi trĩ. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người trưởng thành, đặc biệt là những người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh hoặc thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, cụ thể:

  • Người có chế độ uống thiếu khoa học như thường xuyên ăn đồ giàu đạm, đồ ăn chế biến sẵn hoặc các loại đồ ăn chứa chất béo không hoà tan. Chế độ ăn này khiến người bệnh dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến táo bón kéo dài
  • Người có tính chất công việc bận rộn, thường xuyên phải ngồi lâu như dân văn phòng, tài xế,…cũng làm tăng áp lực dồn xuống hậu môn dẫn đến bệnh trĩ
  • Người có thói quen đi đại tiện lâu hoặc thường xuyên rặn mạnh dẫn đến gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch hâu môn
  • Phụ nữ mang thai hoặc đã trải qua quá trình sinh đẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn do tử cung chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu trong quá trình mang thai

Bệnh nhân mắc trĩ thường có một số dấu hiệu điển hình như chảy máu khi đi đại tiện, tiết dịch nhầy có mùi ở hậu môn, ngứa ngáy khó chịu và có cảm giác cộm cứng. Tuỳ tình trạng bệnh mà các triệu chứng có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau nhưng các chuyên gia đều khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm để hạn chế để lại biến chứng.

Một vài thông tin về bệnh trĩ
Một vài thông tin về bệnh trĩ

Mối liên hệ giữa bệnh trĩ và ung thư là gì ?

Bên cạnh hiểu rõ về bệnh trĩ thì để biết bệnh trĩ có gây ung thư không, việc hiểu rõ mối liên hệ giữa ung thư và căn bệnh hậu môn trực tràng này cũng rất cần thiết. Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ và ung thư hậu môn trực tràng là 2 bệnh lý riêng biệt thường bị nhầm lẫn với nhau do đều có chung các triệu chứng như sau:

  • Chảy máu hậu môn: Với bệnh trĩ, người bệnh thường thấy máu tươi, xuất hiện sau khi đi đại tiện. Trong khi đó, máu do ung thư có thể sẫm màu, lẫn vào trong phân hoặc có thể xuất hiện cả khi không đi đại tiện
  • Đau nhức hậu môn: Bệnh trĩ gây đau khi búi trĩ sa ra ngoài hoặc trong quá trình đi đại tiện. Trong khi đó ung thư có thể gây đau dai dẳng, không phụ thuộc vào đại tiện, và thường nặng hơn theo thời gian.
  • Khối u hoặc cảm giác cộm ở hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài trong bệnh trĩ thường mềm hơn còn khối u ung thư có thể cứng, không co lại, và kèm theo triệu chứng đau nhức.

Mặc dù có những triệu chứng tương đồng nhưng bản chất của bệnh trĩ và ung thư hậu môn trực tràng lại khác nhau. Bởi bệnh trĩ là tình trạng giãn và phình các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. Trong khi đó ung thư hậu môn trực tràng là sự phát triển bất thường và không kiểm soát của các tế bào niêm mạc trong khu vực này, dẫn đến sự hình thành khối u ác tính.

Giải đáp: Bệnh trĩ có gây ung thư không ?

Thông qua mối liên hệ giữa bệnh trĩ và ung thư kể trên, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi bệnh trĩ có gây ung thư không? Thực tế thì, bệnh trĩ không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư hậu môn, nhưng trong một số trường hợp bệnh trĩ không được điều trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có ung thư hậu môn – trực tràng.

Hay nói cách khác, bệnh trĩ vẫn có thể gây ung thư hậu môn trực tràng một cách gián tiếp như sau: 

1. Viêm nhiễm mãn tính ở vùng hậu môn

Đến một mức độ nào đó, búi trĩ sẽ ra ngoài, búi trĩ bị sa ra ngoài thường xuyên hoặc bị cọ xát với quần áo sẽ rất dễ bị tổn thương. Nếu các tổn thương này không được điều trị dứt điểm, chúng có thể trở thành vết loét mãn tính. Việc tổn thương và nhiễm trùng liên tục ở niêm mạc hậu môn làm tăng sự phân chia tế bào để sửa chữa mô. Quá trình này, nếu diễn ra trong thời gian dài, có thể dẫn đến đột biến DNA trong tế bào và tăng nguy cơ phát triển ung thư.

2. Táo bón mãn tính và sự gia tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng

Táo bón kéo dài, đặc biệt khi người bệnh phải rặn mạnh để đi đại tiện, làm tăng áp lực lên trực tràng và hậu môn. Áp lực này không chỉ khiến bệnh trĩ nặng hơn mà còn làm tổn thương niêm mạc hậu môn. Táo bón còn khiến phân cứng dẫn đến cọ xát, rách niêm mạc hậu môn và rất dễ bị viêm loét làm tăng nguy cơ phát triển tế bào bất thường ở vùng này.

Bên cạnh đó, táo bón kéo dài là yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành polyp đại – trực tràng, một trong những tiền đề dẫn đến ung thư nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời.

3. Dịch nhầy và kích ứng vùng hậu môn

Khi búi trĩ sa ra ngoài, đặc biệt trong bệnh trĩ nặng sẽ khiến lượng dịch nhầy từ hậu môn tiết ra nhiều hơn. Dịch này có thể làm kích ứng da và niêm mạc hậu môn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vùng da quanh hậu môn bị kích ứng dễ bị viêm nhiễm và viêm mãn tính, góp phần làm tăng nguy cơ thay đổi bất thường trong cấu trúc tế bào.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ bệnh trĩ chuyển biến thành ung thư hậu môn không quá cao nhưng đây vẫn là biến chứng mà người bệnh cần phải cảnh giác. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh cần chủ động thăm khám và tìm kiếm biện pháp điều trị hiệu quả ngay.

Giải đáp: Bệnh trĩ có gây ung thư không ?
Giải đáp: Bệnh trĩ có gây ung thư không ?

Biện pháp điều trị bệnh trĩ, hạn chế biến chứng ung thư hậu môn

Mặc dù câu hỏi bệnh trĩ có gây ung thư không đã có câu trả lời và bệnh trĩ cũng không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư nhưng để đảm bảo sức khoẻ cũng như hạn chế các biến chứng khác xảy ra, người bệnh vẫn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. 

Với sự phát triển của y học hiện đại thì việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả vốn không phải điều khó khăn. Người bệnh có thể được xây dựng rất nhiều phác đồ khác nhau dựa trên tình trạng bệnh lý, ví dụ như:

1. Điều trị bằng biện pháp nội khoa (bằng thuốc)

Các chuyên gia đều khuyến khích người bệnh chủ động thăm khám và điều trị bệnh trĩ ngay khi thấy những triệu chứng ban đầu bởi lúc này búi trĩ còn nhỏ, dễ cải thiện bằng thuốc. Do đó, nếu điều trị sớm người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa với một số loại thuốc phổ biến sau: 

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Bệnh nhân thường được kê đơn sử dụng thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn có chứa hydrocortisone, lidocaine, hoặc dẫn xuất thảo dược với công dụng chính là giảm viêm, ngứa, đau rát tại vùng hậu môn. Bên cạnh đó, các loại thuốc uống kháng viêm không steroid cũng thường được sử dụng với nhiệm vụ giảm đau và giảm viêm toàn thân khá hiệu quả
  • Thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng là một loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón và làm giảm các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như khó đi đại tiện hoặc cảm giác đau rát khi đi ngoài nên thường được kê đơn trong điều trị bệnh trĩ do táo bón gây ra. Nhóm thuốc nhuận tràng phổ biến nhất thường được kê đơn là thuốc có chứa lactulose, polyethylene glycol,…
  • Thuốc bảo vệ và tăng cường sức khỏe tĩnh mạch: Nhóm thuốc này giúp cải thiện chức năng của các tĩnh mạch và giảm triệu chứng liên quan đến tình trạng suy yếu hoặc tổn thương mạch máu do bệnh trĩ gây ra. Phổ biến nhất là diosmin, flavonoid hoặc các sản phẩm từ thảo dược như hạt dẻ ngựa. Khi sử dụng, người bệnh cần sử dụng liên tục trong vài tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt của thuốc
  • Thuốc cầm máu: Thường được kê đơn sử dụng cho trường hợp bệnh bị chảy máu nhiều ở búi trĩ trong đó phổ biến nhất là thuốc chứa vitamin K, thuốc chứa adrenochrome monosemicarbazone bởi khả năng cầm máu nhanh ngay cả khi người bệnh bị chảy máu nặng

Lưu ý: Khi điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như sử dụng đúng liều lượng, tránh kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa có chỉ định bởi chúng có thể gây kích ứng hoặc phản ứng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng giờ, đủ liều để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc cần nhanh chóng báo ngay với bác sĩ để được thay đổi loại thuốc hoặc chỉ định phương pháp điều trị khác.

Điều trị bằng biện pháp nội khoa (bằng thuốc)
Điều trị bằng biện pháp nội khoa (bằng thuốc)

Xem thêm : Bệnh trĩ đại tiện ra máu có nguy hiểm không và cách chữa hiện nay

2. Điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa

Những trường hợp được chỉ định điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa thường đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ có kích thước to, chảy nhiều máu hoặc đã điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả. Điều trị ngoại khoa bệnh trĩ là các phương pháp can thiệp y tế nhằm loại bỏ hoặc làm giảm kích thước búi trĩ, phổ biến nhất là các biện pháp dưới đây:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Là một thủ thuật ngoại khoa hoạt động dựa trên nguyên lý làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt để đặt một vòng cao su vào gốc búi trĩ. Vòng cao su này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ, khiến búi trĩ tự rụng ra sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, thắt búi trĩ bằng vòng cao su chủ yếu được áp dụng cho trĩ nội và có thể gây đau đớn, chảy máu cho người bệnh nên bệnh nhân cần cân nhắc trước khi điều trị
  • Phẫu thuật cắt trĩ Milligan-Morgan: Đây là biện pháp cắt trĩ truyền thống thường được chỉ định cho trĩ nội độ 3, độ 4, hoặc trĩ hỗn hợp có kích thước lớn. Đây là kỹ thuật phẫu thuật mở, trong đó các búi trĩ được cắt bỏ hoàn toàn, đồng thời bác sĩ giữ lại các vùng da niêm mạc giữa các búi trĩ để giúp hậu môn lành lại tự nhiên. Chính vì vùng da niêm mạc giữa các búi trĩ không được khâu lại sau khi cắt bỏ nên cũng dễ bị viêm nhiễm, khó chăm sóc sau mổ hơn. Do đó, Milligan – Morgan không còn là phương pháp cắt trĩ được khuyến khích sử dụng hiện nay
  • Phẫu thuật cắt trĩ HCPT II: Đây là phương pháp cắt trĩ ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm của các biện pháp cắt trĩ truyền thống. HCPT II sử dụng công nghệ sóng cao tần tạo ra nhiệt năng ở nhiệt độ thấp để làm đông máu sau đó cắt bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng, ít gây đau đớn. HCPT II là phiên bản cải tiến từ phương pháp HCPT, được tối ưu hóa về hiệu quả và an toàn, giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật và hồi phục. Phương pháp này phù hợp để điều trị tất cả các loại trĩ, đặc biệt ở các giai đoạn 3 và 4 hoặc trĩ đã có biến chứng nên rất được giới chuyên môn ưa chuộng. Hiện nay, Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đã trở thành 1 trong số ít cơ sở y tế được cấp phép ứng dụng kỹ thuật này vào điều trị bệnh trĩ nhờ có trang thiết bị đạt chuẩn và đội ngũ y bác sĩ vững tay nghề, được đào tạo chuyên sâu về sử dụng HCPT II trong cắt trĩ.
Điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa
Điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa

Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế bệnh trĩ để lại biến chứng hiệu quả

Bệnh trĩ có gây ung thư không thì người bệnh cũng nên có các biện pháp phòng ngừa. Bởi ngoài khả năng gây ung thư gián tiếp, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm nhiễm, búi trĩ có khối huyết hoặc hoại tử hậu môn gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm ấy xảy ra, ngoài điều trị bệnh sớm thì người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau: 

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chuyên gia khuyến khích người bệnh xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ bởi chất xơ giúp làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Bên cạnh chất xơ, uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hoá cũng được khuyến khích áp dụng với người mắc bệnh trĩ. Người bệnh có thể tham khảo một số loại rau như rau cải xanh, mồng tơi và bổ sung các loại nước bao gồm nước lọc, nước trái cây cũng như hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê
  • Hình thành thói quen đại tiện khoa học: Thói quen đại tiện khoa học sẽ giúp hạn chế làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, nhờ đó hạn chế hình thành búi trĩ hoặc khiến búi trĩ nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể tạo thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy. Trong khi đi vệ sinh, không rặn quá mạnh và không nhịn  đi vệ sinh kéo dài bởi điều này sẽ khiến phân trở nên cứng, gây táo bón và kích thích búi trĩ.
  • Duy trì thói quen vận động hợp lý: Hoạt động thể chất không chỉ giúp cải thiện búi trĩ mà còn giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khoẻ tổng thể để hạn chế các bệnh lý khác xảy ra. Đối với bệnh trĩ, người bệnh được khuyến khích thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc đi lại vận động nhẹ nhàng sau khi ngồi hoặc đứng quá lâu
  • Kiểm soát cân nặng và tránh tăng áp lực ổ bụng: Duy trì cân nặng hợp lý cũng là biện pháp hạn chế áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, đặc biệt là với bệnh nhân bị thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế mang vác các vật nặng bởi điều này có thể khiến áp lực ổ bụng tăng cao, dễ làm búi trĩ sa ra ngoài.
  • Tầm soát và kiểm tra định kỳ: Cuối cùng là với những người có nguy cơ cao hoặc đã từng mắc bệnh trĩ, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng. Người bệnh nên chủ động thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị, hạn chế để lại biến chứng.
Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế bệnh trĩ để lại biến chứng hiệu quả
Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế bệnh trĩ để lại biến chứng hiệu quả

Xem thêm : Bệnh trĩ lâu năm nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả hiện nay

Câu hỏi bệnh trĩ có gây ung thư không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài. Mặc dù bệnh trĩ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư, nhưng nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý điều trị kịp thời, cải thiện lối sống và thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến số hotline 0243.9656.999 để được đội ngũ chuyên gia, tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *