Bà bầu đi đại tiện ra máu tươi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Tình trạng bà bầu đi đại tiện ra máu tươi sẽ làm cho người mẹ cảm thấy rất khó chịu và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Liệu tình trạng này có gây ra mối nguy hiểm gì hay không? Để giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về những tác động của tình trạng bất thường này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn!

Vì sao bà bầu đi đại tiện ra máu tươi ? Lý giải nguyên nhân

Khi đang mang thai mà gặp phải trường hợp bà bầu đi đại tiện ra máu tươi thì chắc chắn ai cũng cảm thấy hoang mang. Điều này thúc đẩy chị em muốn tìm ra nguyên nhân để phòng tránh hoặc có biện pháp điều trị kịp thời nhằm tránh xảy ra những tình huống xấu.

Nếu như trong lần đi ngoài nào đó, người mẹ đang mang thai phát hiện mình có hiện tượng đi ngoài ra máu, đó có thể là cảnh báo nguy hiểm cần được chú ý. Tình trạng này không hề hiếm gặp, thậm chí sẽ xuất hiện nhiều hơn với những người mẹ có bụng bầu lớn.

Có thể do chế độ sinh hoạt, sức nặng của thai nhi, hay thực phẩm tiêu thụ hàng ngày mà khiến cho cơ thể của người mẹ gặp vấn đề đi đại tiện ra máu. Hãy lưu ý đến những nguyên nhân dưới đây vì rất có thể đó là yếu tố gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu

1. Đang bị táo bón

Táo bón là vấn đề không mới với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với các bà bầu. Nguyên nhân là bởi vì trong thời gian mang thai, cơ thể của người phụ nữ tiết ra nhiều hormone mà có thể sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

Điều cần lưu ý là, nếu người bệnh có thói quen tiêu thụ ít chất xơ, thường xuyên chịu áp lực, ít vận động, sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón hơn bình thường. Không những thế, trong quá trình mang thai, bà bầu bị tăng áp lực vùng bụng, tĩnh mạch nhất là khi thai nhi ngày càng lớn thì nguy cơ bị táo bón ngày càng cao. 

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không, rặn mạnh có làm tăng nguy cơ sảy thai không? Bởi vì khi táo bón sẽ làm cản trở hoạt động của nhu động ruột, nên có thể dẫn đến việc quá trình đại tiện gặp khó khăn. Phân cứng khi cố gắng rặn mạnh để thải ra ngoài sẽ dễ làm xước niêm mạc ruột, gây ra hiện tượng chảy máu.

Vì sao bà bầu đi đại tiện ra máu tươi ? Lý giải nguyên nhân
Vì sao bà bầu đi đại tiện ra máu tươi ? Lý giải nguyên nhân

2. Chảy máu trực tràng bất thường

Tình trạng chảy máu trực tràng bất thường rất dễ xảy ra đối với những người mắc một số bệnh lý liên quan đến trực tràng như bệnh trĩ, polyp trực tràng, viêm ruột, ung thư đại trực tràng,. . . Ngoài ra, các bà bầu cũng có nguy cơ đối mặt với hiện tượng bất thường này, khiến cho mẹ bầu có thể đi ngoài ra máu.

Chảy máu trực tràng còn có thể dẫn đến những triệu chứng khác như đau nhức hậu môn, cảm giác choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu,. . . điều này rất nguy hiểm cho mẹ bầu nếu không được cấp cứu kịp thời.

3. Mắc bệnh trĩ

Tỷ lệ bà bầu mắc bệnh trĩ khá cao do những thay đổi về tâm sinh lý trong thời gian mang thai. Vì khi thai nhi lớn lên thì áp lực lên hậu môn và trực tràng gia tăng, nên bệnh trĩ xuất hiện như một điều tất yếu.

Vì áp lực đè nén kéo dài, nên cấu trúc mô liên kết hỗ trợ tĩnh mạch ngày càng suy yếu, dẫn đến hình thành búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Từ đó gây ra tình trạng đi đại tiện ra máu ở các bà bầu.

Ngoài ra, bệnh trĩ là kết quả của việc táo bón kéo dài, dẫn đến căng tức và đau rát ở vùng hậu môn. Người mẹ mang thai cần chú ý chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt, chú trọng đến chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.

4. Nguy cơ nứt kẽ hậu môn

Táo bón và bệnh trĩ kéo dài ở phụ nữ mang thai sẽ gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Đặc biệt là khi bà bầu cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện, các cơ quanh ống hậu môn sẽ khiến cho niêm mạc và mạch máu bị nứt lớn, gây ra lở loét, hình thành các vết nứt nguy hiểm.

5. Mẹ bầu đi đại tiện màu đỏ do màu thức ăn

Một số trường hợp bà bầu có hiện tượng bà bầu đi đại tiện ra máu tươi có thể là do chế độ ăn uống trước đó. Màu đỏ trong phân không phải là máu, mà chỉ là từ màu sắc của một số thực phẩm như củ cải đường, quả thanh long, rau dền mà mẹ đã tiêu thụ.

Trong tình huống này, mẹ bầu không cần quá lo âu vì màu sắc của phân sẽ nhanh chóng trở lại bình thường khi các thực phẩm đó được tiêu hóa hoàn toàn.

6. Bầu đại tiện ra máu tươi do Polyp đại tràng

Sự xuất hiện của các khối polyp trong ống hậu môn có thể khiến bà bầu đi đại tiện ra máu. Những khối polyp này có xu hướng phát triển về kích thước, khi bị cọ xát với phân trong quá trình đại tiện có thể bị trầy xước và chảy máu, dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu.

Không phải tất cả các khối polyp đều có khả năng phát triển thành ác tính, tuy nhiên nếu khối polyp đặc trưng bị tổn thương kéo dài hoàn toàn có thể trở thành ung thư hậu môn trực tràng.

Vì sao bà bầu đi đại tiện ra máu tươi ? Lý giải nguyên nhân
Vì sao bà bầu đi đại tiện ra máu tươi ? Lý giải nguyên nhân

7. Mẹ bầu đi cầu ra máu tươi khả năng do thư đại trực tràng

Loại ung thư phổ biến thứ hai trong nhóm các bệnh ung thư đường tiêu hóa và là bệnh lý đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Khối u ác tính phát triển lớn chèn ép và di căn sang các bộ phận lân cận, thường rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu.

Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn 3,4 với nguy cơ tử vong cao. Một số triệu chứng sớm mà mẹ bầu cần lưu ý bao gồm đại tiện ra máu đen/đỏ nâu/đỏ sẫm, tiêu chảy xen kẽ táo bón, cảm giác tức nặng ở hậu môn, và sờ thấy cục cứng ở hậu môn…

8. Phụ nữ mang thai bị đại tiện có máu có thể do viêm loét đại tràng

Việc chảy máu khi đại tiện trong thời gian mang thai cũng có thể xảy ra nếu mẹ bầu bị bệnh viêm loét đại tràng. Các tổ chức loét tại thành đại tràng chảy máu, máu sẽ được thải ra ngoài cùng với phân với các triệu chứng điển hình như đại tiện có máu, có dịch và máu lẫn trong phân, đau bụng…

9. Một số yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân đã nêu, một số yếu tố khác có thể khiến cho phụ nữ mang thai bị đi ngoài ra máu như:

Bà bầu thường ít vận động, ngồi nhiều gây áp lực lên hậu môn, làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn và dẫn đến chảy máu. Bào thai trong tử cung quá lớn khiến áp lực lên hậu môn làm cho các tĩnh mạch bị phình lên, sa ra ngoài hậu môn.

Dù nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu đi vệ sinh ra máu là gì, các mẹ cần chú ý quan sát và nhanh chóng đi khám, kiểm tra sức khỏe kịp thời để tránh để lại hậu quả xấu cho sức khỏe của chính mình.

Bà bầu đi đại tiện ra máu tươi có sao không?

Vì việc bà bầu đi đại tiện ra máu tươi là vấn đề cần được theo dõi và quan sát thường xuyên, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé nên không thể xem nhẹ.

Nếu hiện tượng bất thường này chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày rồi chấm dứt, có thể không phải là điều nghiêm trọng và có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm xảy ra, như là:

1. Viêm nhiễm hậu môn

Do khi đi cầu ra máu kéo dài sẽ khiến cho hậu môn của người bệnh thường xuyên ẩm ướt, tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây hại. Chúng sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ và gây ra tình trạng viêm nhiễm hậu môn.

Tình trạng viêm nhiễm hậu môn nếu không được thăm khám và điều trị có thể gây viêm nhiễm vùng kín, vi khuẩn tấn công ngược dòng lên vùng kín khiến chị em ngứa ngáy, khí hư bất thường có mùi hôi, tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát vùng kín,… nguy hiểm hơn viêm nhiễm ngược dòng gây viêm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

2. Làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Vì đi ngoài ra máu sẽ khiến cho hậu môn thường xuyên bị ngứa ngáy, đau rát, làm cho chị em bị ám ảnh mỗi khi đi vệ sinh. Từ đó, tâm trạng lo lắng và mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cho bà bầu mất tập trung trong cuộc sống hàng ngày để sinh hoạt và chăm sóc bản thân đầy đủ.

3. Bà bầu đối diện với nguy cơ thiếu máu

Vì khi mang thai, tất cả các dưỡng chất cần thiết đều được dồn cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, dù tình trạng mẹ bầu đi ngoài ra máu chỉ mất một ít nhưng dồn lại sẽ rất lớn, khiến cho người mẹ đối diện với nguy cơ thiếu máu, có thể đe dọa đến việc sảy thai.

4. Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng

Sự thiếu máu kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ gặp nguy hiểm nghiêm trọng, quá trình phát triển có thể sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến dị tật sau này. Nguy hiểm nhất là mẹ bầu còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý hậu môn nghiêm trọng, sẽ tác động lâu dài đến sức khỏe của chính mình. Do đó, đừng chủ quan để tình trạng này kéo dài mà cần nhanh chóng đi khám để bảo đảm an toàn cho cả bản thân và em bé trong bụng.

5. Gây sảy thai

Mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý nếu có hiện tượng đi đại tiện ra máu do táo bón. Đặc biệt là trong trường hợp mới mang thai, thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung, nếu cố gắng rặn quá mạnh có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai.

Bầu đại tiện ra máu tươi làm có sao không? Mẹ bầu tuyệt đối không nên xem thường tình trạng đi ngoài ra máu vì nó còn tiềm ẩn nguy cơ về các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hậu môn trực tràng. Do đó, mẹ bầu nên đi khám sớm, xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả và an toàn cho thai nhi.

Bà bầu đi đại tiện ra máu tươi có sao không?
Bà bầu đi đại tiện ra máu tươi có sao không?

Điều gì cần làm khi người phụ nữ mang thai đi đại tiện ra máu?

Thời kỳ mang thai là giai đoạn nhạy cảm, vì vậy việc điều trị các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe trở nên khó khăn hơn. Bởi vì nếu không được điều trị đúng cách và cẩn thận, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Vậy khi bà bầu có hiện tượng đi đại tiện ra máu thì nên làm gì?

Các biện pháp khắc phục tình trạng bà bầu đi đại tiện ra máu tươi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thời gian mang thai rất nhạy cảm, do đó việc bà bầu đi ngoài ra máu tươi cần phải được chú ý.

1. Thăm khám các bác sĩ chuyên sản khoa định kỳ

Việc đến khám và điều trị bệnh ngay lập tức là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con. Khi đi khám, bác sĩ sau khi chẩn đoán có thể can thiệp sâu hơn để thực hiện điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chị em được khuyến nghị nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để nhận được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi triệu chứng đại tiện ra máu kéo dài xuất hiện, mẹ bầu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Đặc biệt là khi đại tiện ra máu đi kèm với búi trĩ sa, các vết nứt rách hoặc chảy máu nhiều, cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chán ăn…

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đại tiện ra máu ở mẹ bầu, bạn có thể thực hiện một số vấn đề dưới đây.

2. Mẹ bầu có thể giảm áp lực cho vùng chậu

Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ trong việc cải thiện tình trạng đại tiện ra máu khi hậu môn và hệ thống tĩnh mạch bị tổn thương. Mẹ bầu có thể ngồi xổm khi đi vệ sinh để giảm áp lực tại vùng chậu, vận động nhẹ nhàng, không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, luyện tập một số bài tập nhẹ như đi bộ, yoga… 

Bà bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi bị đi đại tiện ra máu vì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để cải thiện chức năng đại tràng, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm hiện tượng đi đại tiện ra máu.

Mẹ bầu cũng nên giảm thiểu việc tiêu thụ đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc nội tạng động vật để tránh tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Uống nhiều nước

Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Mẹ bầu khi bị đại tiện ra máu nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Thêm vào đó, việc uống nhiều nước còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón, kích thích quá trình chuyển hóa, làm mềm phân nên hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả.

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, phong phú chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp ngăn ngừa táo bón cũng như hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa hiệu quả.

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Mẹ bầu cũng có thể tiêu thụ sữa chua hàng ngày để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
  • Giảm thiểu việc tiêu thụ đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm nhanh hoặc những món ăn có chứa chất kích thích có hại cho hệ tiêu hóa.

5. Hình thành thói quen đi vệ sinh vào thời gian cố định.

Mẹ bầu nên hình thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định có thể giúp giảm áp lực lên hậu môn trực tràng. Mẹ bầu không nên nhịn đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu để tránh nguy cơ gây bệnh hậu môn trực tràng.

Điều gì cần làm khi người phụ nữ mang thai đi đại tiện ra máu?
Điều gì cần làm khi người phụ nữ mang thai đi đại tiện ra máu?

6. Thường xuyên tham gia hoạt động thể dục thể thao

Việc rèn luyện thể dục thể thao không chỉ mang lại sức khỏe cho cơ thể mà còn giúp tăng cường nhu động ruột, tạo cảm giác thư giãn cho mẹ bầu.

7. Chú ý vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ

Vệ sinh vùng hậu môn một cách chính xác và sạch sẽ sẽ giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ hình thành ổ áp xe hậu môn. Theo đó, mẹ bầu nên sử dụng nước ấm để rửa vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, mặc đồ lót có khả năng thấm hút tốt và chất liệu thoáng mát nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

Hy vọng rằng những thông tin liên quan đến việc bà bầu đi đại tiện ra máu tươi sẽ giúp mọi người nhận thức được vấn đề này nghiêm trọng như thế nào. Từ đó, sẽ có phương pháp khắc phục nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu có bất kỳ điều gì còn lo lắng, hãy gọi theo số 0243 9656 999 để nhận tư vấn chi tiết hơn và đặt lịch khám.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *