Với nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan khác nhau dẫn đến bệnh nhân đã điều trị một thời gian bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để nhận biết sớm được các dấu hiệu này và tại sao đã điều trị lại bị bệnh trĩ tái lại?
Câu trả lời sẽ được các bác sĩ tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng giải đáp trong bài viết ngày hôm nay!
Giới thiệu và tầm quan trọng của việc nhận biết bệnh trĩ tái phát từ sớm
Dấu hiệu bệnh trĩ tái phát là những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ xuất hiện sau một thời gian người bệnh đã được điều trị, được tái khám và xác định bệnh trĩ đã khỏi hoặc đã được kiểm soát.
Định nghĩa bệnh trĩ và phân loại
Bệnh trĩ xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân như sinh hoạt, ăn uống, cơ địa và một số bệnh lý gây áp lực và chèn ép xuống hậu môn khiến đám rối tĩnh mạch bị sưng phồng lên, tụ máu, chảy máu và sa ra ngoài hậu môn.
Từ lâu nay các bác sĩ và các chuyên gia nghiên cứu hậu môn trực tràng phân loại bệnh trĩ ra thành trĩ nội, trĩ ngoại tùy theo vị trí xuất hiện và sự ảnh hưởng của búi trĩ đến người bệnh. Còn có một số cách phân loại khác dựa theo cấp độ và biến chứng như sa nghẹt trĩ, búi trĩ huyết khối, tắc mạch trĩ,…
- Trĩ nội: Khi búi trĩ xuất hiện và phát triển phía bên trong ống hậu môn chỉ rõ ràng khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và bị đại tiện ra máu nên thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
- Trĩ ngoại: Phát triển tại vùng rìa hậu môn và được bao bọc bởi vùng da nhạy cảm tại hậu môn. Vì phát triển ở ngoài hậu môn nên trĩ ngoại thường được phát hiện sớm bởi các triệu chứng rất đau, ngứa và khó chịu.
- Trĩ hỗn hợp: Khi ở hậu môn của bệnh nhân tồn tại song song cả búi trĩ ngoại và búi trĩ nội.
Tầm quan trọng của việc nhận biết bệnh trĩ tái phát từ sớm
Không chỉ riêng các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát nên được phát hiện sớm mà bất kỳ bệnh lý nào cũng cần được chú trọng vì các dấu hiệu khi tái lại sẽ có mức độ nghiêm trọng và phát triển rất nhanh chóng.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời: Nhận biết sớm các dấu hiệu tái phát giúp bạn có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giảm thiểu đau đớn và khó chịu: Khi phát hiện sớm, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau và khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Ngăn ngừa biến chứng: Bệnh trĩ nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu do chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, hoặc thậm chí là hoại tử búi trĩ.
- Duy trì sức khỏe tổng thể: Chú ý đến các dấu hiệu tái phát giúp bạn duy trì thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Tăng hiệu quả điều trị: Việc theo dõi và nhận biết các dấu hiệu tái phát giúp bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp, tăng hiệu quả điều trị.
Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi điều trị xong nhất là khi các phương pháp chữa bệnh còn truyền thống và thủ công.

Các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát
Về cơ bản, dấu hiệu bệnh trĩ tái phát tương đối giống với các triệu chứng bệnh ở lần đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu này sẽ gây ra ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống của người bệnh.
Hiện tượng chảy máu hậu môn
- Triệu chứng: Chảy máu khi đi tiêu, máu có thể dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Tuy nhiên khác hẳn trong lần đầu tiên mắc bệnh lượng máu chảy khi đại tiện sẽ tăng nhanh đột ngột dễ dẫn đến thiếu máu, ngất xỉu và suy nhược cơ thể.
- Nguyên nhân: Do các tĩnh mạch trĩ bị tổn thương sưng phồng, tụ máu hoặc viêm nhiễm tiếp xúc với phân qua quá trình đại tiện và thói quen rặn mạnh của người bệnh.
- Mức độ nghiêm trọng: Cao hơn hẳn so với lần đầu bị trĩ do các tổn thương cũ chưa được kiểm soát nên các triệu chứng rõ ràng và nguy hiểm, ảnh hưởng hơn.
Cảm giác đau đớn và khó chịu
Là một trong số các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát gây khó chịu nhất, đau hậu môn nhận biết qua cảm giác đau rát, đau nhói ở vùng hậu môn, đặc biệt khi ngồi lâu, đứng lâu, mang vác vật nặng hoặc đi tiêu.
- Nguyên nhân: Thường là do búi trĩ sa ra ngoài hoặc bị viêm nhiễm, tổn thương và chảy máu hậu môn.
- Cảm giác đau có thể tăng khi ngồi lâu, rặn mạnh khi đi tiêu, hoặc sau khi vận động mạnh
Gây ngứa theo thời điểm và kích ứng
Nhận biết qua các dấu hiệu ngứa ngáy, kích ứng ở vùng hậu môn. Do dịch nhầy từ búi trĩ hoặc do vệ sinh không đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt ngứa hậu môn và ngứa do trĩ thường kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu hoặc đau.
Hậu môn bị sưng và viêm
- Triệu chứng nhận biết hậu môn bị viêm sưng: Vùng hậu môn sưng, cảm giác cộm hoặc có khối u nhỏ.
- Cảm giác cộm: Cảm giác như có vật lạ ở hậu môn, đặc biệt khi ngồi hoặc đại tiện và hoạt động mạnh như chạy nhảy.
Mức độ sa búi trĩ
Bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu bệnh trí tái phát rất quen thuộc khi búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, có thể tự co lại hoặc phải dùng tay đẩy vào.
Mức độ sa búi trĩ:
- Độ 1: Búi trĩ không lòi ra ngoài
- Độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lại
- Độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài và phải dùng tay đẩy vào
- Độ 4: Búi trĩ lòi ra ngoài và không thể đẩy vào.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Lý do mà người bệnh nên nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát giúp bạn có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào thì cần liên hệ với cơ sở y tế uy tín hoặc địa chỉ mà bạn đã điều trị trước đây. Lưu ý: Hãy kiểm tra lại độ uy tín và chất lượng khám chữa bệnh tại địa chỉ cũ bởi nguyên nhân bệnh trĩ của bạn tái phát có thể do chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế đó.

Xem thêm : Bệnh trĩ sưng to : Nguyên nhân gây ra và cách chữa hiệu quả hiện nay
Lý giải nguyên nhân bệnh trĩ tái phát dù đã được điều trị
Với các bệnh nhân đã hoặc chuẩn bị điều trị bệnh trĩ thì việc có thể phải đối mặt với dấu hiệu bệnh trĩ tái phát là điều họ không hề mong muốn. Bệnh nhân mắc trĩ bị đau đớn và khó chịu nên luôn mong được chữa trị hiệu quả và dài lâu.
Bác sĩ Trịnh Tùng – phụ trách Trung tâm Hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trĩ tái phát.
- Nguyên nhân chủ quan có thể người bệnh điều trị không đúng cách, nên chỉ nhận thấy các triệu chứng biến mất nên nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, sự thật là bệnh vẫn còn và tiếp tục phát triển; cũng có thể sau khi điều trị ổn định người bệnh vẫn sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến khả năng hình thành búi trĩ mới.
- Về nguyên nhân khách quan có thể do quy trình chữa trĩ chưa đúng (sử dụng thuốc chưa đúng, đủ liều, chưa khỏi đã dừng thuốc, bệnh nhân không tái khám); hoặc do tay nghề bác sĩ và phương pháp chưa mang đến hiệu quả và chưa cắt được sự hình thành trĩ từ gốc. Vậy nên bệnh chỉ khỏi được một thời gian và tái lại nhanh chóng.
Bệnh nhân tự chữa bệnh tại nhà không có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa
Khi đi khám và chia sẻ về tình trạng bệnh trĩ tái lại của mình bác sĩ Trịnh Tùng nhận thấy có đến 50% bệnh nhân tự chữa ở nhà, sau đó các dấu hiệu có thể được cải thiện một thời gian nên nhầm lẫn rằng bệnh đã khỏi. Khi dừng thuốc hoặc sau một thời gian dùng thuốc các triệu chứng không được kiểm soát bắt đầu trầm trọng và gây ảnh hưởng hơn đến sức khoẻ của người bệnh.
Trên thực tế đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại tại Việt Nam khi tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hoá và tăng cao nhưng lựa chọn của hơn 50% bệnh nhân là tự tìm cách điều trị tại nhà trong giai đoạn nhẹ – rất dễ điều trị và ít tốn kém nếu được thăm khám và chữa trị đúng cách. Sau đó khi dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau, thậm chí nhiều bệnh nhân còn đắp lá vào hậu môn và kết quả là hoại tử, viêm nhiễm cần cấp cứu gấp. Và chính vì vậy, đây là lý do phổ biến của sự xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ tái phát.
Bệnh nhân điều trị nội khoa không đúng cách, không tái khám để kiểm tra
Một số bệnh nhân khác thì có được hỗ trợ khám và kê đơn thuốc bôi, thuốc uống và mỗi liệu trình thường sẽ từ 7 – 10 ngày và tái khám để bác sĩ xem xét có nên kê thêm thuốc hay không. Tuy được lưu ý như vậy nhưng bệnh nhân thường chỉ dùng hết thuốc, nhận thấy không còn triệu chứng nên chủ quan không đi tái khám nên thực tế bệnh chưa khỏi, vẫn có thể tái lại như bình thường.
Đó là chưa kể đến những trường hợp bệnh nhân tự sử dụng thuốc tại nhà có thể quên liều, bỏ liều và sử dụng không đúng cách khiến quá trình điều trị không mang lại hiệu quả.
Phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn
Khi không thể điều trị nội khoa bác sĩ có thể cho bệnh nhân lựa chọn các phương pháp can thiệp ngoại khoa khác. Một số phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại khoa đã cũ như tiêm xơ, thắt chun búi trĩ có tỷ lệ tái phát khá cao lên đến 20 – 30%.
Tay nghề bác sĩ chưa tốt nên chưa loại bỏ được hoàn toàn búi trĩ
Thường diễn ra ở các bệnh nhân điều trị mổ trì theo các phương pháp truyền thống, cắt trĩ thủ công và cách này đòi hỏi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và quy trình chặt chẽ để hạn chế viêm nhiễm sau mổ. Tuy nhiên do tiếc tiền, còn chưa hiểu hết về sự nguy hiểm của bệnh trĩ nên nhiều người bệnh lựa chọn cắt trĩ tại các cơ sở y tế chất lượng kém với các bác sĩ còn non nghề hoặc trái ngành nên hiệu quả không kéo dài được lâu.
Bệnh nhân chủ quan, không phòng tránh bệnh
Bệnh trĩ cũng như nhiều bệnh khác, người bệnh tuyệt đối không chủ quan dù đã được điều trị khỏi, nếu vẫn tiếp tục diễn biến sinh hoạt như cũ, bệnh trĩ có nguy cơ hình thành và phát triển nhanh chóng. Khi đó, bệnh nhân lại tiếp tục vòng xoay chữa trĩ. Những thói quen khiến hình thành trĩ là:
- Chế độ ăn ít chất xơ, quá nhiều đồ dầu mỡ chiên rán và sử dụng các chất kích thích, đồ ăn thiếu lành mạnh có thể gây táo bón, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.
- Ăn nhiều đồ ăn cứng, khó tiêu hóa: Các loại thực phẩm này làm ruột phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ tái phát trĩ.
- Ngồi lâu, ít vận động: Ngồi lâu hoặc ít vận động làm máu không lưu thông tốt, gây ứ đọng máu ở tĩnh mạch hậu môn.
- Căng thẳng khi đại tiện: Rặn mạnh khi đại tiện làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, dễ gây tái phát trĩ.
Ngoài ra, những đối tượng dù đã được điều trị nhưng vẫn có nguy cơ bị bệnh trĩ tái lại như phụ nữ ở giai đoạn mang thai, người bị bệnh béo phì, người cao tuổi và có mắc bệnh viêm ruột, bệnh lao kéo dài.

Cần làm gì khi bị bệnh trĩ tái phát?
Các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát sẽ xuất hiện với cường độ cao hơn, tiến triển nhanh hơn và ảnh hưởng nặng hơn so với các triệu chứng ban đầu. Chính vì thế người bệnh cần:
Thay đổi thói quen sinh hoạt ngay khi phát hiện
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát như đại tiện ra máu, sưng đau ngứa rát hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài bạn cần chú ý:
- Vệ sinh thật sạch hậu môn 2 – 3 lần/ngày với nước muối sinh lý và nước sạch hoặc dung dịch cồn đỏ pha loãng để tránh viêm nhiễm nặng hơn. Chú ý sử dụng các loại quần vải thoáng mát, không mặc quần quá chật hay quá bí bách và nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời.
- Về chế độ ăn uống: Nên tích cực ăn rau xanh, rau củ quả và chất xơ; uống nhiều nước, hạn chế các loại trà, cà phê hay đồ ngọt để hỗ trợ hệ tiêu hoá làm mềm phân, tránh táo bón khiến búi trĩ phát triển nhanh chóng.
Khám và điều trị tại cơ sở y tế chất lượng cao và đã chữa khỏi cho nhiều người
Nhận thấy hiện trạng nhiều bệnh nhân gặp sai lầm khi lựa chọn địa chỉ chữa bệnh trĩ bác sĩ Trịnh Tùng chia sẻ: “Một địa chỉ khám và điều trị bệnh trĩ hiệu quả tránh tái phát về sau phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau:
Về độ uy tín và hợp pháp
Dù là trung tâm y tế, phòng khám đa khoa hay bệnh viện chữa trĩ đều cần có giấy phép trong hoạt động khám chữa bệnh. Điều này đảm bảo cho quyền lợi và sự an toàn của chính người bệnh khi điều trị tại cơ sở y tế đó.
Trang thiết bị và cơ cấu hạ tầng phải từ mức đầy đủ trở lên
Tức là phòng khám, phòng chờ và các phòng thực hiện thủ thuật, xét nghiệm phải được phân chia riêng lẻ để đảm bảo thoải mái và tránh lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị. Công tác vệ sinh cần được đảm bảo để khi chữa bệnh không dễ bị viêm nhiễm và để cho bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn.
Đội ngũ y bác sĩ là những người có danh tiếng
Các bác sĩ phải học tập, công tác và thực chiến khám chữa bệnh có trình độ và có nhiều thông tin uy tín trên các nền tảng thông tin đại chúng. Chứng minh bác sĩ có tay nghề cao và được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Các bác sĩ này tận tâm, có chuyên môn cao nên sẽ giúp cho người bệnh hiểu về bệnh cũng như hiểu về phương pháp, phác đồ chữa bệnh. Cũng đảm bảo hiệu quả điều trị cao hơn so với các bác sĩ có thâm niên, kinh nghiệm ít hơn.
Phương pháp chữa bệnh
Khuyến khích lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên với các phương pháp hiện đại sẽ được ưu tiên hơn bởi tính tối ưu như: thực hiện với mức độ đau đớn ít hơn, hạn chế chảy máu nên giảm tỷ lệ thương tổn, giảm tỷ lệ tái phát. Tiết kiệm được thời gian điều trị, thời gian nghỉ dưỡng hồi sức và tiết kiệm được chi phí nằm viện, ăn ở tại viện và người thân chăm sóc.
Xem thêm : Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng khác nhau ở đâu ?
Thăm khám định kỳ kể cả khi đã được điều trị khỏi bệnh
Tái khám là điều bạn nhất định phải thực hiện, tái khám giúp bác sĩ xác định được mức độ hồi phục cũng như cho bạn thêm lời khuyên về sinh hoạt để phòng chống tái phát trở lại. Từ 3 – 6 tháng một lần kể cả khi không nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ tái phát bạn cũng nên đi tái khám để kiểm tra về tình trạng bệnh của mình.
Nếu lo lắng tốn thời gian và ảnh hưởng đến công việc bạn nên lựa chọn phòng khám ngoài giờ như Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Tại đây có đầy đủ điều kiện từ trang thiết bị đến các bác sĩ, đây cũng là nơi PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm – nguyên chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đang công tác và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bệnh nhân Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Những thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ tái phát đã được cung cấp đầy đủ, nếu có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn khám, tư vấn về chi phí và các ưu đãi lên đến 50% hãy nhấc máy lên và gọi ngay 0243 9656 999. Các chuyên viên nhiều kinh nghiệm của phòng khám sẵn sàng hoạt động 24/7 để giải đáp và hỗ trợ người bệnh bất cứ lúc nào.
Trả lời