Mổ trĩ nội khi nào được chỉ định, nên mổ trĩ với phương pháp nào, quy trình thực hiện mổ trĩ ra sao, nên chăm sóc sau khi mổ trĩ như nào… Tất tần tật những câu hỏi mà người bệnh đang quan tâm sẽ được giải đáp trong bài viết sau dưới sự tư vấn kiến thức chuyên môn của Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – với hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa trĩ và là Nguyên bác sĩ phẫu thuật khoa Ngoại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tên gọi của tình trạng các tĩnh mạch tại hậu môn bị áp lực dẫn đến sưng phồng, chuyển đổi tính chất và đặc điểm của khu vực vùng da trong ống hoặc phía rìa hậu môn. Bệnh trĩ cơ bản được chia thành 2 loại dựa trên vị trí xuất hiện của búi trĩ là:
- Trĩ nội: Xuất hiện và phát triển trong ống trực tràng, nội trĩ hoàn ở phía trên đường lược nên các triệu chứng bệnh âm thầm và khó phát hiện hơn.
- Trĩ ngoại: Xuất hiện tại vùng da rìa hậu môn và ở phía dưới đường lược với các triệu chứng rầm rộ hơn khi búi trĩ thường trực ở ngoài hậu môn.
- Khi xuất hiện đồng thời cả búi trĩ ngoại và búi trĩ nội các bác sĩ gọi là bệnh trĩ hỗn hợp.
Bất cứ ai cũng là đối tượng lý tưởng của bệnh trĩ nếu ăn uống, sinh hoạt và vận động không lành mạnh hay thường xuyên ngồi làm việc lâu, phụ nữ mang thai, người thường xuyên bị táo bón hay có thói quen rặn mạnh khi đại tiện. Những yếu tố ấy góp phần khiến cho phân cọ sát vào thành hậu môn gây ra thương tổn và hình thành các búi trĩ nội, trĩ ngoại.
Những đối tượng cần mổ trĩ nội
Mổ trĩ nội là phương pháp điều trị cải thiện tình trạng các búi trĩ nội xuất hiện, gây ra các triệu chứng vừa đau đớn, vừa khó chịu ảnh hưởng đến đời sống cũng như các hoạt động khác của người bệnh.
Người bệnh được chỉ định mổ trĩ nội sau khi đã được thăm khám đầy đủ, có đầy đủ hình ảnh, số liệu, kết quả để kết luận tình trạng bệnh cần được mổ mới đem lại hiệu quả chữa trị. Những trường hợp cần can thiệp mổ hay phẫu thuật trĩ nội là:
Bệnh trĩ nội ở cấp độ 2 trở lên

Ở cấp độ 1 nhẹ bệnh nhân khó có thể nhận biết được bệnh bởi các dấu hiệu cảnh báo không hề gây ra đau hay khó chịu. Do búi trĩ nội nằm tận phía sau bên trong ống hậu môn nên ở giai đoạn hình thành và phát triển búi trĩ bệnh nhân chỉ nhận ra nếu tinh ý phát hiện có máu lẫn trong phân.
Từ giai đoạn 2 trở lên, ngoài triệu chứng đại tiện ra máu người bệnh còn nhận thấy:
- Búi trĩ: Thập thò ở hậu môn khi đại tiện nhưng khi kích thước lớn hơn người bệnh phải lấy tay ấn vào phía trong hậu môn. Đến khi búi trĩ quá to và bị viêm nhiễm, sưng đau, chảy máu và dịch gây đau đớn và dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác.
- Sưng đỏ, tấy, đau rát và căng tức hậu môn với mức độ ngày càng nghiêm trọng dựa theo mức độ và thời gian. Ban đầu cảm giác đau hậu môn chỉ xuất hiện khi ngồi, nằm hoặc hoạt động mạnh. Tuy nhiên khi bệnh chuyển nặng cảm giác đau đớn và khó chịu sẽ bám lấy người bệnh cả ngày lẫn đêm.
- Chảy máu kéo dài: Bệnh càng nặng, tình trạng chảy máu khi đại tiện càng nghiêm trọng. Máu có thể chỉ rỉ trên giấy lau, tuy nhiên có thể chảy ồ ạt thành tia xuống bồn cầu khiến người bệnh bị thiếu máu, tụt huyết áp. hoa mắt, chóng mặt hay ngất xỉu.
Cũng chính vì thế, việc mổ trĩ nội khi bệnh có các triệu chứng từ giai đoạn 2 trở đi là cách chữa tối ưu, hiệu quả nhanh và hạn chế bệnh chuyển biến sang các giai đoạn và biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh trĩ nội kết hợp trĩ ngoại

Hay còn gọi là trĩ hỗn hợp, trĩ hỗn hợp là một dạng phức tạp của bệnh trĩ, bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đây là tình trạng khi các búi trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp với nhau, tạo thành một khối kéo dài từ trong ống hậu môn ra ngoài.
- Chảy máu nhiều: Điều này có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Viêm nhiễm: Búi trĩ lớn có thể bị viêm nhiễm, lan sang thành hậu môn và niêm mạc hậu môn, gây hoại tử
- Tắc nghẽn ống hậu môn: Điều này có thể dẫn đến áp-xe hậu môn, nhiễm trùng máu, và thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng.
Việc điều trị trĩ hỗn hợp thường phức tạp hơn so với các loại trĩ khác và thường cần kết hợp giữa các phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Mổ trĩ nội khi có cả trĩ ngoại là cách duy nhất mang lại hiệu quả lâu dài.
Bệnh trĩ nội có biến chứng

- Trĩ huyết khối: Trĩ nội huyết khối là một tình trạng nghiêm trọng của bệnh trĩ, khi các cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ nội, gây sưng và ngăn chặn quá trình lưu thông máu. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
- Sa nghẹt trĩ: Xuất hiện khi búi trĩ phát triển quá mức về kích thước và sa ra hẳn ngoài hậu môn không thể thụt vào trong và lấp đầy lỗ hậu môn khiến cho việc đại tiện không thể diễn ra bình thường. Người bệnh bị đau quặn bụng, khó chịu do tắc phân và có thể dẫn đến viêm đường ruột, thủng ruột…
- Viêm nhiễm loét búi trĩ: Búi trĩ một khi đã sa ra ngoài hậu môn thì tình trạng viêm loét chắc chắn sẽ xuất hiện. Cảm giác sưng, ngứa lại nóng bỏng, nguy cơ xuất hiện vết thương hở do gãi tăng cao và tăng cả mức độ viêm nhiễm, dịch mủ.
Ngoài ra, một số bệnh lý nấm, nhiễm virus hay bệnh lây qua đường tình dục khi mắc đồng thời cùng triệu chứng trĩ nội sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh chóng và ảnh hưởng sâu hơn.
Xem thêm: Các phương pháp cắt trĩ nội phổ biến hiện nay: Đối tượng, quy trình, lưu ý
Phương pháp mổ trĩ hiện nay
Phương pháp mổ trĩ nội là các cơ chế khác nhau sử dụng các thiết bị y tế khác nhau để loại bỏ búi trĩ nội một cách an toàn, hiệu quả dưới kinh nghiệm của các bác sĩ, y tá có chuyên môn. Một số phương pháp được nhiều bác sĩ ứng dụng để mổ nội trĩ hoàn là:
Mổ trĩ nội soi

Mổ trĩ nội soi hay mổ nội soi trĩ là một phương pháp hiện đại và hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ. Dưới đây là một số điểm đặc biệt của phương pháp này:
- Mổ trĩ nội soi tạo ra các vết thương nhỏ hơn so với phẫu thuật mở, giúp giảm đáng kể sự đau đớn và thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
- Với các vết thương nhỏ, nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau phẫu thuật cũng giảm đi.
- Thời gian phẫu thuật thường ngắn hơn, chỉ từ 20-30 phút, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
- Phương pháp này hạn chế tác động lên các cơ và dây thần kinh xung quanh vùng trĩ, giảm nguy cơ biến chứng sau mổ.
- Không để lại sẹo và không có biến chứng hẹp hậu môn do sẹo, xơ.
Phương pháp mổ trĩ nội soi yêu cầu tay nghề chuyên môn cao của bác sĩ và các trang thiết bị nội soi bệnh trĩ hiện đại, do đó không phải bệnh viện nào cũng có khả năng thực hiện.
Mổ trĩ laser

Với phương pháp này sử dụng tia laser để cắt bỏ búi trĩ, không cần dùng đến dao mổ hay dao điện nên hoàn toàn không lo bị chảy máu kéo dài hay gây ra đau đớn quá lớn. Tia laser tác động trực tiếp lên búi trĩ, làm tiêu hủy các mạch máu nuôi trĩ, giúp giảm đau và hạn chế tối đa cảm giác khó chịu. Do ít xâm lấn nên cách chữa này giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.
- Trước mổ trĩ laser: Người bệnh được hướng dẫn vệ sinh cá nhân, rửa hậu môn bằng dung dịch vệ sinh và cồn pha loãng và thay sang quần áo phẫu thuật. Sau đó bệnh nhân được gây tê vùng hậu môn để giảm cảm giác đau và thuận tiện hơn cho bác sĩ khi phẫu thuật.
- Khi mổ: Bác sĩ chiếu trực tiếp tia laser lên búi trĩ hoặc chân búi trĩ để loại bỏ hoặc làm co búi trĩ tự nhiên theo đường hướng dẫn đã vạch sẵn. Quá trình này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề vững và kinh nghiệm lâu năm.
- Hậu phẫu: Bác sĩ kết thúc thủ thuật, sát khuẩn, thêm băng gạc để thấm lượng hồng cầu và máu rỉ ra sau khi laser trĩ nội. Bệnh nhân được đưa về phòng để nghỉ ngơi và đo các chỉ số khác sau 30 phút và chuyển sang phòng bệnh thường.
Mổ trĩ bằng sóng cao tần

Là phương pháp hiện đại bậc nhất trong nền y học quốc tế và tại Việt Nam. Sự ra đời của công nghệ xâm lấn tối thiểu khiến cho các bác sĩ chuyên gia hậu môn trực tràng thở phào vì đã có thiết bị phục vụ phẫu thuật bệnh trĩ hiệu quả cao và giá cả vừa phải. Sóng cao tần HCPT II kết hợp với sự linh hoạt, chính xác và đảm bảo của siêu âm doppler khiến cho quá trình xác định và loại bỏ búi trĩ trở nên nhanh chóng, đơn giản và dễ chịu hơn bao giờ hết. Những ưu điểm của HCPT II:
- HCPT sử dụng sóng điện từ tần cao để làm đông các mạch máu trong búi trĩ, giúp giảm đau và hạn chế tổn thương các mô lành xung quanh.
- Nhờ khả năng làm đông mạch máu và cầm máu hiệu quả HCPT vừa giúp giảm số lượng máu mất đi, giảm nguy cơ nhiễm trùng của người bệnh sau một cuộc phẫu thuật mà còn giúp người bệnh có thời gian hồi phục nhanh chóng hơn.
- Quá trình phẫu thuật thường chỉ kéo dài từ 30 đến 45 phút, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và giảm căng thẳng trong quá trình phẫu thuật.
Với mức chi phí thấp hơn so với đốt trĩ bằng laser lại có ưu điểm vượt trội hơn hẳn phương pháp mổ trĩ nội soi, HCPT II ngày càng giữ vững vị thế độc tôn của mình trong làng chữa trĩ, nhất là với những trường hợp trĩ nội biến chứng, trĩ tái lại và lâu năm.
Xem thêm: Các phương pháp chữa trĩ nội phổ biến hiện nay
Chăm sóc người bệnh sau mổ trĩ như thế nào?
Ngoài tay nghề bác sĩ và phương pháp mổ trĩ nội thì việc bệnh nhân sau khi mổ được chăm sóc tốt cũng giúp cho vết thương nhanh khỏi, quá trình hồi phục được thuận lợi và rút ngắn hơn bình thường. Là người chăm sóc hoặc tự chăm sóc bản thân bạn nên chú ý những điều sau:
Đảm bảo vấn đề vệ sinh

Sau khi mổ trĩ dù với phương pháp nào đi chăng nữa thì người bệnh vẫn cần thay băng gạc trong tuần đầu tiên sau mổ do máu và dịch hồng cầu có thể vẫn rỉ ra từ vết thương chưa khép miệng. Chính vì vậy việc đảm bảo vùng hậu môn luôn khô và sạch là yếu tố tiên quyết giúp bệnh đảm bảo nhanh lành và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Để làm được điều đó bạn cần chú ý:
- Vệ sinh, thay băng gạc thường xuyên và đúng cách, có thể cần đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế nếu tự bản thân không làm được.
- Không làm ướt băng gạc và vùng hậu môn, cố gắng giữ khô hậu môn và lau hậu môn sau khi đại tiện bằng loại khăn bông mềm, tránh lau bằng giấy khô gây tổn thương hậu môn.
- Sử dụng loại quần lót thoải mái, rộng rãi, thoáng mát và thoáng khí để đảm bảo không cọ sát vào hậu môn và gây ra thương tổn.
- Trong những ngày đầu tiên bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên hạn chế tắm rửa, hoặc tắm đứng nếu cần.
- Sử dụng các loại thuốc trong đơn bác sĩ kê và tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài đơn.
Hoạt động thể chất
Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, sau đó 1 tuần thì bắt đầu hoạt động nhẹ nhàng với cường độ thấp. Nên đi bộ hoặc tập các môn thể thao nhẹ nhàng sao cho không va chạm mạnh đến hậu môn như yoga, tập thể dục theo bài nhẹ nhàng, dưỡng sinh.
Bác sĩ cũng khuyên người bệnh không nên hoạt động tình dục trong thời gian hồi phục vết mổ trĩ bởi các tác động có thể gây tổn thương, làm rách khu vực vừa được can thiệp kèm theo các nguy cơ khác.
Tránh ngồi một tư thế trong thời gian quá dài lâu khiến cho máu tích tụ và gây ra áp lực hoặc khiến cho máu chảy nhiều hơn. Nên thay đổi tư thế nằm, ngồi sau 1 – 2 tiếng.
Thực đơn ăn uống

Với người bệnh vừa mổ trĩ nội cần ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá và sau khi tiêu hoá phân mềm hơn, ví dụ như:
- Các loại rau củ hầm với xương, thịt vừa đầy đủ dinh dưỡng lại dễ ăn, dễ nấu và dễ tiêu hoá.
- Các loại súp có thịt, có đậu và có nấm mang lại nhiều năng lượng và dễ ăn.
- Các loại cháo đậu, cháo gà, cháo thịt băm và các loại thịt, hải sản, nấm khác…
- Hoa quả các loại cũng nên được bổ sung thêm vào bữa phụ để giảm tải áp lực số lượng trong một bữa ăn của người bệnh.
- Khoai lang, khoai nhật, khoai tây hầm hay nấu cháo, nấu súp giúp đại tràng dễ làm việc và đại tiện dễ dàng hơn.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày hỗ trợ thận, dạ dày, tim mạch làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tuyệt đối không nên lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, nước có ga, trà sữa, cà phê bởi các loại nước uống này làm loãng máu và có thể khiến cho vết mổ bị chảy máu kéo dài và lâu lành hơn. Các loại đồ ăn cứng, chiên rán nhiều lần, cay nóng dễ khiến cho phân bị khô – ảnh hưởng đến quá trình đại tiện nên người bệnh cần hạn chế sử dụng.
Tái khám đúng lịch chỉ định
Nhiều người bệnh thường bỏ qua bước tái khám do nhiều lý do mà không biết rằng việc khám tổng quát lại một lần sau khi kết thúc điều trị sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Giúp bác sĩ đánh giá mức độ hiệu quả, phù hợp của phương pháp đối với tình trạng bệnh.
- Giúp bác sĩ xử lý ngay khi nhận thấy có bất thường hoặc khi kết quả điều trị không như mong đợi.
- Giúp bác sĩ cảnh báo, đưa ra những lời khuyên về tình hình sức khoẻ hậu môn hiện tại của người bệnh.
Nếu nhận thấy bất thường như chảy máu kéo dài, đau đớn quá mức chịu đựng, hậu môn sưng kèm theo sốt… hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được can thiệp càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Cách chữa trĩ nội tại nhà: Những phương pháp bạn nên biết
Đến Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng – Mổ trĩ hiện đại, hiệu quả, an toàn
Không phải là điểm đến xa lạ của người bệnh trĩ nội. Không chỉ đến với Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng khi muốn mổ trĩ nội mà khi nhận thấy các dấu hiệu muốn mổ trĩ nội soi, mổ nội soi trĩ, nội soi bệnh trĩ,… tìm hiểu kiến thức về nội trĩ hoàn đến 90% bệnh nhân tại Thủ đô đều lựa chọn.

Với đội ngũ các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và là những cây đa cây đề trong ngành Hậu môn trực tràng bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng các dịch vụ và ưu đãi tại phòng khám:
- Hệ thống tư vấn 24/7 hoạt động không ngày nghỉ với các chuyên viên được đào tạo bài bản và luôn phải vượt qua các bài test hàng tuần để đảm bảo đủ điều kiện tư vấn cho bệnh nhân.
- Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp khám, chỉ định xét nghiệm và nội soi bệnh trĩ bằng thiết bị nội soi không dây – đang được miễn phí khi bạn đặt lịch hẹn online.
- Điều trị bệnh trĩ bằng nhiều phương pháp và đang nổi bật nhất có phương pháp sóng cao tần HCPT II vượt trội đa tính năng.
- Có cơ sở vật chất khang trang, phòng khám to rộng giữa lòng Hà Nội giúp người bệnh tiện đường đi lại cũng như không phải lưu viện tốn kém chi phí.
- Những hiệu quả sau khi chữa bệnh đã được nhiều bệnh nhân đăng tải và phản hồi về với phòng khám nên từ mười bệnh nhân giới thiệu phòng khám ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng hơn.
Những thông tin về phương pháp, quy trình, lưu ý khi mổ trĩ nội đã được cung cấp trong bài viết trên. Nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình mời bệnh nhân gọi về tổng đài 0243 9656 999 lựa chọn khoa Hậu môn trực tràng để được hỗ trợ.
Trả lời