Những biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu dễ nhận biết nhất

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bị trĩ trong quá trình mang thai là bệnh lý tương đối phổ biến hiện nay khi dễ thấy những biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu ngày càng rõ ràng. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng càng về lâu càng gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe chị em nếu không được điều trị kịp thời. Để nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai, hãy đọc hết bài viết sau đây để biết câu trả lời.

Bệnh trĩ và tình trạng xảy ra ở thai phụ

Trĩ được xem là một bệnh lý hậu môn – trực tràng đặc biệt phổ biến hiện nay, xuất hiện do tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép lâu ngày dẫn đến bị tắc nghẽn, sưng phồng, máu ứ đọng dẫn đến hình thành các búi trĩ. Tùy theo vị trí búi trĩ mà gồm có trĩ nội và trĩ ngoại với những biểu hiện khác nhau.

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi trong đó có cả phụ nữ mang thai với những biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu rõ ràng. Tình trạng bệnh lý này thường không ảnh hưởng nhiều ở giai đoạn đầu nhưng càng để lâu bệnh có thể chuyển biến thành những biến chứng nặng, cực kỳ nguy hiểm. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo, nếu mẹ bầu có biểu hiện bệnh trĩ nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Bệnh trĩ và tình trạng xảy ra ở thai phụ
Bệnh trĩ và tình trạng xảy ra ở thai phụ

Bị trĩ trong quá trình mang thai, nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ gặp phải những dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai không phải hiếm gặp hiện nay khi số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng bệnh lý này ở chị em, có thể điểm qua một số nguyên do chính dẫn đến tình trạng bệnh lý này như sau:

1. Do áp lực lớn lên thành tử cung

Khi thai lớn dần, tử cung sẽ tăng áp lực lên xương chậu, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Tử cung lớn áp lực hệ tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, gây đau đớn, sưng lên và có thể chảy máu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mắc biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu rất phổ biến, quen thuộc.

2. Do thay đổi Hormone progesterone

Hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn trong thai kỳ để giúp thai nhi nuôi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng khả năng bị trĩ khi mang thai vì nó làm tăng khả năng giãn thành tĩnh mạch. Điều này dẫn đến mở rộng tĩnh mạch và tăng thể tích và tốc độ máu, dẫn đến nguy cơ máu tích tụ, ứ đọng cực kỳ cao khiến cho tình trạng bị trĩ tăng cao.

3. Do tình trạng bị táo bón kéo dài

Các vấn đề về tiêu hóa cũng thường xảy ra khi mang thai, bao gồm táo bón. Một nghiên cứu cho thấy có tới 38% phụ nữ mang thai bị táo bón vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ, nhiều người trong số họ tiếp tục bị táo bón trong nhiều tháng. Bệnh trĩ cũng thường là do táo bón, làm tăng căng thẳng khi đi đại tiện, mỗi lần đại tiện cần phải dùng sức rặn khiến áp lực lên tĩnh mạch hậu môn tăng cao, nguy cơ dẫn đến những biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu cực kỳ cao ở thời điểm này.

4. Do tác dụng phụ của thực phẩm chức năng

Các dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể do thực phẩm chức năng, chẳng hạn như sắt. Do đó, hãy suy nghĩ về việc bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng khác vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn; hãy tăng cường rau xanh, củ quả và thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ; và hãy chỉ ăn thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

5. Do ảnh hưởng ít vận động khi mang thai

Thường trong quá trình mang thai, chị em sẽ ít vận động do cơ thể nặng nề, mệt mỏi và thường ngồi rất nhiều. Điều này vô hình chung làm tăng áp lực lớn lên thành tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến bị bệnh trĩ. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu còn có thể do cơ thể tăng cân quá nhanh, do kích thước thai nhi lớn, ảnh hưởng do quá trình sinh nở gặp khó khăn,…

Bị trĩ trong quá trình mang thai, nguyên nhân do đâu?
Bị trĩ trong quá trình mang thai, nguyên nhân do đâu?

Nhận biết nhanh chóng 05 biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu

Việc nhận biết sớm những triệu chứng bệnh trĩ ở mẹ bầu là cần thiết bởi nó quyết định đến thời gian thăm khám cũng như hiệu quả điều trị của người bệnh. Vì thế, chị em có thể chủ động quan sát và nhận biết một số biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu tương đối điển hình như sau:

1. Đau rát hậu môn

Đây được xem là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai tương đối quen thuộc khi hầu hết ai cũng gặp phải triệu chứng này. Xuất hiện búi trĩ ở hậu môn sẽ cản trở, chèn ép ống hậu môn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Khi thai phụ dùng sức để đào đẩy chất thải ra bên ngoài sẽ khiến cho ống hậu môn bị tổn thương gây đau rát.

Ngoài ra, ở ống hậu môn còn có tình trạng xuất hiện các vết nứt hậu môn khiến cho mức độ đau rát ngày càng nghiêm trọng. Chị em thường có cảm giác đau rát ngay sau khi đi đại tiện hoặc cảm giác này có thể kéo dài vào giờ sau khi đi đại tiện. 

2. Chảy máu khi đại tiện

Một trong những biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu đặc biệt phổ biến là đại tiện chảy máu dễ nhận biết. Khi đi đại tiện, do phân cứng khó đào thải ra bên ngoài nên chị em phải dùng sức rặn mạnh dẫn đến trầy xước ống hậu môn dẫn đến chảy máu hậu môn. Lúc này, người bệnh có thể nhận biết khi thấy có máu lẫn trong phân hoặc thấy máu dính trên giấy vệ sinh.

Càng về sau, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi máu có thể chảy nhỏ giỏi, chảy thành tia với lượng máu tương đối nhiều. Nếu để lâu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nguy hiểm.

3. Ngứa ngáy hậu môn

Khi bị trĩ, ở hậu môn thường tiết dịch nhầy nhiều biết thường khiến cho vùng hậu môn này thường xuyên bị ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Chính điều này khiến cho chị em khi mang bầu mà bị trĩ sẽ có biểu hiện ngứa ngáy dai dẳng, liên tục, đặc biệt ngứa dữ dội sau khi đi đại tiện. 

4. Xuất hiện cục thịt thừa

Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai điển hình mà chị em có thể nhận biết. Thường thì chị em có thể nhận thấy có khối thịt thừa nhô ra ở hậu môn, trường hợp này thường phổ biến ở bệnh trĩ ngoại. Chị em lúc này có thể nhìn thấy, sờ thấy. Ngoài ra, có thể nhận thấy xung quanh ống hậu môn có biểu hiện sưng tấy, khi ấn vào có biểu hiện hơi đau nhức. 

5. Biểu hiện sa búi trĩ

Sa búi trĩ được xem là biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu tương đối nặng bởi sa búi trĩ thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh trĩ. Nếu bạn bị trĩ nội, đại tiện trĩ sẽ bị thò ra ngoài, nhưng nếu bạn bị trĩ ngoại, trĩ sẽ phồng lên. Các búi trĩ thò ra nhiều hơn và không có dấu hiệu tụt vào trong càng ngày càng to hơn. Ngoài ra, búi trĩ làm tăng nguy cơ xuất huyết nhiều hơn so với bình thường. Do đó, bà bầu thường cảm thấy đau rát và khó chịu khi ngồi.

Nhận biết nhanh chóng 05 biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu
Nhận biết nhanh chóng 05 biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu

Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Không nên chủ quan với những biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu bởi có thể giai đoạn đầu, bệnh chưa gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nếu chậm chữa trị, càng về sau bệnh càng diễn biến nặng hơn bao giờ hết.

Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều chị em có biểu hiện trĩ khi mang thai không chữa trị sớm đã gặp phải những biến chứng tương đối nguy hiểm như:

  • Sức khỏe sa sút: Khi bị bệnh trĩ lâu ngày, thai phụ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người do tình trạng ngứa ngáy dai dẳng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai phụ khiến da ngày càng xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt khó chịu.
  • Nguy cơ thiếu máu: Khi tình trạng đại tiện ra máu thường xuyên kéo dài sẽ khiến lượng máu chảy ra ngày càng nhiều, điều này dẫn đến khả năng thiếu máu ở thai phụ rất cao. Hơn nữa, nếu máu chảy ra từ khu vực nứt kẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, có thể nguy hiểm tới tính mạng nên cần điều trị sớm. 
  • Viêm nhiễm hậu môn: Khi có biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài thì đây lại là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển dẫn đến viêm nhiễm búi trĩ, gây ra viêm nhiễm hậu môn xung quanh.
  • Tắc nghẽn hậu môn: Trĩ sa nghẹt lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn hậu môn, hẹp ống hậu môn khiến cho việc đi đại tiện ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng phân trong trực tràng.
  • Hoại tử búi trĩ: Một khi búi trĩ bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ các ổ viêm, các ổ viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác. Đến một thời điểm, các ổ viêm nhiễm nặng sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử búi trĩ cực kỳ nguy hiểm, gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh.

Có thể thấy, những biến chứng từ việc bị biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu lâu ngày sẽ dẫn đến những tổn thương mức độ nặng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Nếu lúc này không có biện pháp can thiệp điều trị ngay có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không?
Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu hiệu quả

Muốn điều trị khỏi các dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai thì người bệnh cần phải thăm khám chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh lý. Khi đã chẩn đoán chính xác mức độ bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả với từng bệnh nhân.

  • Điều trị trĩ với thuốc: Khi mang thai, chị em bắt buộc phải tránh một số loại thuốc không được sử dụng nên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cẩn thận để phù hợp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhanh chóng. Sử dụng đúng thuốc sẽ mang lại kết quả cao cũng như hạn chế tình trạng ảnh hưởng, tác dụng phụ đến thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.
  • Điều trị trĩ ngoại khoa: Đa số trường hợp nữ giới xuất hiện biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu, bác sĩ sẽ không khuyến cáo thực hiện thủ thuật ngoại khoa để điều trị do lo sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp bệnh diễn biến nặng thì buộc phải can thiệp điều trị ngoại khoa nhanh chóng. Chị em nên lựa chọn địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để điều trị. Chị em có thể lựa chọn phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT – II chữa trĩ với hiệu quả cao, loại bỏ chính xác chân trĩ, ngăn ngừa bệnh tái phát; đồng thời không gây đau đớn, ít chảy máu, không để lại sẹo, mức độ hồi phục nhanh chóng đang được áp dụng điều trị tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

Tuy nhiên, cần lưu ý, khi xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai thì chị em tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc uống, thuốc bôi về sử dụng hay áp dụng các mẹo dân gian chữa trị. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé mà còn khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn.

Phương pháp điều trị biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu hiệu quả
Phương pháp điều trị biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu hiệu quả

Xem thêm : Những cách nhận biết bệnh trĩ dễ nhất qua từng dấu hiệu

Tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Trên thực tế, có thể chủ động phòng ngừa biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu ngay từ thời kỳ đầu thai kỳ. Bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ nên tuân theo chế độ sinh hoạt lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Bổ sung nhiều chất xơ: Để tránh táo bón, hãy ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ và chất nhuận tràng. Ngoài ra, để thai phụ không gặp khó khăn khi đại tiện, họ cần uống đủ nước mỗi ngày. Rau mồng tơi, đậu bắp, khoai lang và chuối là một số loại thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chị em có thể uống nước ép hoa quả để tăng khả năng bổ sung chất xơ.
  • Uống nhiều nước: Bạn nên đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, việc làm này giúp cho phân mềm ra, công dụng bôi trơn giữ nước ở trực tràng nên việc đi đại tiện từ đó cũng dễ dàng hơn.
  • Kiêng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: Tuyệt đối không được ăn các loại đồ ăn cay nóng hay đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ bởi điều này không tốt cho hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến việc đi đại tiện. 
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê: Các loại đồ uống này là cấm kỵ đối với mẹ bầu, bên cạnh đó nó cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột, hệ tiêu hóa, nguy cơ gia tăng mắc bệnh trĩ cao.

Tuân theo chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ mang thai trong những tháng cuối thai kỳ sẽ rất tốt cho việc lưu thông máu; đồng thời giúp các cơ co thắt hậu môn hoạt động tốt hơn và co bóp đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Tạo thói quen đại tiện đúng giờ: Việc đi đại tiện đúng giờ sẽ hạn chế tình trạng chị em nhịn đại tiện, không đi đại tiện ngay khi có cảm giác bởi nếu nhịn đi đại tiện lâu ngày có thể dẫn đến ứ đọng phân cực kỳ nguy hiểm.
  • Không bê vác vật nặng: Phòng ngừa biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu chính là không bê vác vật nặng khi mang thai bởi điều này có thể gây dồn sức nặng lên vùng hậu, vùng cơ hậu môn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Không đi đại tiện quá lâu: Chỉ nên đi đại tiện trong một khoảng thời gian quá lâu, tránh việc ngồi đại tiện quá lâu có thể dồn sức ép lên tĩnh mạch hậu môn cực kỳ không tốt cho mẹ bầu.
Tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai
Tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Một số thắc mắc khác về biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu

Bên cạnh việc nhận biết nhanh về những dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai thì còn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh bệnh trĩ khi mang thai được nhiều chị em quan tâm như:

Bị trĩ khi mang thai sinh thường được không?

Nhìn chung, trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến quá trình sinh. con. Do đó, thai phụ vẫn có khả năng sinh thường đúng thời điểmược. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuốc nếu hợp trĩ của trẻ nặng quá mức, gây đau rát và cản trở họ nở.uống để loại bỏ búi trĩ. 

Bị trĩ khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bác sĩ giải đáp về tình trạng bệnh lý này như sau: bệnh trĩ xảy ra ở khu vực hậu môn – trực tràng, hoàn toàn không liên quan gì đến cơ quan sinh dục hay tử cung, buồng tử cung nên không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Hai bộ phận này là hoàn toàn tách nhau nên dù bị trĩ thì sức khỏe của trẻ cũng không bị ảnh hưởng gì cả.

Bị trĩ khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bị trĩ khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Xem thêm : 5+ cách chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian và ngoại khoa

Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu có tự khỏi không?

Đây là thắc mắc tương đối quen thuộc của chị em khi muốn biết các biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu có tự hết không. Bác sĩ cho biết có một số ít trường hợp khi bệnh mới ở giai đoạn chớm đầu thì bệnh có thể khỏi nếu chị em duy trì được chế độ ăn dinh dưỡng cũng như chú trọng những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, nếu khi bệnh đã có biểu hiện rõ ràng thì việc điều trị là bắt buộc bởi bệnh không thể tự khỏi, nếu càng để lâu càng nặng.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin chi tiết về biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu, một căn bệnh tương đối phổ biến được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Mong rằng những thông tin trên đã giúp chị em hiểu thêm được phần nào về căn bệnh này và chủ động phòng ngừa bệnh khi mang thai. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ nhanh chóng đến số hotline 0243 9656 999 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp nhanh chóng trong trường hợp bạn có thắc mắc bệnh lý cần lời giải đáp cụ thể.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *