Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến thường gặp ở độ tuổi trung niên nhưng đang dần có sự trẻ hoá và có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh lý này tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng càng để lâu càng có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chính vì vậy, nhận biết được các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ càng sớm càng tốt sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay của chúng tôi để tìm hiểu về các dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ nhé!
Tìm hiểu về bệnh trĩ: Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bệnh trĩ có tên khoa học là hemorrhoids là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị giãn, sưng phồng lên dẫn đến các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ. Dưới góc nhìn y học, bệnh trĩ không chỉ là vấn đề đơn giản khi các tĩnh mạch bị sưng phồng mà đây còn là hệ quả của nhiều yếu tố phức tạp bao gồm nguyên nhân sinh lý, thói quen sinh hoạt và các bệnh lý khác gây ra, cụ thể:
- Áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng: Trong cơ thể, các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng có chức năng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, khi bị tác động bởi áp lực mạnh, lâu dài, các tĩnh mạch này sẽ bị giãn rộng, mất tính đàn hồi và gây hình thành các búi trĩ. Các yếu tố thường gặp gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn thường gặp phải kể đến là táo bón, tiêu chảy mãn tính hoặc ngồi, đứng quá lâu trong thời gian dài
- Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ và quá trình sinh nở: Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ do những thay đổi về hormone và áp lực tăng lên ở vùng bụng và chậu. Trong giai đoạn mang thai, tử cung mở rộng và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chậu, làm máu khó lưu thông, dẫn đến tình trạng sưng phồng và giãn nở tĩnh mạch hậu môn.
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Y học chỉ ra rằng chế độ ăn uống thiếu chất xơ là yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón. Khi cơ thể thiếu chất xơ, phân sẽ trở nên khô cứng, khó đi qua hậu môn, buộc người bệnh phải rặn mạnh khi đi tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Vấn đề tuổi tác: Theo thời gian, cấu trúc của các tĩnh mạch và mô nâng đỡ tĩnh mạch ở vùng hậu môn sẽ yếu đi, giảm khả năng đàn hồi. Điều này là một trong những yếu tố tự nhiên mà y học cho rằng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người cao tuổi.

Nhận biết các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân loại chủ yếu dựa theo vị trí xuất hiện búi trĩ bao gồm trĩ nội – búi trĩ xuất hiện và phát triển nằm bên trong ống hậu môn trực tràng và trĩ ngoiaj – búi trĩ phát triển phía rìa ngoài hoặc trên bề mặt hậu môn.
Các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ ở mỗi loại thường không quá khác nhau mà chỉ có chút khác biệt mà mức độ cảm nhận, cụ thể như sau:
Trĩ nội: Biểu hiện ban đầu
Trĩ nội là tình trạng sưng phồng của các tĩnh mạch ở bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược, và không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy từ bên ngoài trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng ban đầu của trĩ nội thường âm thầm và không gây đau đớn nhiều do vùng này ít dây thần kinh cảm giác.
1. Chảy máu khi đi tiêu
Chảy máu khi đi đại tiện là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu của trĩ nội. Máu có thể xuất hiện dưới dạng vài giọt máu đỏ tươi bám trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Chảy máu không kèm theo đau, nên nhiều người dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác.
2. Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Khi trĩ nội tiến triển, búi trĩ có thể tiết ra dịch nhầy, gây ngứa ngáy và kích ứng vùng hậu môn. Dịch tiết ra do trĩ nội có thể làm ẩm và kích ứng da ở rìa hậu môn, gây cảm giác khó chịu, nhưng cơn đau thường không rõ rệt.
3. Cảm giác cộm cứng, khó chịu bên trong hậu môn
Ở giai đoạn đầu, búi trĩ nội mới hình thành và chưa ra sa ngoài nên người bệnh chỉ có thể cảm thấy hơi cộm trong ống hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Khi búi trĩ bước vào giai đoạn 2 thì thỉnh thoảng búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài nhưng tự co lại được nên người bệnh có thể không chú ý đến triệu chứng này.
4. Không cảm nhận được các cơn đau dù chảy máu, ngứa ngáy hậu môn
Do trĩ nội nằm trên đường lược – nơi ít các dây thần kinh cảm giác – nên người bệnh hầu như không cảm thấy đau đớn ở giai đoạn đầu, ngay cả khi có chảy máu hoặc ngứa ngáy. Cảm giác đau chỉ xuất hiện khi búi trĩ bị tắc nghẽn, viêm nhiễm hoặc bị sa ra ngoài và không co lại được.

Trĩ ngoại: Biểu hiện ban đầu
Trĩ ngoại là tình trạng sưng phồng của các tĩnh mạch bên dưới đường lược và nằm ở rìa hậu môn, vì vậy người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ từ bên ngoài. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại có biểu hiện rõ ràng và thường gây đau đớn nhiều hơn do có nhiều dây thần kinh cảm giác ở khu vực này.
1. Đau nhức, khó chịu vùng hậu môn
Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của trĩ ngoại là đau và cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt là khi ngồi lâu, đi tiêu, hoặc khi vận động mạnh. Do vùng trĩ ngoại nằm gần da, nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác, nên bất kỳ tổn thương hoặc sưng phồng nào cũng dễ dàng gây đau.
2. Ngứa ngáy, bỏng rát tại khu vực hậu môn
Khi trĩ ngoại xuất hiện, vùng da quanh hậu môn dễ bị kích ứng và ngứa ngáy, nhất là khi có dịch nhầy tiết ra từ búi trĩ. Ngoài ngứa, người bệnh có thể cảm thấy rát bỏng hoặc có cảm giác khó chịu kéo dài, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm hoặc khi vận động mạnh.
3. Sưng và nổi cục ở rìa hậu môn
Một biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ khác là sưng và nổi cục ở rìa hậu môn. Người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy hoặc nhìn thấy búi trĩ. Ở giai đoạn đầu, cục sưng có thể nhỏ, mềm, nhưng khi bệnh tiến triển, nó có thể to hơn, gây đau và cứng hơn do tình trạng tụ máu trong búi trĩ.
4. Chảy máu khi đi đại tiện
Mặc dù không phổ biến như ở trĩ nội, người bệnh trĩ ngoại cũng có thể gặp tình trạng chảy máu khi đi tiêu. Máu có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ và thường xảy ra khi búi trĩ bị kích thích, cọ xát hoặc bị vỡ do áp lực khi đi tiêu.
5. Cảm giác đau buốt đột ngột khi búi trĩ bị huyết khối
Một biến chứng thường gặp ở trĩ ngoại là huyết khối (tắc mạch máu trong búi trĩ). Khi huyết khối hình thành, máu không thể lưu thông qua búi trĩ, gây ra tình trạng sưng, đau đột ngột và rất khó chịu. Đây là một trong những tình trạng đau buốt cấp tính, yêu cầu can thiệp y tế để giải quyết huyết khối.
Có thể thấy các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ ở trĩ nội và trĩ ngoại có sự khác biệt rõ ràng. Trĩ nội thường có các triệu chứng âm thầm, không đau và dễ bỏ qua, trong khi đó, trĩ ngoại lại có xu hướng gây đau đớn nhiều hơn và có thể sờ thấy từ bên ngoài. Dù là triệu chứng của loại trĩ nào thì người bệnh cũng cần nhận biết và thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Có nên điều trị bệnh trĩ ngay khi thấy các dấu hiệu ban đầu không ?
Ngay khi thấy các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị ngay chính là lời khuyên của các chuyên gia y tế. Cụ thể, nguyên nhân khiến các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên điều trị bệnh trĩ từ sớm chính là:
- Ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn: Bệnh trĩ ban đầu có thể chỉ gây chảy máu nhẹ hoặc cảm giác khó chịu, nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành các giai đoạn nặng hơn. Khi búi trĩ ngày càng lớn, chúng có thể sa ra ngoài hậu môn và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu hơn gây đau đớn dữ dội, dễ bị nhiễm trùng,…
- Dễ dàng điều trị và ít gây đau đớn hơn: Trong giai đoạn đầu, trĩ thường có kích thước nhỏ và dễ kiểm soát bằng các biện pháp điều trị đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn và sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ. Những phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn ít gây đau đớn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp phẫu thuật trong các giai đoạn nặng.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Bệnh trĩ, dù ở giai đoạn đầu, vẫn có thể gây ra một số khó chịu khi đi tiêu hoặc khi ngồi lâu. Những triệu chứng như chảy máu, ngứa ngáy, đau rát, hoặc cảm giác có vật lạ trong hậu môn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Điều trị sớm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh không phải lo lắng về các triệu chứng phiền toái do trĩ gây ra.
- Phòng ngừa khả năng tái phát: Điều trị bệnh trĩ từ sớm không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn giúp người bệnh hình thành các thói quen sinh hoạt lành mạnh, như ăn uống giàu chất xơ, duy trì vận động thường xuyên, uống nhiều nước. Những thói quen này giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh trĩ tái phát trong tương lai.

Xem thêm : Những cách chữa bệnh trĩ dân gian hiệu quả dễ thực hiện
Đâu là biện pháp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu hiệu quả, an toàn hiện nay?
Như đã chia sẻ, điều trị ngay khi thấy các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh hạn chế việc phải can thiệp thủ thuật. Thay vào đó, trĩ giai đoạn đầu có thể cải thiện nhanh chóng bằng việc áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng như điều trị đơn giản bằng thuốc, cụ thể:
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống và lối sống là hai yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ:
- Bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột và giúp giảm áp lực khi đi tiêu, từ đó giảm nguy cơ tổn thương búi trĩ. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau xanh (rau cải, mồng tơi, rau muống,…), trái cây (táo, chuối, lê,…). Theo khuyến cáo, người bệnh có thể bổ sung tối đa khoảng 25 – 30g chất xơ mỗi ngày để hạn chế táo bón, cải thiện bệnh trĩ
- Cơ thể cần khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hoạt động tốt, vì vậy hãy uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để hỗ trợ làm mềm phân.
- Vận động giúp cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga là lựa chọn tốt cho người bị trĩ.
- Nên có thói quen đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, hạn chế nhịn lâu vì điều này sẽ khiến phân khô cứng, gây tổn thương lên búi trĩ. Bên cạnh đó, cũng không nên ngồi lâu trên bồn cầu vì điều này sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn khiến búi trĩ phát triển nhanh hơn

Sử dụng các loại thảo dược và phương pháp hỗ trợ
Từ xa xưa, cha ông ta đã có rất nhiều mẹo dùng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ giảm nhanh dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ. Các loại thảo dược được sử dụng thường có các thành phần kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ tuần hoàn máu rất tốt như:
- Bôi gel nha đam lên vùng hậu môn có thể giảm ngứa, đau và hiện tượng kích ứng hậu môn
- Tinh dầu tràm trà và tinh dầu hoa cúc có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn nhẹ, giúp làm dịu vùng hậu môn và giảm ngứa. Người bệnh nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng để tránh kích ứng.
- Trà xanh và lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, giúp giảm viêm và ngứa ở vùng hậu môn. Vì vậy, người bệnh có thể nấu nước từ lá trầu không hoặc trà xanh và dùng để rửa hậu môn hàng ngày.

Xem thêm : Trĩ nội chảy máu: Vấn đề bất thường cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị
Ở giai đoạn đầu, việc sử dụng các loại thuốc điều trị trĩ khá phổ biến bởi chúng làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc người bệnh cũng nên thăm khám, kiểm tra cẩn thận và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Một số loại thuốc thường dùng cho hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Thuốc bôi ngoài: các loại thuốc chứa hydrocortisone là thuốc được sử dụng nhiều nhất có tác dụng giảm ngứa và viêm ở vùng hậu môn. Do đó thuốc này giúp người bệnh hạn chế cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra
- Thuốc đặt hậu môn: Thuốc đặt hậu môn (như suppository) thường có dạng viên và được đặt vào bên trong hậu môn để điều trị trĩ nội. Thuốc có thể chứa các thành phần giảm viêm và giảm đau như hydrocortisone hoặc lidocaine, giúp giảm triệu chứng đau và sưng nhanh chóng.
- Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid: Nếu trĩ gây đau hoặc sưng tấy, thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể được sử dụng để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc này và cần tuân thủ đúng liều lượng hướng dẫn.

Xem thêm : Những nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu mà ít người biết
Lưu ý giúp ngăn ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu tiến triển nặng
Ngoài điều trị sớm khi thấy các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ, người bệnh cũng nên có các biện pháp chăm sóc tại nhà ngay cả khi đã điều trị khỏi để ngăn ngừa bệnh tái phát. Cụ thể người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp giảm sưng, giảm đau và cải thiện lưu thông máu ở vùng hậu môn giúp ngăn ngừa hình thành búi trĩ. Có thể thêm một chút muối hoặc baking soda vào nước để tăng tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm.
- Giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo là cách tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm ngứa. Nên sử dụng khăn mềm, giấy vệ sinh ẩm hoặc khăn lau dịu nhẹ để vệ sinh sau khi đi tiêu, tránh sử dụng giấy vệ sinh thô ráp hoặc có mùi hương hóa học gây kích ứng.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ trước và sau khi điều trị nhằm đánh giá, kiểm tra tình trạng của búi trĩ. Bên cạnh đó kiểm tra định kỳ giúp người bệnh phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nếu bệnh có dấu hiệu tái phát để kịp thời xử lý. Người bệnh khi thăm khám nên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Đa khoa Quốc tế Cộng đồng – nơi làm việc của đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng chuyên khoa hậu môn trực tràng là địa chỉ đáng để tham khảo nếu bạn chưa tìm được địa chỉ thăm khám uy tín.

Trên đây là thông tin chia sẻ về các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ của phòng khám chữa bệnh trĩ. Nếu có các dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng đi khám ngay hoặc liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí.
Trả lời