Chảy máu là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên với lượng máu quá lớn có thể gây ra một số hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Chính vì vậy, cần có cách chữa bệnh trĩ chảy máu hiệu quả để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu đó là cách gì trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Bệnh trĩ chảy máu là gì ?
Ngày càng nhiều bệnh nhân quan tâm đến cách chữa bệnh trĩ chảy máu bởi đây là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ chảy máu chính là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng viêm dẫn đến tình trạng phân đi qua ống hậu môn cọ xát với khu vực này gây ra chảy máu.
Tình trạng này diễn ra phổ biến hơn khi hậu môn xuất hiện nhiều búi trĩ sưng phồng hoặc người bệnh rặn mạnh khi đi vệ sinh gây áp lực lên những búi trĩ, dẫn đến sự vỡ mạch máu và chảy máu. Thông thường, máu xuất hiện dưới dạng vệt đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong nước tiểu.
Bệnh trĩ chảy máu có thể diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Trĩ nhẹ (độ 1 và 2): Ở giai đoạn này, bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi có các yếu tố kích thích như táo bón, rặn mạnh khi đi đại tiện. Tuy nhiên, lượng máu chảy ra thường ít và chỉ xuất hiện thỉnh thoảng. Lượng máu chảy ra có thể ngừng sau khi đi vệ sinh và không gây đau đớn.
- Trĩ nặng (độ 3 và 4):Ở giai đoạn này, búi trĩ có thể rơi ra ngoài hậu môn và chảy máu thường xuyên hơn, đặc biệt khi đi vệ sinh. Lượng máu chảy ra có thể lớn hơn và có thể kèm theo đau đớn. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến chảy máu kéo dài và gây ra tình trạng thiếu máu nếu không được can thiệp kịp thời.

Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trĩ chảy máu
Để có cách chữa bệnh trĩ chảy máu an toàn, phù hợp với tình trạng bệnh lý, người bệnh cần nắm rõ bệnh trĩ chảy máu nghiêm trọng hơn do yếu tố nào gây ra.
Theo nghiên cứu, tình trạng chảy máu do trĩ sẽ trở lên nghiêm trọng hơn khi búi trĩ bị tăng áp lực khiến các búi trĩ dễ bị tổn thương, sưng to và chảy máu nhiều hơn, cụ thể:
- Táo bón mãn tính: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây trĩ chảy máu nặng hơn. Việc phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài gây áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn, làm các búi trĩ bị phình to và dễ vỡ. Bên cạnh đó, táo bón khiến phân cứng và khô sẽ gây ma sát mạnh khi đi qua hậu môn, khiến các búi trĩ bị tổn thương và chảy nhiều máu
- Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy cũng có thể gây áp lực lên vùng hậu môn vì việc đi vệ sinh nhiều lần trong ngày khiến vùng này bị kích thích liên tục dẫn đến chảy máu
- Ngồi hoặc đứng lâu trong một tư thế: Việc ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ sẽ làm giảm tuần hoàn máu ở vùng chậu, làm máu dồn ứ ở hậu môn và khiến búi trĩ sưng to hơn. Khi búi trĩ sưng to sẽ dễ bị sưng viêm và chảy máu khi đi vệ sinh
- Hoạt động nặng, rặn mạnh khi đi đại tiện: Các hoạt động nặng nhọc hoặc rặn mạnh khi đi vệ sinh làm tăng áp lực đột ngột lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, khiến búi trĩ phình to và dễ tổn thương, chảy máu hơn
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trải qua sinh nở: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung tạo áp lực lớn lên vùng chậu và hậu môn, làm các tĩnh mạch hậu môn bị sưng to, dẫn đến trĩ. Đi kèm theo đó việc rặn nhiều trong quá trình sinh gây áp lực mạnh lên búi trĩ và dẫn đến chảy máu
Với mỗi yếu tố, người bệnh có thể áp dụng một cách trị bệnh trĩ ra máu khác nhau. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ đâu là yếu tố khiến búi trĩ bị chảy máu nhiều hơn nhé!

Bệnh trĩ chảy máu có bắt buộc phải điều trị không ?
Không phải tự nhiên mà các bác sĩ đều khuyến khích người bệnh cần có các cách chữa bệnh trĩ chảy máu từ sớm. Bởi búi trĩ chảy máu không chỉ là dấu hiệu của bệnh mà để lâu còn gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng khác. Cụ thể, điều trị sớm vấn đề này giúp người bệnh ngăn ngừa được các vấn đề sức khoẻ sau:
- Ngăn ngừa thiếu máu: Tình trạng chảy máu do bệnh trĩ kéo dài có thể làm mất máu dần dần qua thời gian, dẫn đến tình trạng thiếu máu (thiếu hồng cầu), gây mệt mỏi, chóng mặt và khó chịu.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Khi trĩ bị viêm và chảy máu, các vết nứt hoặc vết thương trong hậu môn có thể dễ dàng bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết thương này, gây viêm nhiễm nghiêm trọng và khó điều trị. Nếu không chữa trị, nhiễm trùng có thể lan ra và ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Giảm cảm giác đau đớn, khó chịu: Bệnh trĩ chảy máu thường đi kèm với cảm giác đau đớn, đặc biệt khi đi đại tiện. Việc bị đau mỗi khi đi vệ sinh có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, gây tâm lý sợ hãi, lo lắng và căng thẳng.
- Ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng: Khi trĩ chảy máu mà không được điều trị, có thể hình thành cục máu đông (huyết khối) trong búi trĩ. Huyết khối trĩ gây đau đớn dữ dội, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến hoại tử mô (mô chết) hoặc nhiễm trùng.

Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu
Để làm giảm tình trạng chảy máu khi đi ngoài do trĩ, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách chữa bệnh trĩ chảy máu khác nhau bao gồm cả các phương pháp điều trị tự nhiên, dùng thuốc cho đến can thiệp y khoa. Mỗi biện pháp sẽ phù hợp với mức độ bệnh lý, cơ địa khác nhau nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng theo:
Cải thiện bệnh trĩ chảy máu nhờ thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt thực chất không phải biện pháp điều trị nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng chảy máu do trĩ. Bởi phần lớn các yếu tố khiến tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn đều xuất phát từ các thói quen sinh hoạt xấu như lười vận động, ăn uống kém lành mạnh, đi vệ sinh sai cách,…
Chính vì vậy, người bệnh có thể thay đổi lối sống theo hướng tích cực để cải thiện tình trạng này như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt và uống đủ nước. Chất xơ trong thực phẩm sẽ giúp làm tăng khối lượng phân để dễ dàng di chuyển và đào thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa táo bón và nước sẽ giúp làm mềm phân hạn chế phân khô cứng gây cọ xát vào búi trĩ gây chảy máu
- Xây dựng thói quen đi vệ sinh vào các thời điểm cố định trong ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc đều đặn, tránh tình trạng táo bón. Khi đi vệ sinh cũng không nên rặn mạnh và không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh gây tăng áp lực lên búi trĩ
- Tăng cường tập thể dục thể thao hoặc vận động nhẹ bằng cách đi bộ, tập yoga,…để cải thiện tuần hoàn vùng hậu môn mà không gây áp lực lên vùng này.

Xem thêm : 10+ cách Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y hiệu quả hiện nay
Áp dụng một số “mẹo” dân gian tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ chảy máu bằng mẹo dân gian là một trong những biện pháp phổ biến được nhiều bệnh nhân áp dụng theo. Những mẹo này thường có đặc điểm là dễ kiếm nguyên liệu, dễ thực hiện theo nên chi phí khá thấp. Tuy nhiên, hiệu quả của các mẹo này thường khá kén cơ địa khi có người thì có thể giảm nhanh triệu chứng, có người dùng lâu vẫn không thấy hiệu quả. Dẫu vậy, người bệnh vẫn có thể tham khảo một số mẹo phổ biến dưới đây:
- Sử dụng rau diếp cá bởi trong rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm tốt, đặc biệt là quercetin và isoquercitrin, có tác dụng hỗ trợ làm bền thành mạch, giảm sưng viêm, do đó rất hữu ích cho người bị bệnh trĩ. Người bệnh có thể đun lấy nước uống, đắp rau diếp cá lên búi trĩ hoặc xông hơi bằng nước lá rau diếp cá để cải thiện bệnh trĩ, từ đó giảm tình trạng chảy máu
- Trong nha đam có hàm lượng nước cao cùng với một số enzyme tốt giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các tình trạng viêm nên cũng thường được nhắc đến nhiều trong cách trị bệnh trĩ chảy máu từ mẹo dân gian. Với loại nguyên liệu này, người bệnh có thể lấy phần gel nha đam bôi lên vùng trĩ hoặc xay với nước uống mỗi ngày để hỗ trợ nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón
- Không chỉ rau diếp cá và nha đam, dầu dừa cũng là loại nguyên liệu được dùng để cải thiện tình trạng chảy máu búi trĩ. Trong dầu dừa có các axit béo như axit lauric, capric, caprylic có tính kháng khuẩn mạnh, giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn và nhiễm trùng. Người bệnh có thể bôi dầu dừa lên búi trĩ hoặc uống 1 – 2 thìa dầu dừa mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón cải thiện tình trạng bệnh trĩ một cách hiệu quả
- Người bệnh cũng có thể ngâm nước muối ấm để làm giảm tình trạng bệnh trĩ chảy máu. Đây là biện pháp tự nhiên đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Muối có tính chất sát khuẩn, giảm sưng, còn nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm áp lực lên búi trĩ, nhờ đó làm dịu vùng hậu môn và giảm khó chịu.

Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng thuốc
Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, giúp làm giảm các triệu chứng như đau, chảy máu, sưng tấy và viêm nhiễm. Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ có thể được chia thành hai nhóm chính: thuốc bôi ngoài và thuốc uống. Sau đây là các loại thuốc phổ biến trong điều trị trĩ chảy máu:
- Thuốc bôi ngoài (thuốc mỡ, kem hoặc gel): phổ biến nhất là các loại thuốc chứa corticoid như thuốc mỡ giúp giảm viêm và làm dịu vùng hậu môn, thuốc kháng khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở các vết nứt hoặc vết thương do trĩ chảy máu gây ra. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc làm co búi trĩ, khi búi trĩ nhỏ cũng giảm tiếp xúc với phân nên hạn chế được chảy máu
- Thuốc uống: thường dùng nhất là thuốc nhuận tràng, thuốc làm săn mạch và thuốc chống viêm. Trong đó thuốc nhuận tràng giúp giảm táo bón, ngăn ngừa tình trạng phải rặn mạnh khi đi đại tiện, các loại thuốc nhuận tràng có thể giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên búi trĩ. Thuốc làm săn mạch giúp tăng sức mạnh và độ bền của các mạch máu, giảm sưng và chảy máu.

Can thiệp thủ thuật chữa bệnh trĩ chảy máu
Khi bệnh trĩ chảy máu không đáp ứng với phương pháp điều trị bảo tồn như thuốc và thay đổi lối sống, hoặc khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các thủ thuật can thiệp y tế sẽ được chỉ định để điều trị bệnh trĩ chảy máu. Các thủ thuật này có thể giúp loại bỏ hoặc làm co búi trĩ, ngừng chảy máu và giảm các triệu chứng liên quan. Dưới đây là một số thủ thuật can thiệp phổ biến trong điều trị trĩ chảy máu:
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thủ thuật này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đặt một vòng cao su nhỏ vào gốc búi trĩ. Vòng cao su sẽ ngừng cung cấp máu cho búi trĩ, làm cho búi trĩ bị teo đi và rụng dần sau khoảng 7-10 ngày. Đây là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp nhất với búi trĩ ở độ 1, 2. Khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể cảm thấy đau, khó chịu vài ngày sau thủ thuật cũng như có thể vẫn chảy máu nhẹ sau khi búi trĩ rụng nên hiện nay không còn được khuyến khích thực hiện nữa.
- Tiêm xơ búi trĩ: Phương pháp tiêm xơ sử dụng một dung dịch hóa chất (thường là phenol hoặc polidocanol) được tiêm vào mô xung quanh búi trĩ. Chất này làm xơ hóa các mạch máu, khiến búi trĩ co lại và ngừng chảy máu. Phương pháp này có hiệu quả cao với các dạng trĩ nhẹ độ 1, 2 nên nếu áp dụng cho trường hợp trĩ độ 3, 4 thì có thể không hiệu quả hoặc khiến bệnh trĩ chảy máu nghiêm trọng hơn
- Liệu pháp đông lạnh: Liệu pháp này sử dụng khí lạnh (nitơ lỏng) để làm đông và phá hủy mô búi trĩ. Việc này làm búi trĩ co lại và rụng đi. Tương tự như các thủ thuật kể trên, liệu pháp này cũng không hiệu quả với trĩ nặng và sau khi thực hiện, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức quanh khu vực hậu môn
- Cắt trĩ Longo: Cắt trĩ Longo sử dụng một thiết bị đặc biệt để cắt bỏ một phần niêm mạc trực tràng và kéo lên phía trên, làm giảm tình trạng sa búi trĩ. Phương pháp này ít đau đớn hơn so với cắt trĩ truyền thống. Tuy nhiên, giới hạn tối đa của biện pháp này chỉ đến trĩ độ 3 và chi phí thực hiện cũng khá đắt đỏ
- Cắt trĩ HCPT II: Là một phương pháp phẫu thuật hiện đại và phổ biến trong điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là đối với các trường hợp trĩ độ III và IV. HCPT II là công nghệ sử dụng sóng cao tần để cắt bỏ các búi trĩ và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ như chảy máu, đau, ngứa và sưng tấy. Cắt trĩ bằng HCPT II được giới chuyên môn đánh giá là hiệu quả cao, ít gây đau, hạn chế biến chứng sau điều trị nên là phương pháp được ưu tiên sử dụng để điều trị bệnh trĩ trong thời điểm hiện tại.

Xem thêm : Bệnh trĩ sưng to : Nguyên nhân gây ra và cách chữa hiệu quả hiện nay
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ chảy máu để đạt hiệu quả tốt nhất
Khi áp dụng các cách chữa bệnh trĩ chảy máu, để đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng bao gồm:
- Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị nào cũng nên thăm khám, xét nghiệm cẩn thận để tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn các biện pháp phù hợp
- Nếu điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật, người bệnh vẫn nên kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát
- Sau khi điều trị, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bất kỳ dấu hiệu nào của tái phát, chẳng hạn như chảy máu trở lại, sưng hoặc đau. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
- Thăm khám, điều trị theo thuốc hoặc thủ thuật người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn chính xác về bệnh lý và ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất
Hiện nay, tại khu vực Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng. Đây là cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng luôn nằm trong top bình chọn của người bệnh trong điều trị bệnh trĩ chảy máu. Hiện phòng khám đang áp dụng các công nghệ hiện đại vào thăm khám và điều trị như thiết bị nội soi hậu môn không dây, kỹ thuật HCPT II và được trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm như TS.BS Trịnh Tùng, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm,…
Trên đây là những chia sẻ về cách chữa bệnh trĩ chảy máu hiệu quả của phòng khám chữa bệnh trĩ . Nếu đang gặp phải tình trạng này nhưng chưa biết rõ nguyên nhân, mức độ bệnh thì hãy nhanh chóng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhé!
Trả lời