[Tổng hợp] 05 mẹo trị trĩ ngoại đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng sưng phồng, đau rát tại vùng hậu môn do tĩnh mạch bị giãn nở. Trĩ ngoại thường gây khó chịu trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu những mẹo trị trĩ ngoại giúp giảm các triệu chứng ngay tại nhà là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Nếu đang có cùng mối bận tâm, vậy thì đừng bỏ qua các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

Trước khi đến với các mẹo trị trĩ ngoại có thể áp dụng tại nhà, chúng ta cần biết bệnh trĩ ngoại là tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng, thường gây ra cảm giác đau, ngứa và khó chịu. Trong đó, trĩ ngoại xảy ra do các búi tĩnh mạch ngoại trĩ (bên ngoài hậu môn) bị giãn nở, hình thành khối lồi ra bên ngoài nên người bệnh có thể nhận ra bằng mắt thường hoặc sờ thấy cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn.

Tổng quan về bệnh trĩ ngoại
Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại được phân thành nhiều cấp độ khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng búi trĩ, cụ thể:

  • Trĩ ngoại giai đoạn 1: Là giai đoạn búi trĩ mới hình thành nên búi trĩ còn nhỏ, khó nhận biết. Các triệu chứng thường gặp như cộm, ngứa quanh hậu môn không quá nghiêm trọng nên thường bị bỏ qua ở giai đoạn này
  • Trĩ ngoại giai đoạn 2: Búi trĩ bắt đầu lớn hơn và có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Người bệnh có thể thấy đau rát, ngứa và chảy máu khi đi vệ sinh nhiều hơn ở giai đoạn này
  • Trĩ ngoại giai đoạn 3: Lúc này, búi trĩ lơn và có thể xuất hiện cục máu đông bên trọng được gọi là trĩ ngoại có huyết khối. Đây là giai đoạn nặng của bệnh với các triệu chứng đau đớn dữ dội ngay cả khi không đi vệ sinh, búi trĩ đỏ hoặc tím, sưng phồng nhô ra ngoài kèm theo chảy nhiều máu
  • Trĩ ngoại giai đoạn 4: Là giai đoạn nặng nhất của bệnh với khả năng gây ra biến chứng cao. Lúc này người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức, ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy hoặc mủ chảy ra từ búi trĩ.

Xem thêm: Tìm hiểu rõ về dấu hiệu trĩ ngoại để thăm khám kịp thời

[Tổng hợp] Một số mẹo trị trĩ ngoại đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

Các mẹo trị trĩ ngoại thường được bệnh nhân sử dụng nhờ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nên không ngại chạm mặt người quen. Tuy nhiên, hiệu quả của các mẹo này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa, tính chất bệnh lý. Dẫu vậy, nếu đang quan tâm đến các mẹo này, người bệnh cũng có thể tham khảo ngay dưới đây:

Ngâm nước ấm – mẹo giảm sưng búi trĩ

Ngâm nước ấm - mẹo giảm sưng búi trĩ
Ngâm nước ấm – mẹo giảm sưng búi trĩ

Ngâm nước ấm là một trong những mẹo chữa trĩ ngoại đơn giản nhưng hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng trĩ ngoại tại nhà. Nước ấm giúp làm giãn mạch máu, giảm áp lực, và làm dịu cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu quanh vùng hậu môn. Từ đó giúp giảm sưng tấy, đau đớn quanh búi trĩ cũng như làm sạch hậu môn, hạn chế nhiễm trùng.

Dưới đây là cách ngâm nước ấm đúng cách giúp giảm sưng, đau búi trĩ ngoại một cách hiệu quả:

  • Dùng một chậu hoặc bồn nhỏ và đổ nước ấm (khoảng 37-40 độ C) đủ để ngâm ngập vùng hậu môn. Nước không nên quá nóng vì có thể làm bỏng da nhạy cảm.
  • Người bệnh có thể thêm một ít muối Epsom, muối hồng Himalaya, hoặc các loại thảo dược như hoa cúc, bạc hà để tăng tác dụng kháng khuẩn và làm dịu.
  • Ngồi vào chậu hoặc bồn nước ấm sao cho vùng hậu môn ngập hoàn toàn trong nước. Ngâm từ 15-20 phút để nước ấm phát huy tác dụng giảm sưng đau và thư giãn.
  • Sau khi ngâm, lau khô nhẹ nhàng vùng hậu môn bằng khăn sạch, mềm để tránh kích ứng thêm cho vùng da.
  • Nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng đau và sưng nghiêm trọng, bạn có thể ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày nhưng cần đảm bảo nước không quá nóng và vùng hậu môn luôn được lau khô sau khi ngâm.

Chườm đá lạnh – mẹo giảm sưng, đau búi trĩ nhanh chóng

Chườm đá lạnh - mẹo giảm sưng, đau búi trĩ nhanh chóng
Chườm đá lạnh – mẹo giảm sưng, đau búi trĩ nhanh chóng

Chườm đá lạnh là một phương pháp hiệu quả giúp giảm sưng, giảm đau và làm tê vùng trĩ ngoại ngay lập tức. Phương pháp này phù hợp cho những người bị trĩ ngoại ở giai đoạn đầu hoặc khi các búi trĩ sưng đau, tạo cảm giác khó chịu.

Để chườm đá lạnh đúng cách, người bệnh có thể thực hiện theo cách sau:

  • Lấy một ít đá viên sạch từ tủ đông. Đảm bảo rằng đá không chứa chất bẩn hoặc bụi bặm.
  • Không đặt đá trực tiếp lên da vì nhiệt độ quá lạnh có thể gây bỏng lạnh và làm tổn thương da nhạy cảm quanh vùng trĩ. Thay vào đó, bọc đá trong một khăn mềm và sạch.
  • Đặt nhẹ nhàng túi đá hoặc khăn bọc đá lên vùng trĩ trong khoảng 10-15 phút. Nếu cảm thấy quá lạnh, bạn có thể nghỉ một lúc rồi tiếp tục.
  • Để có hiệu quả tối đa, bạn có thể chườm đá 2-3 lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy đau và sưng. Đảm bảo nghỉ ngơi giữa các lần chườm để không làm tổn thương da.

Dầu dừa hoặc dầu oliu – mẹo giảm viêm búi trĩ

Dầu dừa hoặc dầu oliu - mẹo giảm viêm búi trĩ
Dầu dừa hoặc dầu oliu – mẹo giảm viêm búi trĩ

Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu là một mẹo trị trĩ ngoại tự nhiên giúp giảm đau, giảm viêm và làm dịu vùng trĩ ngoại nhờ các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm trong hai loại dầu này. Cả dầu dừa và dầu oliu đều giàu axit béo và chất chống oxy hóa, giúp giảm sưng, làm mềm da và ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng hậu môn.

Sau đây là cách dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để trị bệnh trĩ ngoại một cách hiệu quả:

  • Trước khi bôi dầu, nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm để tránh làm tổn thương da.
  • Lấy một lượng nhỏ dầu dừa hoặc dầu oliu nguyên chất (khoảng vài giọt). Sau đó dùng tay sạch thoa đều và nhẹ nhàng lên vùng trĩ, mát-xa nhẹ để dầu thẩm thấu vào da.
  • Lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Duy trì đều đặn để đạt hiệu quả giảm đau và giảm viêm tốt nhất.
  • Người bệnh có thể làm dầu dừa đông lạnh bằng cách đổ dầu dừa vào khay nhỏ, để đông trong tủ đá và dùng viên dầu dừa lạnh chườm lên vùng trĩ để tăng hiệu quả làm dịu và giảm đau.

Thay đổi chế độ ăn uống – mẹo cải thiện bệnh trĩ từ bên trong

Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện bệnh trĩ từ bên trong. Một chế độ ăn giàu chất xơ và nước sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, làm mềm phân và giảm táo bón, từ đó giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Dưới đây là một số chế độ ăn uống hợp lý, tốt cho người bị bệnh trĩ được các chuyên gia khuyến khích người bệnh áp dụng theo:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây giàu chất xơ như chuối, táo, lê, các loại ngũ cốc nguyên hạt, và hạt chia vào khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Uống đủ nước (1.5-2 lít mỗi ngày) để giúp chất xơ phát huy hiệu quả.
  • Tránh đồ cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ và cà phê, vì chúng có thể làm tình trạng trĩ nặng hơn.
  • Có thể bổ sung các thực phẩm giàu probiotic – loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá, giúp duy trì môi trường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón như sữa chua, kefir,….

Tập thể dục nhẹ nhàng – mẹo giảm áp lực lên búi trĩ

Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục không chỉ là biện pháp nhằm nâng cao sức khoẻ mà còn là biện pháp quan trọng trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trị. Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị táo bón cũng như giúp duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, từ đó giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.

Trong đó, một số bài tập nhẹ nhàng, hiệu quả với bệnh nhân mắc bệnh trĩ bao gồm:

  • Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ là hoạt động thể chất nhẹ nhàng, dễ thực hiện và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Nó cũng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên vùng hậu môn và phòng ngừa táo bón. Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng từ 20 – 30 phút mỗi ngày và nên đi ở tốc độ chậm, tránh chạy hoặc đi bộ quá nhanh vì có thể gây áp lực lên vùng bụng
  • Bài tập kegel: Bài tập Kegel tập trung vào cơ sàn chậu, giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh hậu môn và trực tràng, làm giảm nguy cơ trĩ nặng thêm và hỗ trợ làm giảm đau.
  • Bài tập yoga nhẹ nhàng: Yoga giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu. Một số động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích tiêu hóa và giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Xem thêm: Tổng hợp 10 cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc nam hiệu quả

Ưu điểm và hạn chế của mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà

Trĩ ngoại là tình trạng giãn nở và phình to của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau, ngứa, sưng và chảy máu. Nhiều người tìm đến các mẹo trị trĩ ngoại có thể thực hiện tại nhà nhằm mục đích giảm triệu chứng mà không cần phải sử dụng thuốc tây hay can thiệp phẫu thuật. 

Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các mẹo này là gì chúng ta hãy cùng xem các mẹo này có những ưu điểm và hạn chế gì để biết có nên áp dụng chúng tại nhà hay không nhé!

Ưu điểm của mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà

Ưu điểm của mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà
Ưu điểm của mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà

Các mẹo chữa trĩ ngoại được nhiều bệnh nhân ưa chuộng, tìm đến do các mẹo này chủ yếu sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên cũng như tập trung vào thay đổi lối sống, thói quen của người bệnh. Đây cũng được coi là ưu điểm của các mẹo này, cụ thể:

  • Tính an toàn và tự nhiên: Một trong những ưu điểm lớn nhất của mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà là tính an toàn. Hầu hết các mẹo này sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá diếp cá, nghệ, dầu dừa, và các loại thảo dược khác. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc đã từng gặp phản ứng phụ với thuốc tây.
  • Chi phí thấp, dễ thực hiện theo: Mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà thường tiết kiệm hơn nhiều so với việc đi khám bác sĩ hay mua thuốc. Hầu hết các nguyên liệu đều dễ tìm thấy trong bếp hoặc tại chợ. Người bệnh có thể tự thực hiện mà không cần tốn nhiều thời gian hay công sức.
  • Giảm triệu chứng tạm thời: Các mẹo chữa trĩ thường có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như đau, ngứa và sưng tại vùng hậu môn. Người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện các phương pháp này.
  • Khuyến khích người bệnh có lối sống lành mạnh: Nhiều mẹo chữa trĩ không chỉ đơn thuần là giảm triệu chứng mà còn khuyến khích người bệnh thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh. Việc bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn không chỉ giúp cải thiện tình trạng trĩ mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Không cần đến sự can thiệp y tế ngay lập tức: Nhiều người lo ngại về việc phải đến bệnh viện hoặc phòng khám để điều trị bệnh trĩ. Mẹo chữa trĩ tại nhà cho phép người bệnh tự kiểm soát tình trạng của mình mà không cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

Hạn chế của các mẹo chữa bệnh trĩ ngoại 

Hạn chế của các mẹo chữa bệnh trĩ ngoại
Hạn chế của các mẹo chữa bệnh trĩ ngoại

Mặc dù được đánh giá là khá an toàn với sức khoẻ của người bệnh nhưng các mẹo trị trĩ ngoại vẫn tồn tại một số hạn chế mà người bệnh cần lưu ý như:

  • Hiệu quả không đồng đều: Mặc dù nhiều người cảm thấy các mẹo chữa trĩ tại nhà có hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có kết quả giống nhau. Hiệu quả của các phương pháp này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh và cách thực hiện.
  • Thời gian chờ đợi lâu: Hầu hết các mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà cần thời gian để thấy hiệu quả. Người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện trong thời gian dài mới có thể cảm nhận được sự cải thiện, điều này có thể không phù hợp với những người cần giảm triệu chứng ngay lập tức.
  • Không thể thay thế hoàn toàn cho điều trị y tế: Các mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà có thể hiệu quả cho những trường hợp nhẹ, nhưng đối với những trường hợp nặng hơn, các phương pháp này không thể thay thế cho các biện pháp y tế như thuốc hay phẫu thuật. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển xấu hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng: Một số nguyên liệu tự nhiên có thể gây kích ứng hoặc dị ứng đối với một số người. Nếu không đảm bảo vệ sinh khi thực hiện các mẹo chữa trĩ, người bệnh có thể dễ dàng mắc phải các vấn đề nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh trĩ trở nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị y tế
  • Thiếu sự hỗ trợ chuyên môn: Khi tự chữa trị tại nhà, người bệnh có thể thiếu sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Việc này có thể dẫn đến việc người bệnh không nhận diện được đúng mức độ của bệnh, không biết khi nào cần đến sự can thiệp y tế.

Xem thêm: Tìm hiểu các cách chữa trĩ ngoại dân gian và lưu ý khi áp dụng

Có nên áp dụng các mẹo trị trĩ ngoại tại nhà hay không?

Như đã chia sẻ, các mẹo trị trĩ ngoại có cả ưu điểm và một số hạn chế khi sử dụng. Vì vậy, vấn đề có nên áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà hay không, các chuyên gia trong ngành cho rằng người bệnh có thể áp dụng trong một số trường hợp nhất định như:

  • Tình trạng bệnh trĩ của bạn còn nhẹ và chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như ngứa ngáy, đau rát nhẹ, mẹo chữa trĩ tại nhà có thể là một giải pháp tạm thời hữu ích.
  • Tình trạng không quá nghiêm trọng như không xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc búi trĩ sưng quá to
  • Nếu bạn cần giảm triệu chứng nhanh chóng để tiếp tục sinh hoạt hàng ngày mà không gặp nhiều khó khăn, có thể thử áp dụng các mẹo dân gian trước khi đi khám.

Dù vậy, người bệnh cũng không nên quá phụ thuộc hay mong đợi quá nhiều vào hiệu quả của các mẹo chữa bệnh tại nhà mà nên kết hợp với các biện pháp điều trị khác để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu cắt trĩ ngoại ở đâu tốt – hiệu quả- an toàn

Các biện pháp y tế điều trị bệnh trĩ ngoại an toàn, hiệu quả cao

Việc sử dụng mẹo trị trĩ ngoại đôi khi có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn, chính vì vậy mà các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh điều trị kết hợp với các biện pháp y khoa để tăng hiệu quả điều trị. Hiện nay, để điều trị bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể lựa chọn một trong số các biện pháp sau phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý bao gồm:

Các biện pháp y tế điều trị bệnh trĩ ngoại
Các biện pháp y tế điều trị bệnh trĩ ngoại
  • Điều trị bằng thuốc: thường được kê đơn điều trị cho bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn 1, 2 khi búi trĩ không bị chảy nhiều máu hay có dấu hiệu viêm nhiễm. Thuốc được kê đơn ở giai đoạn này thường là thuốc uống, bôi búi trĩ và một số loại thuốc nhuận tràng, kháng viêm, giảm đau,…
  • Can thiệp thủ thuật: Thủ thuật điều trị bệnh trĩ ngoại thường được áp dụng trong các trường hợp trĩ nhẹ đến trung bình, nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển. Trong đó, phổ biến nhất là thủ thuật tiêm xơ búi trĩ hoặc thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Tuy nhiên, thủ thuật này sẽ không có hiệu quả lâu dài và có thể gây đau đớn, chảy máu trong quá trình thực hiện nên người bệnh hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
  • Thực hiện phẫu thuật: Cắt bỏ búi trĩ là biện pháp điều trị bệnh trĩ cho hiệu quả lâu dài, có hiệu quả với cả giai đoạn trĩ nặng. Phổ biến nhất hiện nay là thực hiện cắt trĩ bằng công nghệ hiện đại sóng cao tần HCPT II giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ một cách nhanh chóng, hạn chế chảy máu hay để lại sẹo xơ ở hậu môn. Hiện HCPT II đang được cấp phép ứng dụng tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, nếu bệnh nhân quan tâm có thể đến trực tiếp địa chỉ 193C1 Hai Bà Trưng – Hà Nội hoặc liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết về phương pháp này nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về các mẹo trị trĩ ngoại cùng ưu và nhược điểm của các mẹo chữa trĩ ngoại tại nhà. Nếu còn các thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ Phòng khám bệnh trĩ với holtine 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *