Cách chữa trĩ ngoại dân gian và lưu ý khi áp dụng tại nhà

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Từ xưa đến nay, các cách chữa trĩ ngoại dân gian theo các kiến thức được truyền lại qua nhiều thế hệ đã được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi đây là các phương pháp sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nên nhiều người cho rằng đây là biện pháp điều trị an toàn. Vậy sự thật đây có phải phương pháp điều trị an toàn, đáng để áp dụng hay không? Hãy cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ sau đây để có câu trả lời nhé!

Giải thích bệnh trĩ dưới góc nhìn dân gian

Để áp dụng hiệu quả cách chữa trĩ ngoại dân gian, trước hết người bệnh cần biết trong y học cổ truyền, bệnh trĩ được coi là kết quả của sự mất cân bằng giữa các tạng phủ, chủ yếu là do khí huyết ứ trệ, chức năng của các tạng phủ như tỳ, phế và thận bị suy yếu, dẫn đến sự suy giảm trong quá trình lưu thông khí huyết, cụ thể:

Bệnh trĩ dưới góc nhìn dân gian
Bệnh trĩ dưới góc nhìn dân gian
  • Khí hư và khí trệ: Y học cổ truyền cho rằng, khi khí ở trung tiêu (vùng giữa cơ thể) suy yếu hoặc khí bị trệ không lưu thông tự do, máu và khí bị ứ đọng ở vùng hậu môn. Điều này sẽ dẫn đến sự giãn nở của các mạch máu và tạo ra các búi trĩ. Khí hư cũng làm cho vùng hậu môn không đủ năng lượng để giữ các tĩnh mạch và mô hậu môn trong trạng thái bình thường, dẫn đến sa búi trĩ.
  • Tỳ vị hư nhược: Tỳ là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa thức ăn và sản sinh khí huyết. Khi tỳ vị suy yếu, chức năng chuyển hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng ứ trệ ở vùng tiêu hóa và gây ra táo bón kéo dài, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến trĩ.
  • Huyết ứ và nhiệt độc: Huyết ứ có thể xảy ra do tuần hoàn máu kém hoặc do sự tích tụ độc tố trong cơ thể. Khi huyết không lưu thông tốt, đặc biệt ở vùng hậu môn, dễ sinh ra viêm nhiễm và nhiệt độc, dẫn đến sưng đau và chảy máu. Hơn nữa, nhiệt độc (nóng trong) còn làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm và gây đau đớn khi búi trĩ sưng to.

Chính vì vậy mà các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại thường tập trung vào điều trị từ gốc, sử dụng các biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể và điều hòa khí huyết.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh trĩ và các cấp độ trĩ ngoại

Một số biện pháp chữa trĩ ngoại bằng biện pháp dân gian

Các cách chữa trĩ ngoại dân gian có thể giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ một cách an toàn, dễ thực hiện tại nhà và ít gây tác dụng phụ. Cũng chính vì vậy mà biện pháp điều trị này được rất nhiều bệnh nhân tìm đến, đặc biệt là những trường hợp trĩ nhẹ đến trung bình. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian mà bạn có thể tham khảo nếu đang quan tâm đến cách chữa bệnh này:

Chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá

Chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá
Chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá

Rau diếp cá từ lâu đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc tự nhiên hiệu quả để chữa trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Với tính thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và kháng khuẩn, rau diếp cá trở thành một trong những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện mà nhiều người tin dùng để hỗ trợ điều trị trĩ ngoại.

Để sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể sử dụng theo 4 cách phổ biến sau:

  • Ăn sống rau diếp cá: Rau diếp cá chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, người bệnh có thể ăn khoảng 50-100g rau diếp cá tươi mỗi ngày để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, việc ăn rau diếp cá hàng ngày giúp thanh lọc cơ thể, làm mát gan và hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên vùng hậu môn giúp hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả từ bên trong.
  • Uống nước ép rau diếp cá: Nếu không thích ăn rau diếp cá sống, bạn có thể ép lấy nước uống. Nước ép rau diếp cá cũng mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị trĩ ngoại. Người bệnh có thể dùng khoảng 50 – 100g rau diếp cá tươi, rửa sạch sau đó cho vào xay nhuyễn với nước và lọc lấy nước uống. Khi sử dụng, có thể thêm chút muối hoặc một chút mật ong để dễ uống hơn.
  • Đắp rau diếp cá lên vùng trĩ: Đắp rau diếp cá trực tiếp lên vùng hậu môn có thể giúp giảm ngứa, giảm sưng và làm dịu các triệu chứng khó chịu do trĩ ngoại. Bệnh nhân hãy rửa sạch rau diếp cá, hậu môn sau đó giã nhuyễn rau diếp cá và đắp lên vùng trĩ khoảng 15 – 20p. Sau đó, hãy rửa sạch lại bằng nước ấm, dùng đều đặn khoảng vài tuần để thấy búi trĩ nhỏ dần.
  • Xông hơi và ngâm hậu môn: Phương pháp xông hơi và ngâm hậu môn bằng nước diếp cá giúp sát khuẩn, giảm viêm và cải thiện triệu chứng của trĩ ngoại. Người bệnh chỉ cần đun sôi khoảng 100g rau diếp cá với 2 lít nước sau đó đổ ra chậu và ngồi xông hơi khoảng 10p.

Chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không

Chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không
Chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không

Lá trầu không cũng là cách chữa bệnh trĩ ngoại dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng. Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần hoạt chất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Cụ thể trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, giúp làm sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng trĩ hiệu quả nên được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng.

Với cách sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, người ta thường sử dụng 2 cách phổ biến nhất là ngâm, xông hơi hậu môn bằng lá trầu không hoặc rửa hậu môn bằng nước từ loại lá này, cụ thể:

  • Ngâm và xông hơi hậu môn bằng lá trầu không: Người bệnh có thể dùng khoảng 10 – 15 lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bui bẩn. Sau đó đem đi đun sôi với 2 – 3 lít nước rồi đổ ra chậu, để nước còn hơi ấm thì ngồi xông hơi, khi nước nguội hơn có thể ngâm trực tiếp hậu môn vào trong nước khoảng 10 – 15 phút. Xông và ngâm hậu môn bằng nước lá trầu không giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi búi trĩ rất tốt.
  • Rửa hậu môn bằng nước lá trầu không: Người bệnh có thể đun sôi khoảng 10 lá trầu không với 1 lít nước sau để nước nguội bớt rồi đau rửa búi trĩ bằng nước này. Nên thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào búi trĩ gây nhiễm trùng.

Chữa trĩ ngoại bằng nghệ tươi

Chữa trĩ ngoại bằng nghệ tươi
Chữa trĩ ngoại bằng nghệ tươi

Một cách chữa trĩ ngoại dân gian khác cũng được nhiều người truyền tai nhau về công dụng của nó chính là sử dụng nghệ tươi. Nghệ tươi là một phương pháp dân gian được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh trĩ ngoại, nhờ vào các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Thành phần chính trong nghệ, curcumin, có nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ ngoại một cách hiệu quả

Để sử dụng nghệ tươi, bạn có thể áp dụng một số cách thực hiện sau:

  • Đắp nghệ tươi trực tiếp lên vùng trĩ: Với cách này, bệnh nhân có thể lấy một củ nghệ tươi, rửa sạch và gọt vỏ sau đó giã nhuyễn, thêm chút muối biển để tăng tính kháng khuẩn. Sau đó rửa sạch hậu môn bằng nước ấm rồi đắp nghệ tươi đã giã nhuyễn lên vùng bị trĩ khoảng 15-20p rồi rửa sạch là xong. Với cách làm này, người bệnh sẽ nhanh chóng thấy búi trĩ giảm sưng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng tại búi trĩ, đồng thời giảm ngứa và đau rát.
  • Uống nước nghệ tươi: Uống nước nghệ tươi không chỉ giúp giảm triệu chứng trĩ ngoại mà còn cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Người bệnh có thể dùng một củ nghệ tươi, rửa sạch sau đó giã nhuyễn. Sau đó đun sôi nghệ đã giã với khoảng 500ml nước rồi lọc lấy nước nghệ, pha thêm với một chút mật ong là có thể uống.
  • Dùng bột nghệ trong thực đơn hàng ngày: Nếu bạn khó uống nước nghệ tươi, có thể bổ sung bột nghệ vào các món ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị trĩ từ bên trong. Bạn có thể thêm vào bất cứ món ăn nào như súp, canh,…để sử dụng như món ăn hàng ngày. Việc sử dụng bột nghệ thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách châm cứu 

Phương pháp châm cứu
Phương pháp châm cứu

Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược thì châm cứu cũng là biện pháp chữa trĩ ngoại dân gian được lưu truyền và sử dụng nhiều cho đến hiện nay. Liệu pháp châm cứu có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau, ngứa và sưng tấy rất tốt bởi liệu pháp này dựa trên nguyên lý điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa, và giảm áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.

Trong đó các huyệt chính được sử dụng trong châm cứu chữa trĩ bao gồm:

  • Huyệt Bách Hội (GV20): Nằm ở đỉnh đầu, giao điểm của đường dọc giữa đầu và đường nối hai đỉnh tai. Châm cứu huyệt này giúp hỗ trợ nâng cao cơ thể, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng sa trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Huyệt Trường Cường (GV1): Nằm ở cuối xương cụt, gần hậu môn. Huyệt này giúp điều hòa khí huyết tại vùng hậu môn, giảm đau và viêm nhiễm. Đây là một huyệt đặc biệt quan trọng trong điều trị các vấn đề hậu môn-trực tràng.
  • Huyệt Thừa Sơn (BL57): Nằm ở bắp chân, dưới điểm giữa của cơ bụng chân. Có tác dụng giảm đau và giảm sưng do trĩ gây ra, hỗ trợ tiêu hóa và tuần hoàn máu.
  • Huyệt Đại Tràng Du (BL25): Nằm ở cạnh xương sống, ngang với thắt lưng thứ tư.Có tác dụng giúp điều hòa đại tràng, giảm táo bón, làm giảm áp lực lên búi trĩ và hỗ trợ tuần hoàn máu ở vùng hậu môn.

Tuy nhiên, với cách chữa trĩ ngoại dân gian này, người bệnh không thể tự thực hiện mà phải được thực hiện bởi người có chuyên môn vì cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo và đảm bảo an toàn. Trong quá trình châm cứu, kim châm sẽ được đưa vào huyệt đạo để kích thích và điều hòa khí huyết. Mỗi buổi châm cứu kéo dài từ 15-30 phút và thường thực hiện 1-2 lần mỗi tuần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách bấm huyệt

Phương pháp bấm huyệt điều trị bệnh
Phương pháp bấm huyệt điều trị bệnh

Ngoài tác động vào các huyệt vị bằng cách châm cứu thì bấm huyệt cũng là biện pháp được nhiều người tin tưởng. Bấm huyệt có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng trĩ. Phương pháp này dễ dàng thực hiện tại nhà sau khi được hướng dẫn. Dưới đây là một số huyệt vị phổ biến có thể bấm huyệt bao gồm:

  • Huyệt Thiên Khu (ST25): Vị trí ở ngang với rốn, cách rốn khoảng 2 thốn. Có tác dụng điều hòa chức năng đại tràng, giảm táo bón và cải thiện tình trạng trĩ.
  • Huyệt Tam Âm Giao (SP6): Nằm ở phía trong của bắp chân, cách mắt cá chân trong khoảng 3 thốn. Huyệt này có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón và ngăn ngừa tái phát trĩ.
  • Huyệt Hậu Khê (SI3): Nằm ở đường nếp ngang bàn tay phía dưới ngón tay út. Có tác dụng giảm đau và giúp thư giãn hệ thần kinh, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu.
  • Huyệt Túc Tam Lý (ST36): Nằm ở phía ngoài của chân, dưới đầu gối khoảng 3 thốn. Có thể cải thiện tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm áp lực lên búi trĩ.

Với biện pháp bấm huyệt, người bệnh có thể tham khảo từ chuyên gia sau đó tự thực hiện tại nhà. Cách bấm huyệt khá đơn giản khi chỉ cần dùng lòng bàn tay và các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng và thắt lưng để tăng cường lưu thông máu. Có thể xoa theo vòng tròn từ trái qua phải.

Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật các cách trị trĩ ngoại phổ biến hiện nay

Thực hiện cách chữa trĩ ngoại dân gian – cần lưu ý điều gì?

Áp dụng các cách chữa trĩ ngoại dân gian để điều trị bệnh trĩ là một cách được nhiều người ưa chuộng do tính an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần có hiểu biết đúng đắn và lưu ý đến những điểm quan trọng nhằm tránh những tác động không mong muốn, cụ thể:

Thực hiện cách chữa trĩ ngoại dân gian - cần lưu ý điều gì?
Thực hiện cách chữa trĩ ngoại dân gian – cần lưu ý điều gì?

1. Hãy kiên trì thực hiện trong thời gian dài

Các cách chữa bệnh trĩ ngoại dân gian không mang lại hiệu quả ngay lập tức như thuốc tây hoặc các phương pháp y khoa can thiệp trực tiếp. Chúng cần một thời gian nhất định để phát huy tác dụng, bởi quá trình hồi phục và cải thiện các triệu chứng bệnh phụ thuộc vào việc kích thích và điều hòa tự nhiên của cơ thể.

Vì vậy, khi áp dụng các biện pháp này, hãy thật kiên trì trong ít nhất vài tuần đến vài tháng để cảm nhận được sự thay đổi. Nếu bỏ dở giữa chừng hoặc không duy trì đều đặn, hiệu quả sẽ không đạt như mong đợi.

2. Luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng
Do bệnh trĩ liên quan đến vùng hậu môn nên vấn đề vệ sinh là yếu tố rất quan trọng trong điều trị để tránh nhiễm trùng và biến chứng. Hãy nhớ kỹ 3 nguyên tắc vệ sinh trong khi áp dụng cách chữa trĩ ngoại bằng biện pháp dân gian chính là:

  • Vệ sinh nguyên liệu: Các loại thảo dược và lá cây như diếp cá, lá trầu không, nghệ tươi, lá lốt cần được rửa sạch, ngâm nước muối trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Vệ sinh hậu môn: Trước và sau khi áp dụng các phương pháp như đắp, xông, ngâm với thảo dược, người bệnh nên rửa sạch và lau khô vùng hậu môn. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào các vùng tổn thương, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Sử dụng dụng cụ sạch sẽ: Các dụng cụ hỗ trợ như chậu ngâm, khăn lau cũng cần được rửa sạch và tiệt trùng để tránh lây lan vi khuẩn.

3. Chọn lựa nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng

Các phương pháp dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, nên việc chọn lựa nguyên liệu là rất quan trọng. Nên mua thảo dược từ những nguồn uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không chứa hóa chất hoặc thuốc trừ sâu có hại. Với những loại lá như diếp cá, lá trầu không, rau má, nên sử dụng loại rau hữu cơ, tránh dùng các loại chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra các loại rau củ bị héo, thối, hoặc có dấu hiệu mốc, dập nát không nên sử dụng, vì có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc gây nhiễm trùng.

4. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết

Mặc dù các phương pháp dân gian lành tính và ít gây tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp nhất định, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Trường hợp bệnh nặng: Các trường hợp trĩ ngoại đã biến chứng nặng hoặc trĩ nội lòi ra ngoài cần được can thiệp y tế thay vì chỉ dựa vào các biện pháp dân gian.
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm: Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược hoặc có làn da nhạy cảm, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Phương pháp dân gian chỉ là biện pháp hỗ trợ trong điều trị bệnh trĩ, để đạt được hiệu quả toàn diện và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như bổ sung chất xơ, uống đủ nước cũng như nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng hình thành búi trĩ.

Xem thêm : Tổng hợp 10 cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc nam hiệu quả

Cách chữa trĩ ngoại dân gian giúp điều trị bệnh trĩ ngoại an toàn và hiệu quả khi được áp dụng đúng cách và kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ các lưu ý về vệ sinh, chọn lựa nguyên liệu, chế độ ăn uống và sinh hoạt, đồng thời lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn có thể liên hệ Phòng khám bệnh trĩ tại Hà Nội với hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *