Trẻ sơ sinh bị polyp hậu môn không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những bố mẹ từng mắc polyp – tỷ lệ này khá thấp nhưng không phải không thể xảy ra, với các triệu chứng có phần tương đồng ở người lớn. Vậy polyp hậu môn trẻ em hình thành do đâu và có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay với sự tham vấn từ Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Xanh Pôn, hiện phụ trách chuyên môn chính tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
Tóm tắt bệnh polyp hậu môn là gì?
Polyp hậu môn chỉ những khối u nhỏ nằm ở các vị trí khác nhau trong ruột kết hoặc trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng.
Kích thước của polyp tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng thường nhỏ hơn 2.5cm. Các khối polyp có dạng cuống nhỏ như nấm, xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm, có nguy cơ tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Dựa vào cấu trúc có thể chia polyp hậu môn thành 4 loại thường gặp sau đây:

Polyp tuyến
Loại polyp tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao nhất, đặc biệt khi kích thước vượt quá 2cm hoặc chứa thành phần nhung mao. Nhưng cũng có số liệu thống kê 90% polyp tuyến có kích thước dưới 1,5 cm.
Gồm 3 dạng chính: polyp tuyến ống (chiếm 80% các trường hợp polyp tuyến, nguy cơ thấp nhất), polyp tuyến nhánh (nguy cơ cao hơn polyp tuyến ống) và polyp tuyến hỗn hợp (kết hợp 2 dạng nói trên, nguy cơ ác tính trung bình).
Polyp tăng sản
Chiếm khoảng 80% tổng số polyp hậu môn – trực tràng, thường không gây triệu chứng rõ rệt, chỉ được phát hiện khi nội soi, trong trường hợp khối u lớn hơn 1cm có thể gây chảy máu nhẹ. Các polyp tăng sản hầu hết lành tính, hiếm khi phát triển thành ung thư, dù vậy việc theo dõi định kỳ vẫn cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
Polyp viêm
Là phản ứng của niêm mạc trước viêm nhiễm kéo dài với những ai mắc viêm loét đại trực tràng hoặc bệnh Crohn. Dù nguy cơ ác tính thấp nhưng loại polyp này vẫn gây đau và khó chịu, nếu để viêm nhiễm kéo dài không điều trị, đặc biệt là viêm loét đại trực tràng, có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Polyp dị dạng
Từ mô lành hình thành những khối u có tính chất bất thường, thường gặp trong hội chứng rối loạn di truyền Peutz-Jeghers, gọi là polyp dị dạng. Mặc dù lành tính nhưng khi kết hợp với các yếu tố di truyền có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Đọc thêm: Bệnh polyp hậu môn và những thông tin tổng quát cần biết
Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị polyp hậu môn hiện nay
Bác sĩ Tùng cho biết: Bệnh polyp hậu môn ở trẻ em hay ở trẻ sơ sinh nói riêng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tin vui là tỷ lệ trẻ sơ sinh bị polyp hậu môn khá thấp, chỉ khoảng 1-5%. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc polyp thường trong độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ từ 3 đến 6 tuổi.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc polyp cao hơn nếu rơi vào các yếu tố sau:
- Có tiền sử gia đình bị bệnh polyp đại trực tràng hoặc hội chứng đa polyp.
- Có bất thường đường ruột bẩm sinh, chẳng hạn bị viêm ruột sớm.
- Xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân ngay từ những tháng đầu đời.
Polyp hậu môn ở trẻ em chủ yếu là lành tính, thường do rối loạn phát triển niêm mạc, viêm nhiễm kéo dài, hoặc yếu tố di truyền. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện trẻ có triệu chứng đi ngoài ra máu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra polyp hậu môn ở trẻ em
Trẻ sơ sinh bị polyp hậu môn thường do 1 số nguyên nhân chính sau đây mà bố mẹ cần chú ý theo dõi để tìm cách cải thiện và cho trẻ đi khám kịp thời:

- Giữ vệ sinh hậu môn kém: Độ tuổi thiếu nhi khá ham chơi, chưa có ý thức và hiểu biết về giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bé trai hiếu động, đòi hỏi bố mẹ phải sát sao trong việc này.
=> Lưu ý hậu môn cần được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo bởi đây là khu vực dễ ẩm ướt, nơi khởi đầu của nhiều chứng bệnh viêm nhiễm, trong đó có polyp hậu môn.
- Dị tật bẩm sinh ở hậu môn: Đây là nguyên nhân khách quan nhưng nếu phát hiện từ sớm thì có thể khắc phục đơn giản.
=> Nhiều trẻ em sinh ra đã có cấu tạo hậu môn cong, lệch hoặc quá hẹp… so với bình thường, điều này dẫn đến chất thải không được bài tiết toàn bộ mà vướng lại trong những kẽ xung quanh hậu môn, đòi hỏi phải vệ sinh kỹ càng nếu không cặn bã sẽ tích tụ lại và trở thành bệnh polyp.
- Liên quan tới các bệnh lý khác: Các bệnh lý viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa lâu ngày có thể tổn thương niêm mạc hậu môn, dẫn đến hình thành polyp. Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính cũng có nguy cơ cao hơn.
- Chế độ ăn uống kém: Ăn uống thiếu chất xơ nhưng nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ruột, kích thích niêm mạc đại tràng. Điều này cũng dễ dẫn đến táo bón, khiến trẻ phải rặn nhiều khi đi vệ sinh, làm tổn thương niêm mạc hậu môn.
Đọc thêm: Những thông tin về polyp hậu môn và trĩ mà bạn chớ nên bỏ qua!
Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị polyp hậu môn
Polyp hậu môn ở trẻ em biểu hiện qua những triệu chứng dễ nhận biết như sau:
- Đi ngoài ra máu: Xuất hiện ở hơn 90% trẻ bị polyp. Máu thường là máu tươi, dính trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt sau khi đi đại tiện, không kèm theo đau bụng hay sốt.
- Sa polyp qua hậu môn: Trẻ có thể thấy một khối nhỏ màu đỏ lòi ra hậu môn khi rặn đi tiêu, sau đó tự thụt vào hoặc phải đẩy vào bằng tay. Dấu hiệu này gặp ở khoảng 30% trẻ bị polyp.
- Rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, phân có thể lẫn nhầy, kèm theo máu.
- Đau bụng: Có thể xuất hiện trước hoặc sau khi đại tiện nhưng thường không nghiêm trọng.
- Chảy máu kéo dài gây thiếu máu: Nếu polyp gây chảy máu thường xuyên, trẻ có thể bị thiếu máu nhẹ, biểu hiện xanh xao, thể trạng mệt mỏi.
Bố mẹ nên làm gì khi nghi ngờ trẻ bị polyp hậu môn?
Bác sĩ Tùng khuyến cáo: Phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Nếu các triệu chứng của polyp kéo dài, đặc biệt ở những trẻ có sức đề kháng yếu, bệnh có thể tiến triển nhanh hơn so với người trưởng thành.

Quan sát các dấu hiệu bất thường: Nếu trẻ xuất hiện 1 trong các triệu chứng sau đây, bố mẹ nên theo dõi kỹ càng.
- Đi ngoài ra máu, máu tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Trong lúc đi vệ sinh xuất hiện các khối bất thường ở hậu môn khi bé rặn, có thể tự thụt vào.
- Bé quấy khóc khi đi vệ sinh – dấu hiệu đau hoặc khó chịu.
Không tự ý điều trị tại nhà: Không dùng thuốc bôi hậu môn hoặc thuốc nhuận tràng mà không có chỉ định của bác sĩ. Không cố gắng đẩy khối polyp vào trong hậu môn
Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa: Nên đến bác sĩ tiêu hóa nhi hoặc chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được kiểm tra. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng hoặc siêu âm để xác định polyp và đánh giá tình trạng bệnh.
Điều trị theo chỉ định bác sĩ: Ngay cả khi dùng thuốc kháng sinh, bởi vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân.
- Nếu polyp nhỏ và không gây triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể theo dõi mà không cần can thiệp.
- Nếu polyp gây chảy máu hoặc có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt polyp qua nội soi – thủ thuật an toàn và ít xâm lấn.
Đọc thêm: Cẩn thận với biến chứng polyp hậu môn nếu không chữa trị sớm!
Bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa polyp hậu môn ở trẻ em?
Để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị polyp hậu môn, việc đầu tiên là đảm bảo bản thân cha mẹ không mắc bệnh, vì bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

- Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý: Nếu bé bú mẹ, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa của con. Khi bé bắt đầu ăn dặm, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây để tránh táo bón – một yếu tố có thể gây kích thích niêm mạc ruột.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Đảm bảo bé uống đủ sữa và nước (theo độ tuổi) để ngăn ngừa táo bón. Xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột. Nếu bé gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra máu, cần đưa đi khám sớm.
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh viêm nhiễm. Sử dụng khăn mềm hoặc nước ấm lau nhẹ nhàng, tránh gây kích ứng vùng hậu môn.
- Theo dõi sức khỏe tiêu hóa của bé: Nếu thấy bé có dấu hiệu đi ngoài ra máu, táo bón kéo dài hoặc có bất thường ở hậu môn, cha mẹ nên đưa con đi khám để kiểm tra sớm. Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển và phát hiện sớm các vấn đề tiêu hóa nếu có.
Đọc thêm: Điều trị polyp hậu môn bằng phương pháp nào mang lại hiệu quả cao
Chữa bệnh polyp hậu môn tại địa chỉ chuyên khoa uy tín hàng đầu
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị polyp hậu môn ở trẻ em hay người lớn thì Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là 1 lựa chọn đáng tin cậy. Nhờ hiệu quả điều trị cao, quy trình khám chuyên nghiệp và dịch vụ chất lượng, nơi đây được đông đảo bệnh nhân yêu mến, lựa chọn.
Nhắc đến bệnh viện lớn: Quá tải bệnh nhân, phải chờ đợi lâu
Việc thăm khám tại các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt với bệnh nhân ngoại tỉnh thường xảy ra nhiều bất tiện do tình trạng quá tải. Đây cũng là vấn đề đã được báo chí phản ánh xuyên suốt từ trước đến nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.
Tại các bệnh viện công lớn như Việt Đức hay Bạch Mai, tình trạng quá tải không hề hiếm gặp, với số lượng bệnh nhân đỉnh điểm 4.000 – 7.000 người/ ngày.
Sau quãng đường di chuyển xa, bệnh nhân phải tiếp tục xếp hàng, chờ đợi đến lượt, thậm chí cả ngày mà vẫn chưa được khám, phải dời sang hôm sau. Nếu muốn khám ngoài giờ hành chính để tiết kiệm thời gian lại phải chấp nhận mức phụ thu cao, tăng thêm gánh nặng chi phí.
Tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng: Giờ khám linh hoạt, không chờ đợi

Phòng khám được Sở Y Tế cấp phép và hoạt động theo mô hình bệnh viện thu nhỏ, với đầy đủ các khoa phòng, trang thiết bị y tế hiện đại được khử khuẩn nghiêm ngặt, giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. Tất cả nhằm đảm bảo quy trình khám chữa chuyên nghiệp, nhanh chóng và tối ưu.
Hệ thống đặt hẹn online linh hoạt cho bệnh nhân chủ động chọn khung giờ phù hợp, đến đúng giờ đăng ký là được vào khám, không mất thời gian chờ đợi. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân.
Đặc biệt, khi đặt hẹn khám trước bệnh nhân còn có thể nhận được ưu đãi hấp dẫn từ phòng khám, với phương châm của chúng tôi là giúp đỡ người bệnh tiết kiệm phần nào chi phí. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của người bệnh sau quá trình trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ.
Tại phòng khám hiện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, đều từng là Trưởng, Phó khoa tại các bệnh viện lớn, với ít nhất 30 năm kinh nghiệm trong chuyên khoa điều trị bệnh hậu môn – trực tràng. Họ luôn đồng hành, theo sát quá trình và đưa ra những tư vấn hữu ích để đảm bảo hiệu quả phục hồi tốt nhất.
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên khoa hậu môn – trực tràng, từng nắm giữ chức vụ quan trọng như Phó Giám đốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương & Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
- Đại tá. Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Châu – Hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là Trưởng khoa Ngoại tại Bệnh viện Quân Đội 354.
- Bác sĩ CKII Ngô Việt Thành – Hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là Nguyên Phó khoa Ngoại tại Bệnh viện Phổi Trung ương.

Trước thực tế nhiều phụ huynh còn thiếu thông tin và nóng lòng tìm kiếm phương pháp chữa trị căn bệnh này cho con em, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sau quá trình nghiên cứu không ngừng đã mang đến 1 giải pháp an toàn – hiệu quả – ít thương tổn, đó là kỹ thuật HCPT II – sóng cao tần xâm lấn tối thiểu.
Được giới chuyên môn đánh giá là điểm sáng nổi bật của y học hiện đại trong những năm gần đây, phương pháp này có những ưu điểm khác biệt so với các kỹ thuật cắt polyp đã cũ. Với nguyên lý hiện đại sử dụng bước sóng cao tần tác động trực tiếp vào vùng viêm nhiễm, loại bỏ hoàn toàn các khối polyp mà không phải dùng đến dao kéo, giúp đem lại hiệu quả lâu dài và ngăn tái phát.
- Không gây đau, không chảy máu và không để lại sẹo nhờ kỹ thuật xâm lấn tối thiểu với vết cắt nhỏ.
- Quy trình được thực hiện xuyên suốt bằng máy tính đảm bảo an toàn, bảo vệ mô lành, không ảnh hưởng các chức năng hậu môn khác.
- Sóng cao tần kiểm soát nhiệt độ ổn định nên không gây bỏng, không sợ nhiễm trùng hậu phẫu.
- HCPT II loại bỏ tận gốc chân polyp, dù đơn lẻ hay dạng cụm, ngăn chặn biến chứng và hình thành khối u mới.
- Thủ thuật thực hiện nhanh chỉ trong 30 phút, sau khi được phục hồi sau mổ bằng thiết bị chuyên dụng của phòng khám là bệnh nhân có thể ra về.
Hiện nay, phòng khám là đơn vị tiên phong sử dụng Máy nội soi hậu môn không dây – công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích vượt trội: Không đau, không gây kích thích, không khó chịu + Không cần nhịn ăn hay thụt tháo trước khi thực hiện. Bệnh nhân sẽ được nội soi bằng thiết bị này để xác định vị trí, số lượng các khối polyp trước khi bước vào làm thủ thuật.
Bên cạnh đó, chúng tôi chú trọng nâng cao hiệu quả điều trị hậu phẫu với Máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn – thiết bị cao cấp chưa có ở bất kỳ cơ sở chuyên khoa hậu môn nào khác, có tác dụng vệ sinh toàn diện vùng thương tổn, đẩy nhanh quá trình hồi phục và mang lại sức khỏe bền vững cho người bệnh.
Bệnh nhân có thể đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng ở tại địa chỉ số 193C1 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoặc có thể liên hệ qua kênh online:
- Số hotline 0243 9656 999 hoặc tổng đài tư vấn online 24/7 tại đây để được tư vấn miễn phí và kịp thời.
- Thời gian làm việc từ 08:00 – 20:00 tất cả các ngày trong tuần, ngày lễ, Tết, không phụ thu ngoài giờ hành chính.
Đọc thêm: Chữa polyp hậu môn ở đâu uy tín ở Hà Nội [Top 7 địa chỉ tốt nhất]
Mặc dù tỷ lệ trẻ sơ sinh bị polyp hậu môn hiện nay không cao, nhưng không phải là không thể xảy ra. Cha mẹ cần chú ý đến sức khỏe của con và nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp polyp ở trẻ nhỏ đều lành tính, vì vậy không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc hợp lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy chat trực tuyến ngay tại đây để được tư vấn nhanh chóng và chính xác!
Trả lời