Rò hậu môn là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và nếu không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Trong đó, chỉ định mổ rò hậu môn là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh lý này. Vậy mổ rò hậu môn bao lâu thì khỏi cũng như cần lưu ý sau mổ rò hậu môn những gì? Hãy cùng theo dõi và tìm lời giải đáp trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Khái quát chung về bệnh rò hậu môn
Trước khi tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật rò hậu môn hay mổ rò hậu môn diễn ra như thế nào, chăm sóc sau mổ ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chung về căn bệnh hậu môn trực tràng khó chịu này nhé!
Rò hậu môn là một trong những bệnh lý nhiễm trùng mãn tính xuất hiện ở vùng hậu môn gây ra các đường rò hoặc lỗ rò dẫn từ trong ống hậu môn ra bên ngoài da với các triệu chứng nhận biết như sau:
- Xuất hiện lỗ nhỏ quanh hậu môn rỉ dịch mủ màu vàng hoặc có mùi hôi
- Khi ngồi, đi lại hoặc đi đại tiện có cảm giác đau đớn
- Dịch mủ rò rỉ liên tục gây kích ứng vùng da hậu môn khiến người bệnh ngứa ngáy, kích ứng da
- Có thể sờ thấy vùng da xung quanh bị sưng, đôi khi tạo thành khối cứng.
- Một số trường hợp thấy máu lẫn trong dịch mủ hoặc khi đi đại tiện.
Về nguyên nhân gây rò hậu môn, bệnh chủ yếu xuất phát từ nhiễm trùng kéo dài ở vùng hậu môn – trực tràng, cụ thể:
- Áp xe hậu môn không được điều trị đúng cách: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, khi áp xe bị vỡ nhưng không lành hoàn toàn sẽ tạo thành đường rò.
- Chấn thương hậu môn: Do phẫu thuật vùng hậu môn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc chấn thương từ bên ngoài khiến hậu môn có vết rách, tổn thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập
- Bệnh lý nền: Một số bệnh như tiểu đường, lao, HIV làm suy giảm miễn dịch, khiến vết thương khó lành hơn.
- Vệ sinh kém: Vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tại hậu môn.

Mổ rò hậu môn bằng phương pháp nào an toàn, cho hiệu quả lâu dài?
Rò hậu môn là một bệnh lý mãn tính không thể tự lành mà cần can thiệp y khoa để loại bỏ hoàn toàn. Rò hậu môn hình thành do nhiễm trùng kéo dài, tạo ra đường rò giữa ống hậu môn và da xung quanh. Nếu không mổ rò hậu môn để làm sạch hết ổ viêm nhiễm, vi khuẩn tiếp tục lan rộng, khiến đường rò ngày càng sâu và phức tạp hơn. Tuy nhiên, mổ đường rò bằng biện pháp nào hiệu quả cũng là câu hỏi của rất nhiều người?
Hiện nay, tuỳ vào tình trạng đường rò mà bác sĩ có thể chỉ định áp dụng một trong những biện pháp mổ đường rò dưới đây:
1. Phương pháp mổ mở
Mổ mở đường rò hậu môn (Fistulotomy) là phương pháp phẫu thuật truyền thống nhằm loại bỏ đường rò bằng cách rạch mở toàn bộ đường rò, làm sạch nhiễm trùng và để vết thương tự lành theo thời gian. Đây là phương pháp phổ biến nhất, đặc biệt đối với các trường hợp đường rò đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến cơ thắt hậu môn.
Tuy nhiên, những năm gần đây mổ mở đường rò không còn là biện pháp được ưu tiên hàng đầu nữa bởi biện pháp này tồn tại kha khá nhược điểm phải kể đến như:
- Thời gian hồi phục lâu hơn, trung bình từ 4-8 tuần, tùy theo kích thước vết mổ
- Gây đau sau phẫu thuật, đặc biệt trong những ngày đầu khiến người bệnh khó sinh hoạt bình thường
- Nguy cơ tổn thương cơ thắt hậu môn, có thể dẫn đến rối loạn kiểm soát đại tiện (són phân, đại tiện không tự chủ) nếu phẫu thuật không đúng kỹ thuật.
- Cần chăm sóc vết thương sau mổ rò hậu môn kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng do vết mổ không được khâu lại nên rất dễ nhiễm trùng
Về cơ bản, phương pháp mổ mở chỉ phù hợp với trường hợp đường rò đơn giản không liên quan nhiều đến cơ thắt cũng như người bệnh muốn tiết kiệm chi phí do biện pháp này có chi phí thấp hơn so với các biện pháp mổ đường rò hiện đại khác.
2. Phương pháp đặt seton đường rò
Phương pháp đặt Seton là một kỹ thuật điều trị rò hậu môn bằng cách luồn một sợi chỉ chuyên dụng (thường là chỉ phẫu thuật, dây cao su hoặc dây silicone) qua đường rò để dẫn lưu mủ và kiểm soát nhiễm trùng trước khi tiến hành phẫu thuật triệt để. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các trường hợp đường rò phức tạp, xuyên qua cơ thắt hậu môn, nhằm giảm nguy cơ tổn thương cơ thắt và tránh biến chứng són phân.
So với biện pháp mổ mở đường rò thì đặt seton có nhiều ưu điểm hơn như hiệu quả với các đường rò phức tạp cũng như bảo tồn cơ thắt hậu môn giúp giảm nguy cơ mất kiểm soát đại tiện. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải biện pháp mổ rò hậu môn hiệu quả nhất hiện nay do vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Thời gian điều trị kéo dài, có thể mất từ vài tuần đến vài tháng
- Bệnh nhân phải đeo Seton trong thời gian dài nên rất khó chịu, khó sinh hoạt bình thường
- Mất thời gian đi thăm khám nhiều lần để điều chỉnh dây Seton theo tiến trình điều trị
- Không phải phương pháp triệt để, thường chỉ là bước đầu trước khi phẫu thuật cắt đường rò hoàn toàn.
3. Phương pháp sóng cao tần HCPT II
HCPT II là phương pháp hiện đại trong điều trị rò hậu môn, sử dụng sóng cao tần xâm lấn tối thiểu để đốt và loại bỏ đường rò mà không làm tổn thương mô lành xung quanh. Đây là kỹ thuật tiên tiến, thay thế dần các phương pháp truyền thống như mổ mở hoặc đặt Seton, giúp giảm đau, ít chảy máu, thời gian hồi phục nhanh và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Có thể nói, HCPT II đang là phương pháp điều trị rò hậu môn an toàn, hiệu quả top đầu hiện nay được đội ngũ chuyên gia y tế công nhận. Nguyên lý hoạt động của HCPT II trong điều trị rò hậu môn như sau:
- Sử dụng nguyên lý dao động điện từ tần số cao (cao tần từ 40,68 MHz – 4.0 MHz) để tạo ra nhiệt lượng ổn định.
- Dòng điện cao tần tác động trực tiếp lên mô bệnh lý, giúp làm đông mạch máu, cắt và loại bỏ mô tổn thương mà không gây cháy mô.
- Nhiệt lượng sinh ra từ sóng cao tần không lan rộng, giúp bảo tồn mô lành, không làm ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn.
- Đầu dò HCPT II có chức năng vừa cắt, vừa cầm máu, giúp quá trình điều trị nhanh chóng và giảm thiểu chảy máu.
Điều trị rò hậu môn bằng công nghệ HCPT II cho hiệu quả nhanh chóng khi chỉ mất khoảng 20 – 30 phút để hoàn thành ca phẫu thuật. Sau đó người bệnh có thể ra về ngay trong ngày mà không cần lưu lại viện dài ngày nên là biện pháp rất được người bệnh ưa chuộng.

Tìm hiểu chi tiết quy trình điều trị rò hậu môn bằng công nghệ HCPT II
Với thông tin trên, có thể nói mổ rò hậu môn bằng công nghệ HPCT II là một trong những biện pháp hiện đại, cho hiệu quả tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, để HPCT II phát huy hiệu quả tốt nhất cần được thực hiện đúng quy trình như sau:
Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán sơ bộ
Trước khi tiến hành mổ rò hậu môn, bác sĩ cần thực hiện thăm khám và chẩn đoán sơ bộ để đánh giá chính xác tình trạng đường rò, loại đường rò cũng như mức độ nhiễm trùng để có bước xử lý chính xác nhất.
Với bước thăm khám này, bác sĩ sẽ tiến hành những điều sau:
- Hỏi bệnh sử và triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng: đau hậu môn, chảy mủ, sưng viêm, có lỗ rò… Sau đó kiểm tra tiền sử bệnh lý, xem bệnh nhân có từng bị áp xe hậu môn hay đã từng điều trị rò hậu môn trước đó không.
- Kiểm tra lâm sàng hậu môn – trực tràng: Bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp hậu môn để xác định các lỗ rò bên ngoài. Bác sĩ có thể dùng tay thăm khám hậu môn để kiểm tra độ cứng, sưng tấy của đường rò.
- Nội soi hậu môn – trực tràng: Để có kết quả chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành dùng ống nội soi để kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn, xác định vị trí, độ dài và hướng đi của đường rò. Với bước thăm khám này sẽ phát hiện các đường rò phức tạp hoặc rò hậu môn có nhiều nhánh.
Bước 2: Chuẩn bị trước phẫu thuật
Trước khi mổ, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát để đánh giá xem bệnh nhân có đủ sức khỏe để phẫu thuật hay không. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn đông máu, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc hoặc hướng dẫn cách kiểm soát bệnh để tránh biến chứng khi mổ.
Ngoài ra, rò hậu môn thường có nhiễm trùng và chảy mủ, nếu không vệ sinh kỹ trước mổ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Do đó, bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân làm sạch hậu môn bằng dung dịch sát khuẩn hoặc thụt tháo ruột để loại bỏ vi khuẩn.
Bước 3: Tiến hành phẫu thuật bằng HCPT II
Sau khi thăm khám cũng như chuẩn bị trước phẫu thuật hoàn tất, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê để giảm bớt cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành xác định đường rò bằng đầu dò chuyên dụng để xác định chính xác hướng đi và vị trí của đường rò
- Sau đó, sử dụng sóng cao tần HCPT II để đốt và loại bỏ mô viêm. Đầu dò HCPT II phát ra sóng cao tần, giúp làm đông và cắt bỏ mô viêm nhiễm trong đường rò. Dịch mủ sẽ được hút ra ngoài và loại bỏ mô hoại tử bằng hệ thống hút tự động.
- Sau khi đường rò được loại bỏ, bác sĩ sẽ rửa sạch vùng phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng.
- Với HCPT II, vết thương sẽ tự lành mà không cần khâu, giúp giảm nguy cơ tái phát và hạn chế hình thành sẹo xấu.
Bước 4: Kết thúc thủ thuật
Sau khi thực hiện loại bỏ dịch mủ trong đường rò bằng công nghệ HCPT II, người bệnh có thể nằm lại theo dõi khoảng 1 – 2h sau đó có thể về nhà và chăm sóc vết mổ rò hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp chăm sóc sau khi phẫu thuật rò hậu môn
Dù điều trị bằng phương pháp nào, sau khi mổ rò hậu môn, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm đau đớn, hạn chế nhiễm trùng và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là các biện pháp quan trọng để vệ sinh sau mổ rò hậu môn hiệu quả:
1. Vệ sinh vết mổ đúng cách
Vết mổ ở hậu môn là khu vực dễ nhiễm trùng do tiếp xúc trực tiếp với phân và vi khuẩn. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh bằng cách:
- Rửa hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh: Để hạn chế viêm nhiễm, người bệnh nên sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh thô ráp, thay vào đó hãy dùng khăn mềm hoặc giấy ướt không chứa cồn, không mùi. Khi vệ sinh hậu môn, hãy thực hiện với thao tác nhẹ nhàng, không chà xát mạnh lên vết thường để tránh gây tổn thương
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm: Người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày để giảm đau, kháng viêm, giúp lưu thông máu tốt hơn. Nước ngâm có thể thêm một ít muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo: Sau khi vệ sinh, dùng khăn sạch lau khô nhẹ nhàng. Hàng ngày nên mặc quần lót rộng rãi, thoáng khí để tránh tích tụ mồ hôi, giúp vết thương nhanh lành.
2. Thực hiện các biện pháp giảm đau, chống viêm
Sau phẫu thuật rò hậu môn, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức, khó chịu và có nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, việc giảm đau và chống viêm đúng cách là rất quan trọng để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm nguy cơ biến chứng và tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện chườm ấm vùng hậu môn để hỗ trợ giảm sưng đau cũng như tăng tốc độ hồi phục sau khi mổ rò hậu môn.
3. Thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi vết thương, giảm đau, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chức năng tiêu hóa. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa táo bón từ đó hạn chế gây tổn thương lên vết mổ do phân quá cứng. Chính vì vậy, sau khi phẫu thuật rò hậu môn người bệnh hãy chú ý xây dựng một chế độ ăn lành mạnh như sau:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn, tránh táo bón gây đau đớn sau phẫu thuật. Người bệnh nên ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loạt hạt và đậu để giảm táo bón. Lưu ý nên tăng dần lượng chất xơ để tránh đầy hơi, chướng bụng
- Uống đủ nước để tránh táo bón: Nước có khả năng hỗ trợ làm mềm phân từ đó giúp phân dễ dàng di chuyển hơn trong đường ruột. Vì vậy, hãy uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày trong đó, người bệnh có thể uống nước lọc, nước ép trái cây không đường, nước ép rau xanh hoặc các loại trà thảo mộc
- Bổ sung thực phẩm giàu đạm giúp vết thương mau lành: Protein giúp cơ thể tái tạo mô, làm lành vết thương nhanh chóng do đó hãy bổ sung các nguồn đạm từ thịt trắng như gà, cá hồi hoặc trứng, sữa chua không đường để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru
Bên cạnh thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cũng nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn cũng như nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hoá.

4. Hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh
Sau khi phẫu thuật rò hậu môn, vết thương cần thời gian để hồi phục hoàn toàn. Việc hạn chế hoạt động mạnh giúp tránh làm tổn thương vết mổ, ngăn ngừa biến chứng và giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Trong đó, người bệnh nên tránh ngồi quá lâu một chỗ hoặc ngồi xổm. Hạn chế các hoạt động thể thao mạnh như chạy bộ, nhảy dây, tập gym mà thay vào đó là thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như các bài giãn cơ nhẹ nhàng hoặc đi bộ chậm rãi để tránh tụ máu ở khu vực hậu môn.
5. Theo dõi dấu hiệu bất thường và tái khám đúng lịch
Sau khi mổ rò hậu môn, người bệnh cần quan sát kỹ các biểu hiện ở vùng hậu môn cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu gặp các triệu chứng dưới đây, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ ngay:
- Hậu môn chảy máu tươi liên tục hoặc thấm đẫm băng gạc bởi đây có thể vết mổ bị rách hoặc vỡ.
- Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ biểu hiện bằng sưng đỏ, chảy dịch vàng, có mùi hôi, vết mổ nóng rát và đau nhức kéo dài.
- Đau kéo dài và không giảm dù đã dùng thuốc giảm đau
- Sốt dai dẳng trên 38.5 độ C là dấu hiệu nhiễm trùng cần điều trị ngay.
- Nếu vùng mổ tiếp tục chảy dịch sau nhiều tuần, có thể đường rò chưa được loại bỏ hoàn toàn.
- Tái phát đau nhức và chảy mủ thì có thể đây là dấu hiệu của việc đường rò hình thành lại.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín như Đa khoa Quốc tế Cộng đồng để tiến hành kiểm tra, đánh giá vết mổ cũng như nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng hoặc hình thành đường rò nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những chia sẻ về mổ rò hậu môn, phương pháp mổ rò an toàn cùng các biện pháp chăm sóc sau mổ hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Trả lời