Trĩ nội không còn là bệnh lý hậu môn trực tràng xa lạ khi tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Do đó, việc điều trị trĩ nội như nào hiệu quả, an toàn là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Với rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nội khác nhau thì người bệnh cần lựa chọn phương pháp phù hợp. Lý giải cụ thể cho vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã chia sẻ thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
Trĩ nội là bệnh lý như thế nào?
Trĩ nội được biết đến là căn bệnh xảy ra do tình trạng các tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực đè nén lâu ngày dẫn đến việc sưng phồng, giãn nở, tích tụ máu đông dẫn đến hình thành nên các búi trĩ. Cách nhận biết búi trĩ nội nhanh chóng, chính xác là dựa vào vị trĩ xuất hiện búi trĩ.

Búi trĩ nội thường xuất hiện bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược và khó có thể nhận thấy bằng mắt thường. Do đó, ở giai đoạn đầu thì người bệnh khó có thể phát hiện bệnh và chỉ có thể nhận biết khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng nên việc điều trị trĩ nội cũng khó khăn, phức tạp hơn.
Bệnh trĩ nội thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
- Bị táo bón lâu ngày dẫn đến ứ đọng phân, dồn áp lực lên tĩnh mạch hậu môn lâu ngày dẫn tới bị trĩ.
- Thói quen ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động dẫn đến chèn ép lên vùng cơ hậu môn và tĩnh mạch, hình thành nên các búi trĩ.
- Ảnh hưởng của quá trình mang thai khi ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi kích thước lớn sẽ chèn ép lên vùng chậu và cơ hậu môn.
- Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc nhuận tràng, làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng như vùng hậu môn.
Do đó, muốn điều trị trĩ nội hiệu quả cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh lý.
Các cấp độ trĩ nội và dấu hiệu nhận biết
Cũng giống như trĩ ngoại, trĩ nội được chia làm nhiều cấp độ khác nhau tương đối với mức độ triệu chứng bệnh lý cũng khác nhau, tăng dần nặng nhẹ. Cụ thể, trĩ nội được chia làm 4 cấp độ khác nhau như:

- Trĩ nội độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội khi mà búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn. Các nốt sần mềm, đỏ và có kích thước khác nhau xuất hiện trong niêm mạc trực tràng dưới lúc này khi nội soi được thực hiện. Ở giai đoạn này, búi trĩ chưa thể lồi ra ngoài hậu môn vì vậy người bệnh thường chỉ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn, khó chịu khi đi đại tiện và thấy vướng víu. Nhưng ở cấp độ 1 thì bệnh trĩ nội cách điều trị vẫn tương đối dễ dàng.
- Trĩ nội độ 2: Ở cấp độ 2, búi trĩ vẫn nằm gọn trong ống hậu môn, nhưng khi đi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài hơn hoặc thập thò ở ngoài ống hậu môn . Lúc này, búi trĩ vẫn có thể tự thụt vào bên trong sau khi đi đại tiện mà không cần phải dùng tay đẩy. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ có biểu hiện chảy máu hậu môn do các búi trĩ bị cọ xát gây trầy xước trong khi đi đại tiện. Nhưng mức độ chảy máu vẫn tương đối nhẹ khi chỉ có chút máu dính trên giấy vệ sinh.
- Trĩ nội độ 3: Ở cấp độ này, búi trĩ đã ra khỏi ống hậu môn và không thể co lại. Người bệnh chỉ có thể đẩy búi trĩ vào bên trong bằng tay. Khi đi vệ sinh, các cảm giác như đau rát, chảy máu và khó chịu tăng lên. Ngay cả khi ngồi trên ghế, nó vẫn có thể gây đau đớn. Lúc này, việc điều trị trĩ nội cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
- Trĩ nội độ 4: Thông thường, búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn. Bước sang giai đoạn này, búi trĩ sưng phồng, lòi ra ngoài và lưu thông máu bị cản trở. Thay vào đó, dịch nhầy tiết ra nhiều hơn, gây ẩm ướt, viêm loét và thậm chí hoại tử búi trĩ. Đây là cấp độ bệnh trĩ nội đặc biệt nặng nên được đánh giá bệnh trĩ nội và cách điều trị lúc này là cực kỳ phức tạp khi đã xuất hiện kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có thể thấy, triệu chứng bệnh trĩ nội ngày càng diễn biến phức tạp từ nặng đến nhẹ nếu như không nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: [Giải đáp cụ thể] Thuốc bôi trĩ nội tốt nhất là loại nào?
Mức độ nguy hiểm khi không điều trị trĩ nội
Chuyên gia thường khuyến cáo người bệnh nên chú ý tới những triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ nội để có thể kịp thời thăm khám và xác định chính xác giai đoạn bệnh, áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Bởi nếu không điều trị trĩ nội ngay từ giai đoạn đầu thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, gây nên nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng như:

- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Khi búi trĩ nội ở giai đoạn nặng bị sa ra bên ngoài và cọ sát với quần áo bị tổn thương, đây là biến chứng tương đối nguy hiểm. Búi trĩ bị rách lớp da ở bên ngoài, bị chảy máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời chất dịch nhầy ở hậu môn càng ngày càng tiết ra nhiều hơn khiến búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi các vị trí đang tổn thương của búi trĩ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong thời gian dài sẽ khiến búi trĩ bị nhiễm khuẩn. Nếu không nhanh chóng can thiệp phương pháp điều trị bệnh trĩ nội thì rất dễ dẫn đến tình trạng hoại tử búi trĩ nội cực kỳ nguy hiểm.
- Sa nghẹt hậu môn: Trong trường hợp này, các búi trĩ có kích thước lớn có thể làm tắc ống hậu môn. Búi trĩ bị sa nghẹt gây khó khăn cho người bệnh khi đi đại tiện. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến cách cơ thể thực hiện các nhiệm vụ của nó. Biểu hiện của sa nghẹt búi trĩ là rõ ràng. Một búi trĩ to, màu xám nhạt có thể được quan sát bằng mắt ngoài hậu môn. Có sưng, phù nề và tắc lỗ hậu môn, bên trong búi trĩ có màu đỏ và có thể ứ đọng máu đông bên trong.
- Tắc mạch trĩ: Điều này xảy ra khi các mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và phá vỡ.Mạch máy bị chèn ép và bị tắc do cục máu đông. Búi trĩ có khả năng sẽ bị nhiễm khuẩn và tệ hại hơn là bị hoại tử nếu máu không thể lưu thông để nuôi dưỡi các bộ phận bị tắc mạch máu.
- Nhiễm trùng máu: Điều trị trĩ nội nếu không được thực hiện sớm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu.Tình trạng các vết thương bị lở loét, viêm nhiễm nặng, máu và búi trĩ bị vi khuẩn tấn công đều không được điều trị dứt điểm và đúng cách. Biến chứng này cho thấy bệnh nhân đang trong tình trạng nặng khó điều trị. Bệnh nhân cần được điều trị bệnh trĩ, phẫu thuật và lọc máu nếu cần thiết vì nhiễm trùng máu có thể gây tử vong.
- Ung thư trực tràng: Là biến chứng bệnh trĩ nội cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do búi trĩ bị viêm nhiễm trong thời gian dài tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu và trong trực tràng. Kết quả của tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ dẫn đến bệnh ung thư đại trực tràng và ung thư ruột. Biến chứng của bệnh trĩ nặng là ung thư trực tràng, không thể điều trị được. Khi bệnh nhân không nhận được điều trị đầy đủ và dứt điểm ở giai đoạn 4, phần lớn các biến chứng xuất hiện.
Có thể thấy, mức độ nguy hiểm nếu không có phương pháp điều trị trĩ nội phù hợp, hiệu quả là rất khó lường. Không chỉ gây nên những ảnh hưởng về sức khỏe, khiến sức khỏe ngày càng sa sút mà còn có thể dẫn đến những nguy hiểm về tính mạng.
Xem thêm: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – hiểu hết về bệnh để điều trị hiệu quả
Phương pháp chẩn đoán điều trị trĩ nội chính xác

Như đã nói ở trên, muốn can thiệp khắc phục bệnh trĩ nội cách điều trị cần phải phù hợp thì mới đem lại hiệu quả điều trị. Cách điều trị sẽ được quyết định bởi mức độ bệnh, giai đoạn bệnh nhưng cần thăm khám và chẩn đoán mới xác định đúng biểu hiện bệnh. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội sẽ được tiến hành như sau:
- Thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa để xác định sơ bộ các triệu chứng bên ngoài và chẩn đoán bệnh bước đầu cũng như nhận định chính xác về mức độ bệnh lý giai đoạn đầu.
- Nội soi hậu môn: Cách chẩn đoán điều trị trĩ nội này sẽ sử dụng máy nội soi luôn vào bên trong ống hậu môn nhằm xác định những triệu chứng bên trong mà quan trọng là để xác định chính xác vị trí búi trĩ cũng như kích thước búi trĩ ra sao.
- Nội soi trực tràng: Việc nội soi trực tràng sẽ xác định xem trực tràng có bị tổn thương lây lan do các búi trĩ nội gây ra không để có thể lựa chọn phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Bên cạnh các cách chẩn đoán bệnh trĩ nội trên thì bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, phụ thuộc vào tình trạng bệnh trĩ của mỗi bệnh nhân.
Tìm kiếm phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả, an toàn
Điều trị trĩ nội chỉ đem lại hiệu quả khi bạn điều trị đúng phương pháp, phác đồ chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý. Dựa theo mức độ bệnh trĩ nội sẽ có các biện pháp điều trị bệnh như sau:
Điều trị với thuốc chuyên khoa

Trĩ nội độ 1 và độ 2 được điều trị nội khoa. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân trong trường hợp này. Thuốc điều trị trĩ bao gồm thuốc uống, thuốc mỡ và viên đạn được quảng cáo có tác dụng giúp ngăn ngừa đau đớn, chống tình trạng chảy máu, giúp điều trị trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng khác.
Hiện nay, có một số loại thuốc chữa trĩ được áp dụng điều trị phổ biến như Ginkor Fort, Proctolog và Daflon vẫn được bán. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xác định độ an toàn của các loại thuốc được quảng cáo trên thị trường trước khi tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị với phương pháp truyền thống
Trường hợp can thiệp điều trị trĩ nội với thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh lý nhẹ nhưng khi bệnh lý nặng thì cần phải can thiệp điều trị ngoại khoa. Các thủ thuật, phương pháp điều trị bệnh trĩ nội ngoại khoa gồm có cả các phương pháp truyền thống và hiện đại nên hãy cân nhắc lựa chọn, lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi điều trị.
- Thắt chun búi trĩ: Phương pháp thắt dây chun thường được sử dụng đối với trĩ nội độ I và II (không áp dụng cho trĩ ngoại). Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn rằng khi trĩ rụng, có thể có chảy máu nhẹ từ ngày 6 đến ngày 10. Nếu bạn bị đau, bí tiểu và sốt thì cần đến khám lại để loại trừ hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.
- Tiêm xơ búi trĩ: Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu thường được chỉ định tiêm xơ cho trĩ độ I và độ II. Việc tiêm xơ búi trĩ được thực hiện bằng cách bơm từ 1 đến 2 mililít chất làm xơ, có thể là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hoặc natri tetradecyl sulfate, vào lớp niêm mạc của búi trĩ.
Điều trị với phương pháp hiện đại
Ngoài thực hiện chữa bệnh trĩ nội và cách điều trị truyền thống thì cũng có nhiều cách điều trị trĩ nội như:

- Cắt trĩ HCPT – II: Hệ thống sóng cao tần HCPT II hiện được coi là một phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả cao được áp dụng cho mọi đối tượng. Nhiều lợi ích của phương pháp này bao gồm việc loại bỏ nhanh chóng và tận sát chân trĩ, giúp giảm thiểu tình trạng tái phát; mức độ xâm lấn thấp, giảm đau và chảy máu khi thực hiện, và người bệnh có thể ra về ngay sau khi thực hiện mà không cần nằm viện. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hiện là cơ sở y tế tiên phong sử dụng phương pháp này. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng và các thiết bị y tế hiện đại, hiệu quả điều trị nhanh chóng và an toàn sẽ được đảm bảo cao.
- Cắt trĩ Milligan Morgan: Đây là một phương pháp cắt trĩ can thiệp cắt từng búi trĩ một, chỉ để lại những mảnh da niêm mạc ở giữa và khâu lại thường áp dụng cho trường hợp điều trị trĩ nội mức độ nặng. Bác sĩ phải cắt thêm phần búi trĩ phụ khi sử dụng búi trĩ vòng. Đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì quy trình phẫu thuật đơn giản, thời gian thủ thuật ngắn và tỷ lệ tái phát thấp (5 – 10%) trong 5 năm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được nhận xét là tồn tại hạn chế khi vẫn gây đau đớn và thời gian hồi phục kéo dài lâu.
- Cắt trĩ Longo: Phương pháp cắt trĩ này sử dụng máy cắt đồng thời khâu nối để kéo búi trĩ về vị trí bình thường. Nó cũng cắt và khâu phần mạch máu liên quan, khiến búi trĩ co lại. Phương pháp Longo giúp bệnh nhân ít đau hơn sau phẫu thuật vì nó cắt và khâu vùng ống hậu môn không cảm giác. Phương pháp Longo giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường trong khoảng thời gian từ 3 – 4 ngày nằm viện. Cắt trĩ theo phương pháp Longo giúp bệnh nhân giảm đáng kể đau đớn sau và khi đại tiện lần đầu tiên so với các phương pháp chữa bệnh trĩ khác. Tuy nhiên, chi phí cắt trĩ Longo cực kỳ đắt do sử dụng dụng cụ một lần nên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.
Xem thêm: Khám phá phác đồ điều trị trĩ nội tiên tiến nhất hiện nay
Khi điều trị trĩ nội cần chú ý điều gì?
Với rất nhiều biện pháp điều trị trĩ nội khác nhau được áp dụng nhưng bạn không nên tùy ý điều trị mà cần phải thăm khám và nghe chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cần phải chú ý một số điều sau đây khi quyết định chữa bệnh trĩ nội cách điều trị hiệu quả, an toàn để nâng cao hiệu quả chữa bệnh:

- Kết hợp ăn uống lành mạnh: Để tăng khối lượng phân và mềm phân, bạn nên ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước. Các loại thực phẩm được khuyên dùng bao gồm ngũ cốc nguyên cám (lúa mạch, lúa mì, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch,…). Để hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân, người bệnh cũng nên uống nhiều nước (khoảng 2 lít mỗi ngày).
- Tiến hành tập thể dục đều đặn: Hạn chế ngồi quá lâu, đặc biệt trên bồn cầu, vì điều này gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn bị bệnh trĩ do công việc, hãy thử vận động thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn chống lại bệnh trĩ và tốt cho xương cột sống. Đặc biệt, bạn nên tập thể dục thường xuyên, đều đặn để giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, tránh nguy cơ bị trĩ.
- Xây dựng thói quen đại tiện tốt: Người bệnh nên tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày và đi đại tiện ngay khi có cảm giác. Nếu họ nhịn đi, phân sẽ giữ lại lâu trong trực tràng và hậu môn, khiến trực tràng khô, ứ đọng và khó đi hơn. Ngoài ra, việc rặn nhiều khi đi vệ sinh gây áp lực lớn lên tĩnh mạch trực tràng dưới, làm tăng khả năng chảy máu và phình to búi trĩ. Bệnh nhân nên tránh đi đại tiện trong khi đọc báo, xem điện thoại hoặc không tập trung.
Xem thêm: [Tổng hợp] Các cách làm giảm đau trĩ nội một cách an toàn, hiệu quả
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin chi tiết về các cách điều trị trĩ nội an toàn, hiệu quả đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy thăm khám cẩn thận trước khi bạn tìm kiếm tới việc khắc phục bệnh trĩ nội cách điều trị phù hợp. Đừng quên nếu có thắc mắc bệnh lý hãy liên hệ nhanh đến hotline 0243 9656 999 để được chuyên gia giải đáp chi tiết, chính xác.
Trả lời