Khám bệnh trĩ là bước kiểm tra quan trọng nhằm kiểm tra và đánh giá tình trạng hậu môn khi có các dấu hiệu bất thường. Nhiều bệnh nhân thường lo lắng ngại đi khám vì không biết khám bệnh trĩ có đau không? Nếu đang lo ngại về vấn đề này, vậy thì hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu hơn về khám trĩ nhé!
Một vài thông tin cơ bản về bệnh trĩ
Trước khi tìm hiểu khám bệnh trĩ có đau không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về bệnh trĩ để biết tại sao cần phải khám trĩ.
Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng xảy ra khi các đám mạch máu ở khu vực hậu môn hoặc trực tràng bị giãn nở quá mức gây phồng tạo thành búi hoặc u nước. Bệnh trĩ gồm 2 loại chính là trĩ nội (búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn) và trĩ ngoại (búi trĩ nằm ngoài hậu môn) với các biểu hiện chính là:
- Đi ngoài ra máu tươi do búi trĩ bị cọ xát với phân khiến búi trĩ bị trầy xước, chảy máu
- Đau, ẩm ướt và ngứa ngáy hậu môn: do hậu môn tăng tiết dịch nhầy khiến vùng kín bị ướt khó chịu dẫn đến kích ứng và ngứa rát thường xuyên
- Cảm giác cộm cứng ở hậu môn do sự xuất hiện của búi trĩ. Cảm giác này khó chịu hơn khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu
- Sa búi trĩ: Ở giai đoạn đầu, búi trĩ chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện và tự thụt vào sau đó. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, búi trĩ có thể sa ra ngoài thường xuyên, kể cả khi đứng, ngồi hoặc vận động.
Mặc dù các biểu hiện của bệnh trĩ khá rõ ràng nhưng việc thăm khám là không thể bỏ qua. Bởi thăm khám trĩ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng búi trĩ, số lượng, mức độ sa cũng như loại trừ khả năng người bệnh có thể mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng khác.

Khám trĩ gồm những hạng mục nào?
Để biết khám bệnh trĩ có đau không thì việc nắm rõ các hạng mục thăm khám bệnh trĩ cũng vô cùng cần thiết. Khám trĩ không chỉ là khám qua loa bên ngoài hậu môn mà gồm nhiều bước, nhiều hạng mục như sau:
1. Thăm khám lâm sàng và kiểm tra tiền sử bệnh lý
Thăm khám kiểm tra lâm sàng và kiểm tra tiền sử bệnh lý là bước đánh giá đầu tiên với bất kỳ bệnh lý nào. Trong đó, kiểm tra lâm sàng được thực hiện bằng cách quan sát và đặt các câu hỏi liên quan đến bệnh lý như các triệu chứng bất thường đang gặp phải, tần suất và mức độ của triệu chứng, thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như có tiền sử mắc bệnh và dùng thuốc hay không.
Mục đích của bước thăm khám này là giúp bác sĩ hình dung sơ bộ về tình trạng bệnh và xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
2. Thăm khám ngoài hậu môn
Sau khi hỏi bệnh sử, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện tư thế phù hợp để kiểm tra các biểu hiện bên ngoài hậu môn. Bước kiểm tra này giúp bác sĩ nhận diện được mức độ sưng, đỏ, tình trạng tiết dịch hậu môn hoặc kiểm tra búi trĩ có cục máu đông hay không? Ngoài ra, bác sĩ có thể sờ nắn nhẹ nhàng để xác định kích thước, độ mềm cứng của búi trĩ (nếu có).
Thông qua đó, bác sĩ có thể xác định loại trĩ (trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) và mức độ tổn thương ở vùng hậu môn.

3. Thăm khám cận lâm sàng
Thăm khám cận lâm sàng chính là bước thăm khám khiến bệnh nhân lo lắng khám trĩ có đau không bởi trong bước thăm khám này, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm là nội soi hậu môn, xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm liên quan khác. Trong đó:
- Xét nghiệm nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi hậu môn, một dụng cụ nhỏ có đầu mềm, bôi trơn, để kiểm tra bên trong ống hậu môn và trực tràng. Xét nghiệm nội soi giúp bác sĩ xác định búi trĩ nội, số lượng và kích thước búi trĩ. Ngoài ra, chúng cũng giúp phân loại, tìm kiếm các tổn thương khác như polyp, nứt hậu môn, viêm loét hoặc khối u tại khu vực hậu môn (nếu có)
- Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu nhằm đánh giá hàm lượng máu cũng như phát hiện các bất thường như thiếu máu ở người bệnh
4. Tư vấn điều trị
Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ bao gồm thay đổi chế độ ăn, lối sống cũng như tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Trường hợp búi trĩ mới xuất hiện
Thời điểm búi trĩ mới xuất hiện, các triệu chứng đi kèm thường không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng cải thiện thông qua việc xây dựng lối sống lành mạnh như sau:
- Người bệnh nên tăng cường bổ sung chất xơ trong các loại rau xanh, hoa quả cũng như các loại hạt. Trong đó, các nguồn rau quả được khuyến khích với người mắc bệnh trĩ có thể kể tới là rau lang, rau mồng tơi, chuối,….Chất xơ có trong thực phẩm sẽ giúp tăng khả năng giữ nước trong ruột, làm phân mềm giúp phân dễ đào thải ra bên ngoài hơn từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày bởi nước là một phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm mềm phân, từ đó giảm áp lực lên hậu môn khi đi vệ sinh.
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,…Hoạt động thể chất giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm táo bón và giảm áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn. Lưu ý rằng chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh tập các bài tập quá nặng như gym, nâng tạ sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn
Trường hợp búi trĩ đang phát triển nhưng chưa có biến chứng
Giai đoạn búi trĩ đang phát triển thường là giai đoạn 1, 2 của bệnh và vẫn được tính là giai đoạn nhẹ của bệnh. Thời điểm này, bác sĩ vẫn sẽ tư vấn áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn khoa học kết hợp với dùng thuốc điều trị:
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Phổ biến nhất là các loại thuốc chứa lidocaine, pramoxine, hoặc benzocaine, giúp giảm đau và ngứa ở vùng hậu môn. Các loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi tại chỗ giúp làm dịu cơn đau tức thì
- Thuốc làm bền thành tĩnh mạch: Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng và chảy máu. Phổ biến nhất là các loại thuốc chứa diosmin , hesperidin hoặc rutin
- Thuốc nhuận tràng: Có tác dụng chính là làm tăng khối lượng phân và làm mềm phân giúp quá trình đi tiêu dễ dàng hơn

Trường hợp búi trĩ ở giai đoạn nặng
Trong trường hợp búi trĩ đã phát triển lớn hoặc đã ở giai đoạn 3, 4 thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thủ thuật loại bỏ búi trĩ. Cắt bỏ búi trĩ là biện pháp cuối cùng cho kết quả lâu dài nhất đối với bệnh nhân mắc trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý lựa chọn các kỹ thuật cắt trĩ hiện đại nhằm hạn chế xâm lấn gây chảy máu, đau đớn.
Nổi bật nhất hiện nay phải kể tới kỹ thuật cắt trĩ xâm lấn tối thiểu HCPT II. Đây là phương pháp sử dụng sóng cao tần truyền qua đầu dao cắt để làm đông mạch máu và cắt bỏ búi trĩ. Thiết bị HCPT II có thể xác định chính xác vị trí của búi trĩ, giúp cắt bỏ nhanh chóng và an toàn. Không chỉ vậy, nguồn nhiệt được kiểm soát tốt, không gây cháy hay tổn thương lan rộng.
Có thể thấy, với mỗi giai đoạn bệnh trĩ người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, việc thăm khám bệnh trĩ là vô cùng cần thiết để xác định chính xác giai đoạn bệnh từ đó điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Xem thêm : Bệnh trĩ sưng to : Nguyên nhân gây ra và cách chữa hiệu quả hiện nay
Giải đáp: Khám bệnh trĩ có đau không?
Đến với vấn đề mà người bệnh quan tâm nhất “khám bệnh trĩ có đau không?” thì câu trả lời là khám trĩ thường không gây đau quá nhiều, đặc biệt là khi người bệnh thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật.
Tuy nhiên, cảm giác đau, khó chịu khi thăm khám cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
1. Tâm lý của người bệnh
Nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng hoặc e ngại vì tính nhạy cảm của vùng khám. Chính tâm lý này đã khiến người bệnh có cảm giác đau đớn hơn khi thăm khám. Bởi khi người bệnh lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cơ hậu môn co thắt mạnh, khiến bác sĩ khó thao tác và làm tăng cảm giác đau. Bên cạnh đó lo lắng quá mức có thể làm tăng nhịp tim và khiến người bệnh cảm thấy nhạy cảm hơn với mọi kích thích.
2. Mức độ nặng của bệnh
Mức độ nặng của bệnh trĩ hường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám trĩ có gây đau hay không. Khi bệnh trĩ tiến triển đến các giai đoạn nặng hơn, vùng hậu môn trở nên nhạy cảm hơn do sưng, viêm, hoặc các tổn thương, dẫn đến cảm giác khó chịu hoặc đau tăng lên trong quá trình thăm khám.
3. Phương pháp và kỹ thuật thăm khám
Phương pháp thăm khám có ảnh hưởng lớn đến việc khám bệnh trĩ có đau không. Các kỹ thuật thăm khám khác nhau sẽ tạo ra những mức độ cảm giác khác nhau, tùy thuộc vào cách thực hiện, thiết bị hỗ trợ và mức độ nặng của bệnh.
Ví dụ, thăm khám nội soi hậu môn bằng các công nghệ cũ như sử dụng ống cứng luồn vào hậu môn sẽ gây đau đớn nhiều hơn. Vì vậy mà nhiều cơ sở y tế đã nâng cấp qua sử dụng thiết bị nội soi ống mềm không dây như Đa khoa Quốc tế Cộng đồng. Thiết bị nội soi sử dụng ống mềm có mức độ ma sát nhỏ, dễ dàng luồn sâu vào ống hậu môn trực tràng nên hạn chế được tình trạng đau đớn khi thăm khám.
4. Tay nghề của y bác sĩ
Yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hưởng đến mức độ đau khi khám bệnh trĩ chính là tay nghề của y bác sĩ. Một bác sĩ có kỹ thuật tốt, kinh nghiệm dày dặn, và thái độ chuyên nghiệp sẽ đảm bảo quá trình khám diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả và hạn chế tối đa cảm giác đau đớn cho người bệnh. Bởi bác sĩ có kinh nghiệm sẽ hiểu rõ cấu trúc hậu môn – trực tràng và các đặc điểm của bệnh trĩ, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác kiểm tra đúng kỹ thuật, nhanh chóng, giảm thiểu áp lực lên vùng tổn thương.Ngược lại, nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không thực hiện đúng kỹ thuật, có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu, thậm chí khiến người bệnh lo lắng hơn.
Khám bệnh trĩ thường không đau hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ. Với sự hỗ trợ của bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại thì cảm giác đau đớn hay khó chịu sẽ giảm đi đáng kể.

Các biện pháp hạn chế đau đớn khi thăm khám bệnh trĩ
Khám bệnh trĩ có đau không đã được giải đáp chi tiết qua các thông tin trên. Khám bệnh trĩ có thể gây khó chịu hoặc đau nhẹ, đặc biệt với người có bệnh nặng hoặc vùng hậu môn bị tổn thương. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp giảm đau phù hợp, người bệnh có thể giảm đáng kể cảm giác đau, giúp quá trình thăm khám trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn như sau:
1. Biện pháp chuẩn bị trước khi thăm khám
Trước khi thăm khám bệnh trĩ, người bệnh nên chú ý đến vấn đề vệ sinh và chuẩn bị một tâm lý thật tốt, hạn chế căng thẳng trong quá trình thăm khám bằng cách:
- Lựa chọn thiết bị nội soi ống mềm: Ống nội soi mềm được thiết kế để giảm áp lực lên vùng hậu môn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi bác sĩ kiểm tra bên trong hậu môn và trực tràng. Trước khi thăm khám, người bệnh có thể tham khảo các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị nội soi ống mềm hiện đại
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Việc vệ sinh vùng hậu môn trước khi khám không chỉ giúp khu vực này sạch sẽ mà còn giảm nguy cơ kích ứng hoặc nhiễm trùng, làm cho quá trình khám ít khó chịu hơn. Người bệnh có thể rửa hậu môn bằng nước ấm sau đó sử dụng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng da nhạy cảm.
- Thư giãn và chuẩn bị tâm lý: Lo lắng hoặc căng thẳng làm cơ hậu môn co thắt mạnh, khiến việc thăm khám trở nên khó khăn và gây đau hơn. Ngược lại, tâm lý thoải mái giúp cơ thể thả lỏng, giảm áp lực lên vùng hậu môn. Vì vậy, hãy hít thở sâu, đều đặn trước khi thăm khám để cơ thể thư giãn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đọc các thông tin hoặc hỏi bác sĩ trước về quy trình khám nhằm hạn chế sợ hãi vì không biết điều gì sẽ xảy ra.
- Ăn uống nhẹ nhàng trước khi khám: Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không đầy hơi hoặc táo bón sẽ giảm áp lực lên vùng hậu môn, giúp việc thăm khám ít gây đau. Người bệnh nên uống đủ nước và ăn các loại đồ ăn dễ tiêu hoá trước ngày khám và nên tránh các thực phẩm gây đầy bụng hoặc khó tiêu như đồ chiên rán, gia vị cay.

Xem thêm : Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ theo từng cấp độ
2. Biện pháp giảm đau trong khi thăm khám
Trong quá trình thăm khám, người bệnh cũng nên chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế đau đớn bao gồm:
- Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Thường là thuốc tê dạng gel hoặc kem bôi giúp làm tê cục bộ vùng hậu môn, giảm cảm giác đau khi bác sĩ thăm khám. Trước khi khám, bác sĩ có thể bôi một lượng nhỏ thuốc tê vào khu vực cần kiểm tra. Người bệnh không cần chuẩn bị trước mà chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giao tiếp với bác sĩ: Thông báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh thao tác, giảm áp lực và làm quá trình thăm khám nhẹ nhàng hơn.

3. Biện pháp sau khi thăm khám
Sau khi thăm khám, nếu có cảm giác khó chịu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh vùng hậu môn sau khám: Vệ sinh nhẹ nhàng sau khám giúp loại bỏ chất bôi trơn hoặc thuốc còn sót lại, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm. Cách vệ sinh hậu môn sau thăm khám cũng tương tự như trước khi thăm khám và nên chú ý không nên cọ xát mạnh vào khu vực hậu môn
- Nghỉ ngơi và chườm ấm (nếu cần): Chườm ấm vùng hậu môn giúp giảm đau, làm dịu các cơ bị co thắt hoặc tổn thương nhẹ sau khi khám. Người bệnh có thể sử dụng khăn ấm, chườm nhẹ lên vùng hậu môn trong 10-15 phút và có thể lặp lại khoảng 2 – 3 lần cho đến khi khu vực hậu môn hết cảm giác khó chịu
- Sử dụng thuốc hỗ trợ nếu được chỉ định: Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau hoặc chống viêm nếu vùng hậu môn bị tổn thương nhẹ sau khi khám. Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và phải báo ngay với bác sĩ nếu có phản ứng bất thường như đau kéo dài hoặc sưng tấy.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi khám bệnh trĩ có đau không và gợi ý các biện pháp hạn chế đau đớn trong khi thăm khám bệnh trĩ. Nếu đang băn khoăn không biết nên khám trĩ ở đâu uy tín, vậy thì có thể tham khảo Đa khoa Quốc tế Cộng đồng với thiết bị nội soi hậu môn không dây hiện đại. Để được tư vấn chi tiết hơn về biện pháp thăm khám, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Trả lời