Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc là biện pháp được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng bởi sự tiện lợi, dễ dùng và đặc biệt là hạn chế phải chạm mặt người lạ tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc như thế nào và bệnh trĩ uống thuốc có hết không cũng là những vấn đề khiến nhiều bệnh nhân phải đau đầu tìm kiếm câu trả lời. Vì vậy, hãy cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé!
Bản chất bệnh trĩ là gì ?
Trước khi đến với câu trả lời cho câu hỏi “bệnh trĩ uống thuốc có hết không?” thì việc tìm hiểu căn nguyên, bản chất của bệnh trĩ là vô cùng quan trọng.
Về bản chất, bệnh trĩ hay còn được gọi với cái tên dân dã là bệnh lòi dom, xuất hiện do sự sưng to và giãn nở của các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn hoặc trực tràng dưới. Khi ấy tại các tĩnh mạch sẽ xuất hiện tình trạng ứ đọng máu đông và hình thành nên búi trĩ.
Búi trĩ có thể nằm ở bên trong hoặc bên ngoài ống hậu môn, do đó người ta chia bệnh trĩ thành 2 dạng bệnh trĩ dựa trên vị trí hình thành búi trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại:
- Trĩ nội: Búi trĩ nằm ở trên đường lược và nằm gọn bên trong ống hậu môn nên không thể nhìn, sờ thấy được ở những giai đoạn đầu
- Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm dưới đường lược, ở rìa hậu môn nên có thể sờ, nhìn thấy được ở những giai đoạn đầu
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều gây ra các triệu chứng đau nhức, chảy máu hậu môn, ngứa ngáy búi trĩ cũng như gây tiết dịch nhầy hôi khó chịu. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Dựa trên tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết. Dù điều trị bằng cách nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả nhất.

Giải đáp: bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ uống thuốc có hết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, sự kiên trì và cách sử dụng thuốc của mỗi người đồng thời liên quan đến những thói quen hàng ngày của người bệnh. Cụ thể như sau:
1. Tình trạng bệnh lý
Thông thường, thuốc điều trị bệnh trĩ thường được kê đơn dành cho tình trạng trĩ nhẹ được phát hiện sớm, cụ thể hơn là ở thời điểm trĩ còn trong giai đoạn 1, 2 bởi:
- Giai đoạn 1: Là thời điểm búi trĩ mới hình thành, chỉ có kích thước nhỏ như hạt đậu, mềm. Các triệu chứng đi kèm như chảy máu hậu môn, ngứa rát không quá nghiêm trọng và thường chỉ xảy ra trong và sau khi đi vệ sinh.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn búi trĩ phát triển hơn so với độ 1 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Các triệu chứng cũng tương tự như giai đoạn 1 nhưng ở mức độ nặng hơn và vẫn có thể kiểm soát bằng thuốc
Dùng thuốc ở giai đoạn 1, 2 kết hợp với thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh có thể hết bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh không giữ thói quen sống lành mạnh sau khi khỏi bệnh thì búi trĩ vẫn có thể quay lại.
2. Loại thuốc người bệnh sử dụng
Trong các nhóm thuốc uống bệnh trĩ, có rất nhiều loại thuốc khác nhau dựa trên tình trạng bệnh trĩ. Phổ biến nhất là thuốc đường uống có tác dụng giảm đau, giảm viêm; thuốc làm bền thành tĩnh mạch hoặc thuốc nhuận tràng,…
Với mỗi loại thuốc chúng sẽ phát huy tác dụng khác nhau nên tùy từng loại thuốc bạn sử dụng mà bệnh trĩ có thể hết hẳn hoặc không. Ví dụ như thuốc nhuận tràng chỉ có tác dụng ngăn ngừa táo bón, giúp bạn dễ đi tiêu nên khó có thể hết hẳn bệnh trĩ nếu chỉ sử dụng loại thuốc này.
3. Cách sử dụng thuốc của người bệnh
Ngoài thời điểm sử dụng thuốc, bệnh trĩ uống thuốc có hết không còn dựa vào cách người bệnh sử dụng thuốc. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại có tâm lý chủ quan và có thói quen ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm hoặc tự ý đổi, kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này đã vô tình ảnh hưởng đến kết quả điều trị của thuốc cũng như khiến cho bệnh trĩ dễ tái phát ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, hiệu quả thuốc chữa trĩ sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi người bệnh kết hợp với việc thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt,…
Chính vì vậy, để thuốc phát huy hết tác dụng thì người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời gian điều trị bác sĩ đề ra và tham khảo thêm cách thực hiện chế độ sống lành mạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ theo dõi các thay đổi của cơ thể để kịp thời xử lý trong quá trình điều trị.

Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trị bệnh trĩ để đảm bảo an toàn
Mặc dù điều trị bệnh trĩ bằng thuốc được đánh giá là biện pháp an toàn, đơn giản dễ sử dụng. Nhưng bệnh trĩ uống thuốc có hết không cũng như có an toàn không thì người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc. Hãy cùng tham khảo các nguyên tắc cần thiết để sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả và giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất dưới đây:
- Thuốc chỉ có tác dụng với trĩ nhẹ (độ 1, 2): Thuốc điều trị bệnh trĩ chỉ phù hợp với bệnh trĩ giai đoạn nhẹ do giai đoạn này các mạch máu tĩnh mạch hậu môn chưa giãn quá mức và tổn thương vẫn còn nhẹ nên sẽ dễ cải thiện, kiểm soát hơn. Vì vậy, nếu người bệnh cố chấp dùng thuốc với giai đoạn nặng khi các tĩnh mạch bị tổn thương quá mức sẽ không còn hiệu quả cũng như gây cản trở cho quá trình điều trị sau này và có thể làm tăng nguy cơ gây biến chứng.
- Trước khi sử dụng thuốc cần được thăm khám, kiểm tra cẩn thận: Các bệnh lý ở hậu môn trực tràng bao gồm bệnh trĩ thường có các triệu chứng lâm sàng tương đồng nhau nên trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần thăm khám nhằm xác định chính xác bệnh lý, mức độ nghiêm trọng để sử dụng đúng thuốc đúng bệnh
- Phải sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ: Thuốc chữa bệnh trĩ không thể sử dụng linh tinh bởi mỗi loại sẽ có liều lượng, thời gian sử dụng rõ ràng. Bên cạnh đó thành phần trong thuốc cũng sẽ khác nhau nên bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ sau khi thăm khám rõ ràng. Tuyệt đối không mua, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Không tự ý ngưng, kết hợp các loại thuốc với nhau: Mỗi loại thuốc sẽ có thành phần điều chế khác nhau, việc tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau có thể khiến các thành phần trong thuốc khắc chế nhau gây ra phản ứng kháng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Xem thêm : 10+ cách Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y hiệu quả hiện nay
Hiện nay có những loại thuốc nào trị bệnh trĩ? Thuốc nào tốt nhất?
Ngoài câu hỏi bệnh trĩ uống thuốc có hết không thì bệnh nhân cũng rất quan tâm đến vấn đề thuốc nào chữa bệnh trĩ tốt nhất. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau, mỗi loại sẽ có thành phần, công dụng riêng cũng như sẽ phù hợp với cơ địa từng người. Vì vậy, để tìm ra loại thuốc nào chữa trĩ tốt nhất thì sẽ là câu hỏi khó. Do đó, hãy cùng tham khảo top các loại thuốc chữa trĩ phổ biến hiện nay dưới đây nhé!
1. Thuốc bôi trĩ Hemorrhoid Ointment
Thuốc bôi trĩ Hemorrhoid Ointment là sản phẩm chuyên dụng giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ có xuất xứ từ Đức. Sản phẩm được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ làm dịu cơn đau, ngứa ngáy, và sưng tấy ở vùng hậu môn. Đây là giải pháp hiệu quả, tiện lợi và dễ sử dụng cho những người đang gặp các vấn đề liên quan đến trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc nứt kẽ hậu môn.
Hemorrhoid Ointment thường chứa các thành phần có tác dụng điều trị và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ đến từ thiên nhiên nên rất lành tính bao gồm hydrocortisone – thành phần chính giúp giảm viêm, ngứa và sưng; Lidocaine – thành phần giúp làm tê cục bộ cũng như giảm đau tức thì. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng chứa Witch Hazel – một loại thành phần tự nhiên giúp se búi trĩ và giảm kích ứng.
2. Thuốc uống Daflon
Daflon là thuốc uống được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch, đặc biệt là bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Thuốc chứa thành phần hoạt chất chính là Diosmin và Hesperidin, là các flavonoid có nguồn gốc từ tự nhiên, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.
Ngoài chức năng chính làm giảm sưng viêm do bệnh trĩ, Daflon còn có tác dụng giúp phòng ngừa biến chứng liên quan đến suy giảm chức năng tuần hoàn. Nhiều bệnh nhân đã phản hồi tích cực về hiệu quả của loại thuốc này sau một thời gian sử dụng.
3. Thuốc bôi trĩ Titanoreine
Titanoreine là một loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội và trĩ ngoại. Với công thức kết hợp nhiều thành phần dược lý, Titanoreine giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, ngứa, viêm và sưng tấy ở vùng hậu môn. Sản phẩm này được sản xuất và phân phối bởi các công ty dược phẩm uy tín, và đã được kiểm nghiệm hiệu quả qua nhiều năm sử dụng tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng nhẹ như ngứa hoặc đỏ da tại khu vực bôi thuốc nên hãy chú ý theo dõi để báo lại với bác sĩ nếu tình trạng này trở lên nghiêm trọng hơn.
4. Thuốc bôi Preparation H
Preparation H là một sản phẩm nổi tiếng trong việc điều trị triệu chứng của bệnh trĩ, bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại đến từ Mỹ. Với công thức đặc biệt và hiệu quả được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, Preparation H đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh và các chuyên gia y tế trên toàn thế giới. Preparation H được bào chế từ các thành phần an toàn, tập trung vào việc làm dịu triệu chứng và hỗ trợ phục hồi vùng hậu môn bị tổn thương. Các thành phần chính bao gồm phenylephrine HCl, Petrolatum và Mineral Oil, Lanolin và Glycerin,…
Preparation H không chỉ điều trị mà còn hỗ trợ phục hồi vùng hậu môn, giúp người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Các công dụng chính bao gồm giảm đau và sưng nhờ thành phần co mạch (Phenylephrine), thuốc giúp làm dịu nhanh chóng các cơn đau và sưng do búi trĩ hoặc nứt hậu môn. Thuốc cũng có tác dụng thu nhỏ búi trĩ và tạo một lớp màng bảo vệ giúp giảm kích ứng từ phân hoặc các tác nhân bên ngoài, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm.
5. Thuốc uống Venoruton
Venoruton là một loại thuốc chuyên dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến suy giãn tĩnh mạch và cải thiện tuần hoàn máu. Sản phẩm này chứa hoạt chất chính là Rutoside (hoặc Oxerutin), một nhóm các flavonoid tự nhiên có tác dụng bảo vệ mạch máu. Thuốc được sử dụng phổ biến để làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, và giảm tình trạng phù nề do các vấn đề về mạch máu.
Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe mao mạch, đặc biệt ở những người mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc tiểu đường. Tuy nhiên, Venoruton có thể gây ra một số tác dụng phụ sau khi sử dụng là gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy), nhức đầu hoặc chóng mặt. Một số ít trường hợp còn có thể bị phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người dùng cần ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
6. Thuốc bôi Anusol
Anusol là một loại thuốc bôi ngoài da chuyên dùng để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) và các vấn đề hậu môn như nứt kẽ hậu môn. Thành phần chính trong thuốc cũng được chiết xuất từ thiên nhiên nên khá lành tĩnh với công dụng chính là kháng viêm, làm dịu và bảo vệ da. Nhờ đó Anusol mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, ngứa, sưng, và kích ứng tại vùng hậu môn.
Sản phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế nhờ tính hiệu quả, dễ sử dụng và an toàn cho người bệnh.

7. Tottri
Tottri là một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên, dựa trên bài thuốc y học cổ truyền Việt Nam. Sản phẩm này được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Traphaco – một thương hiệu dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Với công thức độc đáo sử dụng các thành phần như đương quy, địa du, hoàng kỳ,… Tottri không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ mà còn hỗ trợ điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng Tottri đã đánh giá tình trạng chảy máu búi trĩ giảm đáng kể cũng như thấy tăng cường miễn dịch và nâng cao khả năng chống viêm tự nhiên.
8. Thuốc Borraginol M
Trong các loại thuốc chữa bệnh trĩ nào tốt nhất chắc chắn phải kể tới Borraginol M – một sản phẩm thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ và các vấn đề liên quan đến vùng hậu môn, như nứt kẽ hậu môn, ngứa rát, hoặc viêm da hậu môn. Sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản và được đánh giá cao nhờ tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng và hỗ trợ phục hồi vùng tổn thương.
Borraginol M chứa các hoạt chất dược lý có tác dụng kết hợp để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả phải kể đến như Prednisolone acetate, Lidocaine, Allantoin cũng như Vitamin E giúp tăng cường sức khỏe mô và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
Xem thêm : Những biến chứng bệnh trĩ bạn không nên chủ quan
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ
Ngoài những thông tin kể trên, bệnh trĩ uống thuốc có hết không thì người bệnh cũng nên lưu ý những điểm sau khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ để thuốc phát huy hết tác dụng, cụ thể:
- Trước khi bôi thuốc, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng. Sau đó, bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng bị tổn thương hoặc búi trĩ. Nếu thuốc có dụng cụ bơm (đối với trĩ nội), nên làm theo hướng dẫn để đưa thuốc vào bên trong hậu môn. Nếu sử dụng thuốc uống (như Daflon, Venoruton), cần uống theo đúng chỉ định về liều lượng và thời gian. Không nên tự ý điều chỉnh liều, vì có thể gây phản tác dụng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn để tránh táo bón, giúp giảm áp lực lên hậu môn và làm giảm triệu chứng bệnh. Uống đủ nước để duy trì hoạt động tiêu hóa bình thường
- Khi sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như kích ứng da, nổi mẩn đỏ, đau rát nghiêm trọng hoặc các vấn đề khác, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh trĩ uống thuốc có hết không và giới thiệu đến người bệnh các loại thuốc tốt, phổ biến hiện nay. Nếu vẫn còn các thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ đến số hotline 0243.9656.999 để được các chuyên gia tại phòng khám chữa bệnh trĩ tư vấn chi tiết.
Trả lời