Bệnh trĩ thường được xem là “bệnh của người lớn”, nhưng thực tế, trẻ em cũng có thể mắc phải. Điều này nghe có vẻ bất ngờ, nhưng việc trẻ em bị trĩ không phải là hiếm gặp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.
Bệnh trĩ ở trẻ em hiểu sao cho đúng? Lý do xuất hiện từ đâu?
Bệnh trĩ ở trẻ em không phải là một căn bệnh hiếm gặp như nhiều người vẫn nghĩ. Vậy bệnh trĩ là gì? Thực chất đây là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn nở, tạo thành các búi trĩ, gây ra nhiều khó chịu cho trẻ.
Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng có thể mắc các loại bệnh trĩ sau:
- Trĩ nội: Bệnh trĩ hình thành bên trong ống hậu môn và rất khó nhìn thấy. Dấu hiệu đầu tiên là phân có máu và đau rát ở hậu môn. Khi bệnh trĩ đến giai đoạn nghiêm trọng, những búi trĩ có thể sa ra bên ngoài hậu môn.
- Trĩ ngoại: Bệnh trĩ hình thành ở bên ngoài, xung quanh hậu môn, có thể nhìn thấy và sờ thấy được.
- Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội và trĩ ngoại xuất hiện cùng lúc, gây ra những triệu chứng khá nghiêm trọng.

Vậy lý do nào khiến trẻ mắc bệnh trĩ? Trên thực tế, theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, việc những búi trĩ hình thành ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
1. Táo bón lâu ngày ở trẻ gây bệnh trĩ
Tình trạng này thường xuất hiện ở những trẻ không được cha mẹ cho ăn đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trẻ không thích ăn rau và các thực phẩm có chứa chất xơ nhưng cha mẹ không để ý nên không cải thiện cho con. Trẻ lúc này sẽ dễ bị táo bón nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh trĩ.
2. Thói quen ngồi bô quá lâu
Thay vì đi vệ sinh ở bồn cầu, trẻ nhỏ thường dùng bô. Do cấu tạo và hình dạng của bô khác với bồn cầu nên áp lực tạo ra ở hậu môn cũng khác nhau. Một số trẻ ngồi bô quá lâu có thể gây áp lực lên đám rối tĩnh mạch tại khu vực hậu môn. Ngoài ra, việc tập ngồi bô làm giảm lượng máu tĩnh mạch hồi lưu, dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.
3. Do đặc điểm thể chất của trẻ nhỏ
Ở một số trẻ, khi cơ thể chưa kịp phát triển đầy đủ và cơ hậu môn lúc này cũng có thể còn yếu. Hơn nữa, sự kết nối giữa các bộ phận luôn lỏng lẻo, rò rỉ. Đây cũng là lý do tại sao các dây chằng ở hậu môn và trực tràng của trẻ không chắc khỏe như ở người lớn. Ngoài nguyên nhân này, một nguyên nhân khác là trẻ thường có cấu trúc xương cùng và trực tràng thẳng hàng với nhau, thường dẫn đến trực tràng bị đẩy lên trên. Nhiều chuyên gia cho rằng đây cũng là yếu tố gây ra bệnh trĩ ở trẻ em.
4. Yếu tố khác
Một số yếu tố có thể gây ra bệnh trĩ ở trẻ bao gồm: ngồi quá lâu trên bề mặt cứng, không uống đủ nước làm phân cứng lại, trẻ thường xuyên ho, la hét và quấy khóc, tăng áp lực ở ổ bụng. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp trẻ mắc bệnh trĩ bẩm sinh, bệnh xuất hiện ngay sau khi sinh. Đối với một số trẻ mắc các bệnh như bệnh viêm ruột, việc đại tiện cũng gây ra vấn đề và có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
Điểm mặt những triệu chứng khi trẻ bị trĩ
Để có thể kịp thời điều trị bệnh trĩ ở trẻ em, việc quan tâm tới những triệu chứng điển hình là hết sức quan trọng. Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết dưới đây là những triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em mà mọi người không nên bỏ qua:
- Khó đại tiện: Đây là dấu hiệu điển hình mà bất kỳ đứa trẻ mắc bệnh trĩ nào cũng sẽ gặp phải. Bạn nên cẩn thận khi thấy bé đi đại tiện khi ngồi quá lâu, hay bé có dấu hiệu khó chịu, hay nhăn mặt, quấy khóc mỗi khi đi vệ sinh. Đây là những dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó có táo bón hoặc trĩ.
- Ra máu khi đại tiện: Khi mắc bệnh trĩ, trẻ phải cố gắng rặn để tống phân ra ngoài, điều này vô tình tạo áp lực lên hậu môn. Lúc này phân thải ra có thể dính lẫn máu nếu cha mẹ quan sát kỹ. Dấu hiệu này thể hiện rõ nhất khi bạn sử dụng giấy vệ sinh cho bé, máu sẽ thấm vào giấy vệ sinh.
- Búi trĩ sa ở hậu môn: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất ở tất cả những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, dù là trẻ em hay người lớn. Lúc đầu, búi trĩ còn nhỏ, khi sa ra có thể co lại vào bên trong. Về sau búi trĩ sưng lên và không thể tự co lại được. Điều này gây đau đớn và khó chịu ở trẻ và cần được điều trị kịp thời.
Lưu ý: Trên đây là những cập nhật chi tiết về biểu hiện bệnh trĩ ở trẻ em. Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào trên, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý áp dụng bất cứ mẹo vặt hay loại thuốc nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh trĩ ở trẻ em nên chữa trị bằng phương pháp nào?
Vậy làm sao để điều trị bệnh trĩ ở trẻ em? Để điều trị bệnh trĩ ở trẻ hiệu quả, cha mẹ nên chú ý đến những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ nêu trên để khắc phục nguyên nhân này.
Mọi người có thể thực hiện một số lưu ý dưới đây:
- Massage bụng cho bé để bé đi đại tiện dễ dàng hơn khi bé bị táo bón. Đặt trẻ nằm ngửa trên giường và dùng gốc bàn tay phải ấn vào bụng trẻ, từ trên bụng phải đến trên bụng trái rồi xuống dưới bụng phải. Xoa liên tục rồi tiến hành theo hướng ngược lại.
- Xông hậu môn bằng hoa cúc: Cho hoa cúc vào 0,5 lít nước nóng và ngâm trong 5 phút. Sau đó, chờ cho nước nguội bớt rồi tiến hành xông hậu môn trẻ trong vòng 5 – 6 phút. Các bậc cha mẹ có thể thực hiện cách này liên tục 1 tuần để cải thiện những triệu chứng bất thường ở trẻ nhỏ.
- Bôi thuốc trị trĩ cho trẻ 2 tuổi. Sản phẩm bôi ngoài da là sự lựa chọn tốt cho bé, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại. Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ sao cho cân bằng hơn, tránh chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn. Bạn nên thường xuyên bổ sung cho trẻ rau, củ, quả tươi để cung cấp đủ chất xơ và hạn chế nguy cơ táo bón ở trẻ.
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn, rửa bằng nước ấm sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng thuốc xông ngoài như thuốc xông tổng hợp từ kinh giới,… để cải thiện lưu thông máu ở vùng hậu môn.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng những cách này bạn cũng cần tìm đến sự thăm khám với chuyên gia. Trong trường hợp áp dụng mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm mọi người nên đưa trẻ đi khám và tiến hành thực hiện can thiệp điều trị ngoại khoa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hiện nay, một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ đang được nhiều chuyên gia tín nhiệm phải nhắc tới kỹ thuật HCPT II. Phương pháp này được đánh giá có thể khắc phục mọi khuyết điểm của phương pháp cắt trĩ truyền thống. Với những ưu điểm nổi bật như:
- Quá trình điều trị bằng phương pháp HCPT II không gây nóng quá nên hạn chế làm phỏng những tổ chức mô lành nhằm hạn chế tình trạng đau trong hậu phẫu. Hầu hết bệnh nhân khi điều trị bằng phương pháp này đều chia sẻ ít phải chịu đau đớn. Đây chính là điều mà những phương pháp truyền thống không thực hiện được.
- Cắt trĩ bằng HCPT II còn giúp hạn chế chảy máu nên người bệnh nhờ thế mà sẽ nhanh chóng hồi phục và không cần phải nằm lưu viện lâu.
- HCPT II tiếp cận búi trĩ một cách trực tiếp, loại bỏ tận gốc búi trĩ nên những khu vực lành tính xung quanh sẽ được bảo toàn. Hơn nữa, kỹ thuật không can thiệp vào giao kéo nên thường vết cắt trĩ rất nhỏ và thường sẽ không để lại sẹo sau phẫu thuật.
- Thời gian thực hiện phương pháp HCPT II chỉ thường kéo dài từ 20 – 30 phút nên vừa tiết kiệm thời gian mà nhờ đó chi phí chữa bệnh cũng được giảm đi đáng kể.
Không phải địa chỉ nào cũng có đủ chuyên môn để thực hiện điều trị bằng phương pháp HCPT II thế nên các bậc phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn cơ sở y tế điều trị bệnh. Tuyệt đối đừng vì ham rẻ mà tìm tới những địa chỉ thiếu chuyên môn nếu không muốn nhận về những biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, điều trị bệnh trĩ ở trẻ em cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc kết hợp các phương pháp điều trị trên sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Cảnh báo quan trọng:
- Không tự ý mua thuốc cho trẻ: Không tự ý mua thuốc cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không nặn hoặc cạy búi trĩ: Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Đưa trẻ đi khám: Khi bé có các triệu chứng như chảy máu hậu môn, đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm : Tư vấn bệnh trĩ : Chuyên gia giải đáp thắc mắc cho bạn
Đề xuất địa chỉ chữa trĩ ở trẻ em an toàn
Bệnh trĩ ở trẻ em nếu muốn điều trị an toàn, hiệu quả thì việc lựa chọn những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại thấy băn khoăn khi nhận thấy những triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em.
Bởi hiện nay, số lượng địa chỉ khám chữa bệnh hậu môn trực tràng ngày càng tăng cao nhưng không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo được chất lượng chuyên môn. Để đảm bảo quá trình khám chữa trĩ không xảy ra sai sót mọi người có thể tìm tới Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng – tọa lạc ở 191C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nơi đây nổi tiếng là địa chỉ khám chữa bệnh trĩ Top đầu tại Miền Bắc. Không chỉ cơ sở y tế tiên phong trong việc áp dụng phương pháp HCPT II trong điều trị bệnh trĩ. Khi tìm tới đây người bệnh còn được hưởng nhiều quyền lợi như:
- Đây là địa chỉ được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động từ nhiều năm nay, nơi đây hiện còn đang được trang bị đầy đủ các yếu tố chuyên môn của một phòng khám quốc tế. Quy tụ đội ngũ bác sĩ với bề dày kinh nghiệm lâu năm, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở các bệnh viện lớn. Xuyên suốt quá trình khám chữa bệnh, các bác sĩ luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ người bệnh hết mình.
- Đội ngũ y tá, nhân viên y tế của phòng khám cũng được đào tạo bài bản, nhiệt tình và tận tâm. Hơn nữa, luôn mong bệnh nhân có được trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất nên Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã xây dựng thành công mô hình khám 1 bác sĩ, 1 bệnh nhân. Lúc này, toàn bộ thông tin hồ sơ bệnh án cũng như thông tin của người bệnh sẽ được bảo mật tuyệt đối.
- Phòng khám còn sử dụng các thiết bị khám, xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại. Rất hiệu quả và hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài.
- Với thời gian khám linh hoạt từ 8h đến 20h hàng ngày, phòng khám hoàn toàn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh mà không lo xảy ra tình trạng quá tải. Cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thoáng mát, rộng rãi nơi đây đảm bảo sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Mọi người trước khi qua đây khám bệnh còn có thể đặt lịch hẹn trước tại nhà để được chuyên gia tư vấn rõ hơn về bệnh lý. Cùng với đó, khi đặt hẹn khám bệnh trước tại nhà mọi người sẽ được nhận nhiều mã giảm giá.

Xem thêm : Hình ảnh bệnh trĩ qua từng giai đoạn và cách phân biệt
Trẻ nhỏ mắc trĩ liệu có gây nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ở trẻ em, mặc dù không phổ biến bằng người lớn, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số nguy hiểm tiềm ẩn mà mọi người tuyệt đối không nên bỏ qua:
- Tắc hậu môn là do búi trĩ sưng tấy quanh hậu môn khiến việc đại tiện trở nên đau đớn và khó khăn hơn, trẻ thường xuyên đau đớn và lười đi đại tiện. Điều này có thể dẫn tới nhiều hậu quả như: Tái hấp thu các chất độc cũng như chất thải vào ruột già, kéo theo đau đớn kéo dài và sốt cao…
- Nhiễm khuẩn là do trẻ có xu hướng gãi khi ngứa và hậu môn là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn. Gãi có thể làm tổn thương hoặc khiến búi trĩ chảy máu, tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan và tấn công.
- Mất máu do trẻ mất máu nhiều do bệnh trĩ: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, xanh xao do lượng máu ra thường xuyên, bệnh trĩ dai dẳng nếu không điều trị.
- Bệnh trĩ gây đau đớn, khó chịu khiến trẻ sợ hãi khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bé.
- Nếu bệnh trĩ kéo dài, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng do không hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Có thể thấy, những biến chứng khi mắc bệnh trĩ ở trẻ em là rất nguy hiểm. Vì thế các bậc phụ huynh cần chủ động đưa con đi khám ngay khi vùng hậu môn xuất hiện những triệu chứng bất thường. Nên nhớ, sức khỏe của con trẻ là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.

Phòng tránh bệnh trĩ ở trẻ nhỏ – Bảo vệ sức khỏe cho bé yêu
Bệnh trĩ ở trẻ em, mặc dù không phổ biến bằng người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra và gây ra nhiều khó chịu cho bé. Để phòng ngừa bệnh này, cha mẹ cần chú ý một số điều sau:
Chế độ ăn phù hợp
- Tăng cường chất xơ: Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ giúp làm mềm phân, giảm táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
- Cho trẻ uống đủ nước: Có thể bạn không biết nhưng nước sẽ phần nào giúp phân mềm ra đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Vì thế các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, kích thích: Những loại thực phẩm này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.
Chú ý vệ sinh vùng hậu môn
- Tập luyện thường xuyên: Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất như chạy nhảy, đi bộ để tăng cường tuần hoàn máu và ngăn ngừa táo bón.
- Đi vệ sinh đúng giờ: Tạo thói quen cho bé đi vệ sinh đúng giờ để tránh nhịn đại tiện.
- Vệ sinh sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, phụ huynh cần giúp bé vệ sinh sạch lại vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.

Ngoài gia, các bậc phụ huynh cũng cần khuyến khích trẻ thực hiện những bài vận động hoặc các động tác tay chân. Việc này sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ ngồi quá lâu bởi việc này không những ảnh hưởng tới sự phát triển trí não, thể chất mà còn làm tăng nguy cơ bị táo bón và hình thành bệnh trĩ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan tới bệnh trĩ ở trẻ em. Nếu bạn còn băn khoăn hay có thắc mắc nào liên quan tới chủ đề này, hãy tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia thông qua đường dây nóng 0243.9656.999.
Trả lời