Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không ?

Tiến sĩ - Bác sĩ Trịnh Tùng Đã kiểm duyệt nội dung

TS.BS Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, đặc biệt là điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng, nhất là bệnh trĩ. Với hơn 30 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, tấm lòng y đức,  hết lòng vì sức khỏe của mọi người.

Xem thêm thông tin

Theo thông kê của hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ cao hơn so với nam giới khi chiếm khoảng 61% ca mắc bệnh. Chính vì vậy mà nhiều chị em lo lắng không biết bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không? Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa bệnh trĩ và chu kỳ kinh nguyệt, cũng như cách xử lý để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Bạn có biết: Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn so với nam giới là gì?

Không phải tự nhiên mà nhiều chị em phụ nữ lại lo lắng không biết bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Bởi theo thống kê của hội Hậu môn Trực tràng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới luôn cao hơn so với nam khi chiếm tới 61% các ca mắc bệnh. Giải thích cho tỷ lệ này, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh trĩ hơn so với nam giới bắt nguồn từ những yếu tố đặc thù liên quan đến sinh lý và lối sống như sau:

  • Trải qua quá trình mang thai và sinh nở: Trong quá trình mang thai, tử cung của thai phụ sẽ được mở rộng từ đó gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và hậu môn làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, quá trình rặn để cũng tạo áp lực lên khu vực hậu môn khiến các tĩnh mạch bị phình to và hình thành nên bệnh trĩ
  • Sự thay đổi của nội tiết tố: Chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mang thai làm nội tiết tố, đặc biệt là hormone progesterone tăng cao. Progesterone có thể làm giãn các thành tĩnh mạch và giảm co bóp của ruột, dẫn đến táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón
  • Chế độ chăm sóc sức khoẻ chưa tốt: Phụ nữ thường bận rộn với công việc, gia đình và con cái nên dễ bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe bản thân, không chú trọng đến chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ.

Khi mắc bệnh trĩ, chị em phụ nữ cũng xuất hiện các triệu chứng như chảy máu khi đi đại tiện, cộm cứng và hơi ngứa ở hậu môn, đôi khi tiết dịch nhầy có mùi hôi. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng sẽ thay đổi dựa trên mức độ bệnh lý nhưng phần lớn chuyên gia đều khuyến khích người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh để lại biến chứng nặng.

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn so với nam giới là gì?
Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn so với nam giới là gì?

Xem thêm : Những dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới dễ nhận biết bằng mắt thường

Chuyên gia giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không ?

Đến với vấn đề mà nhiều chị em hiện đang quan tâm chính là bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng có thể gây ra những tác động gián tiếp làm thay đổi trạng thái sức khỏe và tâm lý của người bệnh, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến kinh nguyệt cụ thể như sau:

1. Rối loạn kinh nguyệt

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ nhưng bệnh trĩ cũng khiến người bệnh căng thẳng, đau đớn gây ảnh hưởng đến tâm lý gây stress. Stress kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều hormone cortisol (hormone căng thẳng). Cortisol có thể làm gián đoạn hoạt động của vùng dưới đồi – nơi kiểm soát quá trình rụng trứng và sản xuất hormone sinh dục như estrogen và progesterone và khiến chị em bị rối loạn  chu kỳ.

2. Gây thiếu máu, ảnh hưởng đến lượng máu kinh

Nếu bệnh trĩ dẫn đến chảy máu kéo dài, đặc biệt ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị thiếu máu. Tình trạng này, khi kết hợp với việc mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể làm cho cơ thể suy nhược và ảnh hưởng đến lượng máu kinh trong chu kỳ cũng như độ đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt.

3. Dễ đau bụng kinh hơn

Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ và cũng có thể tác động ảnh hưởng đến chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Táo bón mãn tính làm tăng áp lực vùng bụng và chậu, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe tử cung, khiến chị em dễ cảm thấy đau bụng kinh hơn.

Có thể thấy, bệnh trĩ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh trĩ và những vấn đề sức khỏe liên quan có thể gián tiếp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thông qua tác động lên tâm lý, nội tiết tố, và tình trạng sức khỏe tổng thể. Vì vậy, chị em phụ nữ cần có biện pháp điều trị bệnh trĩ sớm để hạn chế các ảnh hưởng tác động đến chu kỳ.

Chuyên gia giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không ?
Chuyên gia giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không ?

Xem thêm : Bệnh trĩ có lây không và chữa bằng cách nào tốt ?

Gợi ý: Một số biện pháp giảm thiểu tác động của bệnh trĩ đến kinh nguyệt

Nếu bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt làm chị em cảm thấy lo lắng, vậy thì đừng bỏ lỡ những biện pháp giảm thiểu tác động của bệnh trĩ đến kinh nguyệt dưới đây. Các biện pháp giảm thiểu tác động của bệnh trĩ đến kinh nguyệt thường tập trung vào việc giảm triệu chứng của bệnh trĩ, cải thiện sức khỏe tổng thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt như sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ và ổn định chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên. Trong đó, một chế độ ăn đủ chất xơ, đủ nước và hạn chế các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ chính là chế độ ăn lành mạnh được khuyến khích dành cho người mắc bệnh trĩ
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất giúp cải thiện lưu thống máu xuống vùng chậu và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyến khích người mắc bệnh trĩ nên tăng cường vận động, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội. Ngoài ra, với những bệnh nhân có tính chất công việc thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ thì nên thay đổi tư thế thường xuyên hoặc đứng dậy đi lại khoảng 5 phút sau khoảng 1 – 2 tiếng ngồi một chỗ
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Trong chu kỳ kinh nguyệt, búi trĩ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm khiến búi trĩ có nguy cơ hoại tử cao. Chính vì vậy, chị em hãy chú ý thay băng khoảng 3 tiếng 1 lần và vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm rồi để duy trì sự sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Theo dõi và điều trị y tế: Ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, chị em cũng đừng quên liên hệ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh. Nếu được điều trị sớm, chị em có thể chỉ cần sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh muộn thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp các thủ thuật y tế như cắt búi trĩ. Biện pháp cắt trĩ hiệu quả, an toàn nhất hiện nay phải kể đến HCPT II – kỹ thuật cắt trĩ sử dụng sóng cao tần để làm đông mạch máu dồn về búi trĩ sau đó cắt bỏ nhằm hạn chế chảy máu, đau đớn trong quá trình thực hiện. HCPT II hiện đang được ứng dụng tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng bởi các chuyên gia y tế đầu ngành nên chị em có thể yên tâm, tham khảo thăm khám điều trị bệnh trĩ tại đây.
Một số biện pháp giảm thiểu tác động của bệnh trĩ đến kinh nguyệt
Một số biện pháp giảm thiểu tác động của bệnh trĩ đến kinh nguyệt

Như vậy, các thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh trĩ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không đã được chia sẻ chi tiết trong bài. Chị em phụ nữ nếu đang có các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh trĩ cần được tư vấn có thể liên hệ đến phòng khám chữa bệnh trĩ Hà Nội với hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *